back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Dưỡng chất ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Đạm, sắt, kẽm, vitamin và nhiều khoáng chất khác… có ảnh hưởng đến sự phát triển trí não, trí thông minh của trẻ.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Anh Duy Tùng, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, cho biết ngoài yếu tố di truyền, dinh dưỡng toàn diện và cân đối có vai trò quyết định đến sự phát triển trí não, trí thông minh của trẻ. Các dưỡng chất cần thiết bao gồm: protein, vitamin và một số nguyên tố vi lượng.

Chất đạm (protein): Protein là thành phần thiết yếu của não người. Cơ chế mà protein ảnh hưởng đến sự thay đổi hành vi trí tuệ của trẻ là thông qua các chất dẫn truyền thần kinh Glutamate, chất dẫn truyền thần kinh được chuyển hóa từ các axit amin.

Tổng lượng axit amin tự do trong não gấp 8 lần so với huyết tương, hàm lượng glutamate – glutamine trong não chiếm khoảng 17 lần so với huyết tương. Glutamate là chất dẫn truyền thần kinh, quan trọng để học hỏi và ghi nhớ. Ngoài ra còn có hai loại axit amin có liên quan mật thiết đến sự phát triển của não bộ: nucleotide và taurine. Chúng là nguyên liệu cơ bản của quá trình chuyển hóa tế bào não. Glutamate còn tham gia vào quá trình phân chia và đổi mới tế bào, cần thiết cho sự hình thành, phát triển của tế bào não ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.

12 loại vitamin có trong thực phẩm liệt kê trong bảng, ba mẹ cần bổ sung vào bữa ăn cho trẻ . Ảnh: Freepik

Vitamin: Khi thiếu vitamin B1, C trẻ dễ bị suy nhược thần kinh, suy nhược toàn thân, cáu gắt, lo lắng, giảm trí nhớ, tư duy chậm chạp, khó ngủ. Co giật, khó chịu, lo lắng, chậm phát triển có thể xảy ra khi thiếu vitamin B6. Trong khi đó, sự thiếu hụt vitamin B2 ảnh hưởng đến sự hấp thu, dự trữ sắt.

Sắt: Khi thiếu sắt, hoạt động của các enzym chứa sắt, enzym phụ thuộc sắt đều giảm. Tình trạng gây ra một loạt các thay đổi sinh hóa, có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh lý của não, làm chậm sự phát triển của não. Chức năng não bị suy giảm làm trầm trọng thêm tình trạng rối loạn hành vi trí tuệ. Thiếu sắt thường có biểu hiện mệt mỏi, uể oải, hay cáu gắt, bồn chồn, phản ứng kém với mọi việc xung quanh. Trẻ không chú ý, kết quả học tập kém, thay đổi hành vi.

Trẻ thiếu sắt, thiếu máu phát triển trí tuệ tương đối thấp, sự cân bằng và phối hợp của cơ thể, khả năng ngôn ngữ hạn chế hơn so với những trẻ không thiếu máu. Phản ứng, khả năng quan sát của trẻ cũng thường chậm hơn so với những đứa trẻ bình thường.

Kẽm: Kẽm là một nguyên tố vi lượng thiết yếu quan trọng trong cơ thể con người. Hàm lượng kẽm trong cơ thể con người là 2 đến 3 gam. Kẽm tham gia vào thành phần của hơn 100 loại enzym. Các nguyên tố vi lượng cần thiết cho quá trình tổng hợp DNA, RNA và protein. Thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng đến quá trình sao chép DNA, tổng hợp RNA, tổng hợp protein. Sự phân bố của kẽm trong não tương tự như sự phân bố của protein. Thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phân chia, biệt hóa tế bào, có thể làm thay đổi cấu trúc, mức độ dẫn truyền thần kinh trong não, gây ra hành vi bất thường.

Đối với phụ nữ có thai, thiếu kẽm trong thời kỳ đầu mang thai có thể gây sảy thai; thiếu kẽm trong giai đoạn cuối thai kỳ có thể sinh non, trẻ nhỏ, dị tật, trong đó thường gặp nhất là dị tật hệ thần kinh trung ương. Thiếu kẽm ở trẻ em thường kèm theo thờ ơ, không phản ứng, mất tập trung chú ý, học khó, tăng động, giảm trí thông minh, đặc biệt là giảm khả năng tư duy trừu tượng… Thiếu kẽm còn ảnh hưởng đến chức năng thị giác, thính giác, thích ứng với bóng tối.

Đồng: Trẻ sơ sinh và trẻ em thiếu đồng sẽ bị chậm phát triển trí tuệ, thờ ơ, rối loạn thị giác, rối loạn vận động hoặc mất điều hòa, chậm phát triển trí tuệ. Thiếu đồng thường dễ bị biến dạng xương hoặc gãy xương bệnh lý.

Iốt và selen: 14 tuần hình thành phôi là giai đoạn quan trọng nhất mà iốt ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của phôi. Iốt tham gia vào quá trình myelin hóa, dẫn truyền thần kinh, đồng thời ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ. Thiếu iốt là một vấn đề sức khỏe cộng đồng toàn cầu, gây ra những bất thường về phát triển thể chất, tinh thần thường gặp. Thiếu iốt nghiêm trọng trong 3 tháng đầu và 3 tháng giữa thai kỳ có thể dẫn đến chậm phát triển, điếc niêm mạc. Với trẻ sơ sinh, thiếu dưỡng chất khiến bé chậm lớn, dị dạng và suy giảm thính lực.

Trẻ em thiếu iốt kém trí tuệ, bị suy giảm khả năng vận động, thính giác, ngôn ngữ ở các mức độ khác nhau.

Bác sĩ Nguyễn Anh Duy Tùng cho biết, chất dinh dưỡng là “cơ sở vật chất” để phát trẻ triển trí não. Cung cấp chất dinh dưỡng toàn diện và cân đối, thúc đẩy sự phát triển não bộ, trí tuệ. Dinh dưỡng không bình thường (thiếu hoặc thừa) sẽ dẫn đến cấu trúc não và chức năng não bất thường, ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của thai nhi, trẻ sơ sinh, và gây ra các hành vi phát triển bất thường của trẻ.

Trẻ cần ăn uống đa dạng thực phẩm chứa dưỡng chất có lợi cho trí não. Cha mẹ nên cho bé đi khám để bác sĩ tư vấn chế độ ăn phù hợp với từng thể trạng.

Bình An


Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328