back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Điều gì xảy ra khi ngừng ăn đường 30 ngày?

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Để giảm lượng đường bổ sung, trong năm mới, nhiều người Mỹ tham gia thử thách “30 ngày không đường”. Trong đó, họ cắt bỏ tất cả sản phẩm liên quan đến đường trong một khoảng thời gian nhất định, thường là 30 ngày.

Mục tiêu chính của thử thách là từ bỏ tất cả nguồn đường bổ sung như kem, bánh quy, bánh ngọt, kẹo nước ngọt. Thay vào đó, người thực hiện tập trung vào việc tiêu thụ thực phẩm nguyên chất, giàu dinh dưỡng. Đường hấp thụ chủ yếu lấy từ rau, trái cây. Việc ngừng ăn đường 30 ngày để lại những lợi ích sức khỏe cụ thể.

Thường xuyên ăn thực phẩm và đồ uống nhiều đường ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2. Chế độ ăn nhiều đường gây kháng insulin – tình trạng các tế bào trở nên kém nhạy cảm với insulin, loại hormone điều chỉnh lượng đường trong máu.

Cắt giảm lượng đường bổ sung là cách tốt nhất để giảm đường huyết và insulin. Kiêng đường trong 30 ngày có thể giảm nguy cơ kháng insulin và tiểu đường type 2.

Theo tiến sĩ Ekta Singhwal, chuyên gia dinh dưỡng Tập đoàn Bệnh viện Ujala Cygnus, việc giảm đường trong một tháng có thể dẫn đến giảm cân, vì nó loại bỏ lượng calo rỗng và giảm khả năng ăn quá nhiều.

Nhiều người chọn thử thách kiêng đường trong 30 ngày để mở đầu năm mới. Ảnh: Freepik

Nhiều người chọn thử thách kiêng đường trong 30 ngày để mở đầu năm mới. Ảnh: Freepik

Khi lượng đường trong máu không tăng giảm đột ngột, mức năng lượng có xu hướng ổn định hơn. Bên cạnh đó, tâm trạng của người ăn kiêng cũng ổn định hơn, giảm sự thất thường, nóng tính.

Giảm đường cũng giúp cải thiện sức khỏe răng miệng, giảm nguy cơ sâu răng và bệnh viêm lợi. Một số người cải thiện cả sức khỏe da liễu, bởi đường có thể là nguyên nhân gây mụn trứng cá và các vấn đề da khác.

Kiêng đường cũng là cách để giảm nguy cơ phát triển các bệnh liên quan đến tim mạch.

Lượng đường cao thường phá vỡ sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột. Giảm lượng đường có thể thúc đẩy môi trường đường ruột khỏe mạnh hơn.

Để giảm lượng đường tiêu thụ hàng ngày, các chuyên gia khuyến nghị đọc nhãn mác thực phẩm, ưu tiên các loại thực phẩm nguyên chất, tránh uống đồ có đường, nấu ăn tại nhà, ăn nhẹ vừa phải.

Thục Linh (Theo Healthline, Indian Express)



Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328