back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

DỊ ỨNG THỰC PHẨM Ở TRẺ NHỎ

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Trong khi hầu hết trẻ sơ sinh đều có thể ăn nhiều thực phẩm khác nhau mà không gặp bất kỳ rắc rối nào, một số ít trẻ nhỏ lại bị dị ứng thức ăn. Dị ứng thức ăn tưởng chừng không có gì nguy hiểm nhưng lại có thể gây tử vong. Do đó, các bậc cha mẹ nên làm quen với các triệu chứng cũng như tìm hiểu cách điều trị khẩn cấp khi bé bị dị ứng.

       1. Dị ứng thức ăn là gì?

Dị ứng thức ăn là một phản ứng không bình thường với thức ăn, gây ra bởi hệ miễn dịch của cơ thể. Trẻ em có hệ miễn dịch và đường ruột còn non yếu, tính thấm của niêm mạc đường tiêu hóa cao, nếu tiếp xúc với những thức ăn có tính dị nguyên cao thì dễ phát triển thành dị ứng.

       2. Triệu chứng dị ứng

  • Triệu chứng dị ứng thức ăn ở trẻ sơ sinh có thể là phát ban, chàm mãn tính hoặc khó thở. Với một số trẻ, triệu chứng thể hiện ở đường tiêu hóa (tiêu chảy, nôn mửa).
  • Những phản ứng nặng hơn có thể gây tử vong, do đó bố mẹ không nên coi nhẹ triệu chứng dị ứng thức ăn ở trẻ nhỏ. 

       3. Những trẻ nào dễ bị dị ứng?

  • Trẻ em dưới 1 tuổi đến khi trẻ bắt đầu ăn dặm thường là những đối tượng dễ bị dị ứng nhất vì ở độ tuổi này hệ thống miễn dịch và hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện.
  • Trẻ nào có cả hai bố mẹ cùng mắc các bệnh dị ứng thì 50-80% nguy cơ mắc phải.

       4. Thực phẩm gây dị ứng

Bất kỳ thực phẩm nào cũng có thể tiềm ẩn nguy cơ gây dị ứng. Dưới đây là những chất phổ biến gây dị ứng ở trẻ sơ sinh:

  • Trứng
  • Sữa
  • Lúa mì
  • Đậu tương, đậu phộng
  • Cây quả hạch ( hạt điều, quả óc chó và quả hạch Brazil)
  • Cá (cá tuyết, cá hồi, cá ngừ)
  • Động vật có vỏ (như cua, tôm hùm, tôm)

       5.Phòng bệnh và điều trị cho trẻ

        5.1. Với tất cả các trẻ

Sữa mẹ có vai trò quan trọng trong phòng ngừa dị ứng, bé bú mẹ hoàn toàn ít nhất 4 tháng cho đến 6 tháng có thể giúp giảm tần suất viêm da dị ứng ở trẻ dưới 2 tuổi; giảm khởi phát sớm những cơn khò khè ở trẻ dưới 4 tuổi; giảm tần suất dị ứng protein sữa bò trong 2 năm đầu đời.

        5.2. Với những trẻ nguy cơ cao

  • Bao gồm những trẻ không được bú mẹ, nên được cho uống sữa thủy phân đến 4 tháng tuổi. Bà mẹ cho con bú cũng nên hạn chế những thực phẩm có thể gây dị ứng cho trẻ nhằm làm an toàn hoá sữa mẹ.
  • Tuyệt đối tránh những thức ăn mà trẻ bị dị ứng, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi, lứa tuổi bị dị ứng thức ăn cao nhất. Sự kết hợp ăn kiêng với một chế độ bù dưỡng chất từ thực phẩm bổ sung là một giải pháp an toàn.
  • Nhiều đứa trẻ khi lớn lên có khả năng dung nạp các thực phẩm vốn đã từng gây ra dị ứng khi còn nhỏ. Do vậy, cần cho trẻ làm quen dần với những thực phẩm này ở độ tuổi đến trường để nhanh chóng trả lại cho trẻ một chế độ ăn cân bằng và đa dạng.

Lưu ý: Khi bố mẹ thấy bé có biểu hiện dị ứng cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ khám và tư vấn cụ thể.

BS. Hoàng Ngọc Anh

——-

Phòng khám dinh dưỡng chất lượng cao

Địa chỉ: Tầng 1, Tòa 5 tầng, Số 70 Nguyễn Chí Thanh – Đống Đa – Hà Nội

Hotline: 0969 59 59 38

Email: phongkhamdinhduonghanoi@gmail.com

Website: htkhám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao

Địa chỉ: http://phongkhamdinhduong.vn

Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328