back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Dưa cải chua ảnh hưởng đến đường huyết thế nào

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Dưa cải muối chua được lên men, có lợi cho hệ tiêu hóa nhưng chứa nhiều muối và đường có thể làm tăng đường huyết nhanh, không tốt cho người tiểu đường.

Dưa cải muối chua (dưa chua) có thể mang lại một số lợi ích như tăng lượng chất xơ, lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa. Thực phẩm lên men này còn cung cấp chất chống oxy hóa, góp phần giảm số lượng gốc tự do hoặc các hạt có hại lưu thông trong cơ thể.

Một khẩu phần dưa chua 100 g chứa ít hơn 2 g carbohydrate (carbs). Lượng carbs thấp góp phần ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng vọt sau ăn. Tuy nhiên, dưa chua ngâm với muối nên có hàm lượng natri cao, với 808 mg trong khẩu phần 100 g. Người bệnh tiểu đường thường có nguy cơ phát triển bệnh tim và huyết áp cao hơn bình thường. Chế độ ăn nhiều muối có nguy cơ phát triển biến chứng tim mạch cao.

Dưa chua ngâm ngọt không thích hợp cho người mắc bệnh này. Đường trong dưa chua được cơ thể hấp thụ nhanh, đi vào máu và làm đường huyết tăng. Để ngăn lượng đường trong máu tăng đột biến, người bệnh nên ăn kèm dưa chua ngọt với thực phẩm nhiều protein nạc như thịt gà. Kết hợp chúng với rau xanh, trái cây chứa chất xơ, chất béo lành mạnh chẳng hạn dầu ô liu. Tránh ăn thực phẩm có natri khác như xúc xích, bò bít tết, phô mai, nước sốt cà chua đóng hộp…

Dưa chua ít calo nhưng hầu như không có giá trị dinh dưỡng, không cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất, có thể gây hại cho sức khỏe.

Dưa cải muối chua chứa nhiều natri. Ảnh: Bùi Thủy

Dưa cải muối chua chứa nhiều natri. Ảnh: Bùi Thủy

Theo Hiệp hội Tiểu đường Mỹ, người bệnh tiểu đường có thể thưởng thức dưa chua như một món ăn kèm trong bữa ăn và không dùng quá hai lần mỗi tuần.

Tự muối chua các loại rau như bắp cải, củ cải, cà rốt có thể giúp kiểm soát lượng natri và đường. Người bệnh nên đến bác sĩ khám để được tư vấn chế độ ăn uống phù hợp. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ khuyến nghị người tiểu đường ưu tiên thực phẩm nguyên chất như rau, trái cây, protein nạc và ngũ cốc nguyên hạt. Các loại rau không chứa tinh bột như bông cải xanh, rau bina, bí xanh, nấm, đậu xanh và các loại rau lá xanh khác. Ăn món ít đường và ngũ cốc tinh chế thay vì bánh mì trắng, mì ống, đồ nướng, kẹo.

Người bệnh nên hạn chế thực phẩm có lượng lớn đường và carbs đã qua chế biến vì dễ làm tăng lượng đường trong máu. Chúng bao gồm nước tăng lực, sữa có hương vị, đồ uống thể thao, trà ngọt, nước ép hoa quả đóng chai, bánh quy, khoai tây chiên, kem.

Anh Chi (Theo WebMD)

Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tiểu đường tại đây để bác sĩ giải đáp


Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328