Cơn đau tức vùng thượng vị hầu hết do axit dạ dày gây ra, không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nó có thể là triệu chứng của phình vỡ động mạch chủ đe dọa tính mạng… Hiểu biết về các nguyên nhân đau thượng vị có thể giúp bạn phán đoán tình trạng đang gặp phải và khi nào nên đến gặp bác sĩ.
Căng tức vùng thượng vị hay đau thượng vị là đau ở đâu? Đau tức vùng thượng vị hay đau âm ỉ vùng thượng vị là tình trạng đau xuất hiện ở phần ngay dưới xương ức. Chứng đau thường xảy ra cùng với các triệu chứng phổ biến khác của hệ tiêu hóa bao gồm ợ nóng, đầy hơi… Bạn hãy cùng tìm hiểu 9 nguyên nhân đau thượng vị để kịp thời phòng tránh nhé!
1. Tình trạng khó tiêu gây đau tức vùng thượng vị
Thượng vị là vị trí của dạ dày và phần đầu ruột non, vì vậy mà nguyên nhân đau thượng vị chủ yếu do vấn đề ở dạ dày – tá tràng gây ra.
Bạn bị đau vùng thượng vị sau khi ăn thì nguyên nhân có thể là viêm dạ dày. Cơn đau đi kèm cảm giác nóng rát vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua. Nếu nặng, người bệnh có thể bị xuất huyết dạ dày.
Khi bạn ăn, dạ dày sẽ tiết ra axit để tiêu hóa thức ăn. Bình thường, thành dạ dày có lớp niêm mạc mỏng để bảo vệ. Tuy nhiên, nếu lớp này bị tổn thương và viêm sẽ bị axit (dịch dạ dày) kích ứng, làm xuất hiện chứng đau tức vùng thượng vị, đau thượng vị dạ dày. Tác nhân gây viêm có thể là vi khuẩn, sự bài tiết axit bất thường,…
2. Trào ngược dạ dày có thể là nguyên nhân đau thượng vị
Nguyên nhân đau thượng vị hay căng cứng vùng thượng vị có thể xảy ra khi axit và thức ăn trong dạ dày đi ngược lại thực quản, gây đau rát ở ngực và cổ họng đi kèm với đau vùng thượng vị. Bạn có thể cảm thấy có chất lỏng trào lên từ cổ họng.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) và cần có sự điều trị và theo dõi thường xuyên của bác sĩ. Các triệu chứng phổ biến khác của trào ngược axit bao gồm:
- Khó tiêu
- Ho kéo dài
- Có vị đắng trong miệng
- Đau họng dai dẳng hoặc giọng khàn
- Cảm giác như có cục u ở cổ họng hoặc ngực
Bạn có thể xem thêm:
3. Loét dạ dày tá tràng gây tức vùng thượng vị
Khi có vết loét trong dạ dày hoặc tá tràng (phần đầu ruột non), bạn có thể gặp những cơn đau thượng vị đột ngột như dao đâm hoặc đau âm ỉ trong thời gian dài. Cơn đau nặng hơn vào ban đêm.
4. Thói quen ăn nhiều, ăn nhanh
Bạn cảm thấy đau vùng thượng vị sau khi ăn hoặc đau thượng vị dạ dày thì nguyên nhân đau thượng vị lúc này có thể do bạn đã ăn quá nhiều.
Khi bạn ăn quá nhiều, dạ dày có thể giãn ra vượt quá kích thước bình thường, gây áp lực lớn lên các cơ quan xung quanh. Áp lực này có thể gây đau. Thói quen ăn quá no cũng có thể gây ợ nóng và trào ngược dạ dày thực quản.
Bạn có thể xem thêm:
5. Thoát vị gián đoạn – Nguyên nhân đau thượng vị ở người lớn tuổi
Cơ thể chúng ta có lớp cơ hoành để phân chia vùng ngực và vùng bụng. Nguyên nhân đau thượng vị ở người lớn tuổi có thể là do thoát vị vùng thượng vị. Thoát vị hoành xảy ra khi một phần của dạ dày bị đẩy lên qua cơ hoành và vào ngực. Điều này có thể là do tai nạn hoặc cơ hoành yếu gây ra cơn đau tức thượng vị.
Ngoài ra, các triệu chứng phổ biến khác của thoát vị gián đoạn bao gồm:
- Khó nuốt
- Viêm họng
- Khó chịu ở ngực
- Kích thích trong cổ họng
Thoát vị gián đoạn thường chủ yếu ảnh hưởng ở người lớn tuổi.
6. Một số thức uống khó dung nạp, hấp thu
Nguyên nhân đau thượng vị là gì? Nhiều người thường gặp khó khăn trong việc tiêu hóa các sản phẩm từ sữa, phô mai, nguyên nhân do cơ thể không dung nạp được lactose. Khi cơ thể bạn không có đủ lượng men cần thiết để phá vỡ đường lactose gây ra những triệu chứng khó chịu như tiêu chảy, bụng đầy hơi, buồn nôn, đau dạ dày…
Bên cạnh đó, việc tiêu thụ quá nhiều rượu cùng một lúc hoặc trong một thời gian dài có thể khiến niêm mạc dạ dày của bạn bị viêm, tình trạng viêm lâu dài có thể dẫn đến xuất huyết dạ dày. Các vấn đề này đều có thể là nguyên nhân đau thượng vị.
Ghi nhớ:
7. Rối loạn túi mật gây đau tức vùng thượng vị
Các vấn đề với túi mật cũng có thể là nguyên nhân đau vùng thượng vị. Tình trạng sỏi mật có thể làm tắc nghẽn đường ống dẫn mật hoặc viêm túi mật, gây căng tức vùng thượng vị. Các triệu chứng rối loạn túi mật cụ thể có thể bao gồm:
8. Mang thai khiến bạn đau tức vùng thượng vị
Mang thai cũng là một nguyên nhân đau thượng vị. Cơn đau vùng thượng vị nhẹ là tình trạng khá phổ biến ở phụ nữ mang thai do bào thai lớn, chiếm chỗ trong ổ bụng và đè nén các cơ quan ở vùng bụng.
Một số nguyên nhân khác dẫn đến việc đau tức thượng vị ở phụ nữ có thai có thể do những thay đổi trong hormone.
9. Các nguyên nhân đau thượng vị đe dọa tính mạng
Dù hiếm gặp nhưng trong một số trường hợp, đau thượng vị có thể là dấu hiệu cảnh báo một tình trạng đe dọa tính mạng hoặc sức khỏe lâu dài, buộc bạn phải điều trị ngay. Chúng bao gồm:
- Viêm phúc mạc: Đau cấp tính với các dấu hiệu sốc. Cơn đau trầm trọng hơn khi ho. Bụng cứng
- Phình vỡ động mạch chủ: Cơn đau vùng thượng vị cấp tính, lan tỏa ra lưng hoặc háng. Người bệnh có thể bị trụy tim mạch. Ngực xuất hiện một khối sưng lên và co lại theo mạch đập.
- Tiền sản giật: Tình trạng tăng huyết áp do mang thai kết hợp với đạm niệu, có phù nề hoặc không. Hãy cẩn trọng nếu đau thượng vị nặng kèm theo nôn. Tiền sản giật cần được kiểm soát cẩn thận, tránh đe dọa tính mạng của sản phụ và thai nhi.
- Ung thư tuyến tụy: Đặc biệt khi sụt cân hoặc có bệnh tiểu đường mới phát hiện.
- Viêm tụy: Nguyên nhân đau thượng vị này cũng nguy hiểm, cấp tính, lan ra sau lưng. Đau thường đi kèm nôn mửa và khi ngồi chúi về phía trước sẽ đỡ hơn. Người bệnh có thêm triệu chứng vàng da, tim đập nhanh, bụng cứng, đau, da quanh rốn và hai bên mạn sườn đổi màu.
- Tắc ruột: Đau quặn thắt, đột ngột. Khi nôn sẽ đỡ đau hơn, kèm theo chướng bụng và có âm thanh lạ trong ruột.
- Ung thư biểu mô dạ dày: Cần xem xét đến nguyên nhân đau thượng vị này nếu bệnh nhân là nam và trên 55 tuổi, có hút thuốc. Nếu bệnh nặng sẽ có kèm sụt cân, nôn mửa, sờ thấy khối ở dạ dày, gan to, khó nuốt.
Ngoài ra, nguyên nhân đau thượng vị cũng có thể do những bệnh lý ít ngờ tới như cơn đau quặn thận, bệnh zona, nhồi máu cơ tim, bệnh màng phổi, hội chứng ruột kích thích.
Tùy vào nguyên nhân đau thượng vị, một số phương pháp điều trị thông thường là:
- Bạn nên thay đổi chế độ ăn uống hoặc lối sống nếu cần thiết, chẳng hạn như ngừng đồ cay nóng nếu bị viêm loét dạ dày, tránh ăn quá no…
- Ngừng một số loại thuốc, chẳng hạn như NSAIDs nếu chúng là nguyên nhân gây đau thượng vị.
- Điều trị một số bệnh lý, bác sĩ có thể chỉ định dùng kháng sinh cũng như điều trị lâu dài để kiểm soát các tình trạng gây ra cơn đau bao gồm trào ngược dạ dày thực quản, loét dạ dày…
Bạn nên đi khám nếu các triệu chứng đau thượng vị kéo dài hơn vài ngày mà vẫn không đỡ. Bạn không nên tự ý mua thuốc dùng mà hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân đau thượng vị và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
[embed-health-tool-bmr]