back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Đau mắt hột là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị • DIEPHM

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Tìm hiểu chung

Bệnh đau mắt hột là gì?

Đau mắt hột là một bệnh nhiễm khuẩn ảnh hưởng đến mắt. Lúc đầu, bệnh đau mắt hột có thể gây ngứa nhẹ, kích ứng mắt và mí mắt. Sau đó, mí mắt bị sưng và chảy dịch. Bệnh đau mắt hột không được điều trị có thể dẫn đến mù lòa.

Tổ chức Y tế Thế giới đã xác định năm giai đoạn phát triển của bệnh đau mắt hột:

  • Viêm – nang. Nhiễm trùng mới chỉ bắt đầu trong giai đoạn này. Năm hoặc nhiều nang – các mụn nhỏ chứa tế bào lympho (một loại bạch cầu) – có thể nhìn thấy ở mặt trong của mí mắt trên bằng kính phóng đại (kết mạc).
  • Viêm – cường độ cao. Đây là giai đoạn rất dễ lây nhiễm và trở nên khó chịu, với mí mắt trên dày lên hoặc sưng.
  • Sẹo hóa mí mắt. Nhiễm trùng lặp đi lặp lại dẫn đến sẹo hóa mí mắt trong. Các vết sẹo thường xuất hiện dưới dạng các vạch trắng khi được kiểm tra với kính phóng đại. Mí mắt có thể bị biến dạng và lộn vào trong (quặm).
  • Lông mi mọc ngược (chứng lông quặm). Lớp lót bên trong sẹo của mí mắt tiếp tục biến dạng, làm cho lông mi mọc vào trong, chà xát và trầy xước bề mặt bên ngoài trong suốt của mắt (giác mạc).
  • Giác mạc. Giác mạc bị ảnh hưởng bởi tình trạng viêm thường thấy ở vùng dưới mí mắt trên. Viêm liên tục kết hợp với trầy xước do lông mi lộn vào trong dẫn đến mờ giác mạc.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh đau mắt hột là gì?

Các triệu chứng đau mắt hột có thể ảnh hưởng đến cả 2 mắt và bao gồm:

  • Ngứa nhẹ, kích ứng mắt và mí mắt
  • Mắt chảy dịch có chứa chất nhầy hoặc mủ
  • Mí mắt sưng
  • Nhạy cảm ánh sáng (sợ ánh sáng)
  • Đau mắt
  • Đỏ mắt
  • Mất thị lưc.

Trẻ nhỏ đặc biệt dễ bị nhiễm trùng. Tuy nhiên, bệnh tiến triển chậm và các triệu chứng đau đớn có thể không xuất hiện cho đến khi trưởng thành.

Tất cả các dấu hiệu đau mắt hột trầm trọng hơn ở mí mắt trên so với mí mắt dưới. Khi sẹo hóa tiến triển, mí mắt trên có thể xuất hiện một đường dày.

Ngoài ra, mô tuyến bôi trơn cho mí mắt – bao gồm các tuyến sản xuất nước mắt (tuyến lệ) – có thể bị ảnh hưởng. Điều này có thể dẫn đến tình trạng khô mắt cực độ, làm vấn đề càng trầm trọng thêm.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Gọi cho bác sĩ nếu bạn hoặc con bạn bị ngứa hoặc kích ứng mắt hoặc chảy dịch từ mắt, đặc biệt nếu bạn sống hoặc gần đây đến một khu vực mà bệnh đau mắt hột là phổ biến. Bệnh đau mắt hột là một bệnh truyền nhiễm. Điều trị càng sớm càng tốt giúp ngăn ngừa nhiễm trùng nặng thêm.

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra bệnh đau mắt hột?

Nguyên nhân của bệnh đau mắt hột là bởi một số chủng Chlamydia trachomatis, một loại vi khuẩn có thể gây viêm nhiễm chlamydia, lây truyền qua đường tình dục.

Bệnh đau mắt hột lây qua đường nào? Đường lây của bệnh đau mắt hột là qua tiếp xúc với mắt, mí mắt và dịch tiết mũi hoặc cổ họng của người bị nhiễm bệnh. Bệnh cũng có thể lây truyền do tiếp xúc với các đồ vật bị nhiễm bệnh như khăn tay, khăn tắm, quần áo hoặc các loại côn trùng. Ở các nước đang phát triển, ruồi mắt là đông vật lan truyền bệnh.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh đau mắt hột?

Có nhiều yếu tố nguy cơ mắc bệnh đau mắt hột như:

  • Điều kiện sống đông đúc. Những người có nhiều tiếp xúc gần gũi với người bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao hơn.
  • Vệ sinh kém. Tình trạng vệ sinh kém và thiếu vệ sinh như mặt hoặc bàn tay dơ, giúp bệnh lây lan dễ dàng.
  • Tuổi tác. Những nơi bệnh đang hoành hành, phổ biến nhất ở trẻ em từ 4-6 tuổi.
  • Giới tính. Ở một số khu vực, tỷ lệ mắc bệnh của phụ nữ cao gấp 2-6 lần so với nam giới. Điều này có thể là do phụ nữ tiếp xúc nhiều hơn với trẻ em, những đối tượng chính là ổ nhiễm trùng.
  • Ruồi. Những người sống trong các khu vực kiểm soát ruồi kém có thể dễ bị nhiễm trùng hơn.
  • Thiếu nhà vệ sinh. Người dân sống ở nơi không có nhà vệ sinh  – nhà vệ sinh công cộng – có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn.

Biến chứng

Bệnh đau mắt hột có nguy hiểm không?

Bệnh đau mắt hột là nguyên nhân gây mù hàng đầu trên toàn thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính có 6 triệu người bị mù do bệnh đau mắt hột. Hầu hết mù lòa gây ra do bệnh đau mắt hột xảy ra ở những vùng nghèo của châu Phi. Trong số trẻ em dưới 5 tuổi, tỷ lệ bị đau mắt hột có thể là 60% hoặc hơn.

Một đợt bệnh đau mắt hột do Chlamydia trachomatis dễ dàng điều trị bằng cách phát hiện sớm và sử dụng kháng sinh. Nhiễm trùng lặp đi lặp lại hoặc thứ phát có thể dẫn đến các biến chứng, bao gồm:

  • Sẹo của mí mắt trong
  • Dị dạng mí mắt, chẳng hạn như mí mắt gấp vào trong (quặm) hoặc lông mi mọc ngược (trichiasis), có thể làm xước giác mạc
  • Sẹo hoặc đục giác mạc
  • Mất thị lực một phần hoặc toàn bộ.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh đau mắt hột?

Các xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán bệnh đau mắt hột có thể bao gồm:

  • Bệnh sử
  • Khám sức khỏe bao gồm khám mắt (lật mí mắt)
  • Tăm bông phết mắt để xét nghiệm, nhưng chẩn đoán thường được thực hiện bằng kiểm tra lâm sàng
  • Gửi một mẫu vi khuẩn từ mắt của bạn đến phòng thí nghiệm để xét nghiệm.

Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn của bệnh đau mắt hột, khám mắt sẽ phát hiện ra:

  • sẹo ở bên trong mí mắt trên
  • tăng trưởng mạch máu mới trong giác mạc , và
  • lông mi quay vào trong.

Những cách điều trị đau mắt hột

Chữa đau mắt hột tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng này:

  • Thuốc kháng sinh – một liều kháng sinh uống duy nhất (azithromycin) là dòng điều trị đầu tiên trong các trường hợp không biến chứng. Thuốc này giết chết vi khuẩn giúp cơ thể tự chữa lành mắt. Thuốc kháng sinh cần được chỉ định cho tất cả các thành viên trong gia đình có người mắt bệnh. Ở những nơi có nhiễm trùng rộng rãi, toàn bộ cộng đồng có thể cần được điều trị. Điều trị có thể phải lặp lại sau mỗi 6-12 tháng.
  • Phẫu thuật được sử dụng để điều chỉnh mí mắt bị biến dạng gây đau đớn và mí mắt lộn (quay ra), lông mi bị tổn thương ở người lớn tuổi.

Phòng ngừa

Những biện pháp nào giúp bạn phòng ngừa bệnh đau mắt hột?

Nếu bạn đã từng điều trị mắt hột bằng thuốc kháng sinh hoặc phẫu thuật, thì việc tái nhiễm luôn là một vấn đề đáng lo ngại. Để bảo vệ bạn và vì sự an toàn của những người khác, hãy đảm bảo rằng các thành viên trong gia đình hoặc những người khác mà bạn sống cùng được kiểm tra và điều trị bệnh mắt hột nếu cần.

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau giúp bạn tránh được bệnh đau mắt hột:

  • Rửa mặt và rửa tay sạch sẽ.
  • Kiểm soát ruồi. Giảm số lượng ruồi xung quanh khu vực sống có thể giúp loại bỏ nguồn truyền bệnh chính.
  • Quản lý chất thải phù hợp. Xử lý đúng cách chất thải của động vật và người có thể giảm diện tích sinh sản của ruồi.
  • Cải thiện khả năng tiếp cận với nước. Có nguồn nước ngọt gần đó có thể giúp cải thiện điều kiện vệ sinh.

Không có thuốc chủng ngừa bệnh mắt hột, nhưng có thể phòng ngừa được.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

[embed-health-tool-heart-rate]

Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328