back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Điều trị thế nào? Bao lâu thì khỏi?• DIEPHM

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Giãn dây chằng lưng được xem là nguyên nhân chính dẫn đến nhưng cơn đau ở thắt lưng. Đa số tình trạng này có thể phục hồi hoàn toàn khi được điều trị đúng cách. Tuy nhiên, cũng tồn tại một số trường hợp giãn dây chằng lưng kéo dài mãn tính hoặc gây nên các biến chứng khác trên cột sống thắt lưng. 

Để hiểu rõ hơn về giãn dây chằng lưng, hãy cùng DIEPHM theo dõi các thông tin sau đây nhé!

Tìm hiểu chung

Giãn dây chằng lưng là gì?

Dây chằng là dải các mô sợi kết nối hai hoặc nhiều xương lại với nhau tại các khớp và đóng vai trò ngăn chặn các khớp này chuyển động quá mức. Giãn dây chằng lưng là tình trạng dây chằng lưng bị giãn bất thường và tổn thương do chấn thương hoặc vận động sai tư thế. Tình trạng thường gặp nhất là giãn dây chằng lưng dưới bởi đây là bộ phận chịu trách nhiệm nâng đỡ trọng lượng của cơ thể. 

Triệu chứng 

Các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết giãn dây chằng lưng 

Dấu hiệu điển hình nhất của giãn dây chằng lưng là đau nhức dữ dội ở vùng thắt lưng nhưng không lan xuống chân. Đồng thời, bạn cũng có thể nhận biết giãn dây chằng lưng thông qua một số biểu hiện như:

  • Căng cứng vùng lưng dưới, làm cản trở biên độ chuyển động của các khớp khu vực này, ví dụ như đi lại khó khăn hay đau khi cúi lưng xuống, xoay trái và xoay phải. 
  • Cứng khớp và đau lưng làm cản trở bạn thực hiện các động tác hay tư thế bình thường. 
  • Co thắt cơ lưng ngay cả khi vận động hay nghỉ ngơi. 
  • Triệu chứng đau kéo dài trong 10-14 ngày. 

Ngoài ra ở một số người còn biểu hiện các triệu chứng toàn thân như nhức mỏi và uể oải. 

Nguyên nhân 

Nguyên nhân nào gây giãn dây chằng lưng? 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tổn thương dây chằng lưng, chủ yếu do chuyển động uốn cong lưng hay vặn lưng quá mức và đột ngột làm kéo giãn dây chằng lưng. Phổ biến nhất là tình trạng giãn dây chằng lưng ở các vận động viên bóng chuyền, bóng rổ do những động tác chuyển động lưng quá mức. 

Ngoài ra, tuổi càng cao thì càng có nguy cơ bị giãn dây chằng do tiến trình lão hóa tự nhiên. 

Chẩn đoán & điều trị 

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp y tế nào giúp chẩn đoán giãn dây chằng lưng? 

Thông thường không cần thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán để kiểm tra và đánh giá tình trạng căng giãn dây chằng, trừ các trường hợp giãn dây chằng kéo dài trên 6 tuần và không có dấu hiệu đáp ứng với vật lý trị liệu. Lúc này điều quan trọng là xác định các chấn thương tiềm ẩn khác cũng gây đau thắt lưng, chẳng hạn như thoát vị đĩa đệm. 

Bác sĩ sẽ đề nghị bạn thực hiện chụp X-quang, chụp MRI để xác định nguyên nhân gây đau thắt lưng khác (nếu có). 

Những phương pháp điều trị giãn dây chằng lưng? 

Nếu bạn chỉ đau lưng nhẹ, giãn dây chằng lưng sẽ tự khỏi sau vài tuần nghỉ ngơi tại nhà. Tuy nhiên, một số trường hợp nặng, bạn cần phối hợp nhiều phương pháp điều trị giãn dây chằng với nhau để cho hiệu quả phục hồi tốt nhất. 

Cách chữa giãn dây chằng lưng bằng thuốc

Để làm giảm bớt cảm giác đau và sưng (nếu có), bệnh nhân giãn dây chằng lưng có thể được chỉ định dùng các loại thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAIDs) cho các cơn đau từ nhẹ đến trung bình.

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng dây chằng lưng

Bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá tình trạng đau thắt lưng và tổn thương dây chằng lưng ở mỗi người để đề nghị một kế hoạch tập vật lý trị liệu phù hợp. 

Một số phương pháp phục hồi chức năng chuyên sâu gồm có: 

  • Liệu pháp kéo giãn cơ thắt lưng.
  • Liệu pháp kích thích điện hay sóng siêu âm. 
  • Liệu pháp nhiệt (chườm nóng và chườm lạnh thay phiên nhau mỗi 30 phút). 
  • Các bài tập kéo căng được thực hiện dưới sự hướng dẫn của chuyên viên vật lý trị liệu. 

Ngoài ra, các chuyên viên cũng sẽ hướng dẫn bạn thực hiện một số bài tập kéo căng duy trì tại nhà nhằm giúp chương trình phục hồi dây chằng lưng đạt hiệu quả tốt nhất. 

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Giãn dây chằng lưng bao lâu thì khỏi?

Khoảng 90% bệnh nhân giãn dây chằng lưng phục hồi hoàn toàn 1 tháng sau chấn thương. Tuy nhiên, giãn dây chằng lưng có thể trở nên mãn tính nếu bạn không điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt gây tác động xấu đến dây chằng lưng dưới. 

Những thói quen sinh hoạt dành cho người bị đau thắt lưng do tổn thương dây chằng

Dưới đây là một vài lời khuyên giúp bạn cải thiện tình trạng giãn dây chằng ở lưng và ngăn chặn tình trạng này quay trở lại: 

  • Thường xuyên thực hiện các bài tập tăng cường sức bền và độ dẻo dai cho cơ thể mà không tạo thêm áp lực cho lưng, chẳng hạn như đi bộ nhanh, đạp xe tại chỗ, bơi lội và thể dục nhịp điệu. 
  • Duy trì tư thế đúng khi ngồi và đứng. 
  • Bỏ hút thuốc lá. Hút thuốc là một yếu tố nguy cơ gây xơ cứng khớp, gây đau lưng dưới và thoái hóa đĩa đệm.
  • Thực hiện đúng kỹ thuật nâng đỡ vật nặng chẳng hạn như ngồi xổm để nâng một vật nặng. Không uốn cong lưng và nâng đồ vật lên. 

Trên đây là những thông tin cần biết về tình trạng giãn dây chằng lưng, hy vọng đây sẽ là những thông tin bổ ích cho bạn nhé!

Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328