Móng chân bị đen thường gặp ở những người chạy bộ. Nó thường không gây đau nhưng ở một số người, tình trạng mưng mủ và đau nhói sẽ xuất hiện. Trong bài viết này, HappyRun sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về loại chấn thương này.
Móng chân bị đen là bệnh gì
Khoảng 27% người mới chạy bộ gặp phải chấn thương mỗi năm và con số này tăng lên tới 52% với các vận động viên marathon.
Theo điều tra, nếu tính theo tổng số giờ chạy thì người mới chạy bộ có khả năng bị chấn thương gấp đôi những người chạy thường xuyên. Một trong những chấn thương “nhỏ” mà rất nhiều vận động viên trải qua là móng chân bị đen. Hiện tượng móng chân bị đen thường xuất hiện ở ngón chân cái và ngón chân trỏ.
Móng chân bị đen còn được gọi là “ngón chân người chạy bộ”. Liệu đây là một niềm vinh dự hay là một mối quan ngại về sức khỏe?
Những tác động lặp đi lặp lại của việc chạy có thể gây ảnh hưởng tới các mạch máu dưới móng chân và dẫn đến móng chân bị đen. Sự đổi màu này xuất phát từ máu rò rỉ ra ở các mạch máu bị vỡ. Về mặt y tế, móng chân bị đen được gọi là khối máu tụ dưới màng cứng.
Móng chân bị đen thường không gây ra đau đớn. Thậm chí một số người chạy còn coi đó như là một huy hiệu danh dự. Một sự ghi nhận cho những ốc gắng và sự chăm chỉ của họ. Tuy nhiên, nó có thể dẫn đến một số biến chứng có khả năng gây đau đớn, chẳng hạn như:
- Phồng da, rộp máu
- Mất móng chân
- Nhiễm trùng
Các nguyên nhân dẫn đến móng chân bị đen
Một trong những nguyên nhân hàng đầu của hiện tượng móng chân bị đen là do đi giày sai cỡ. Những người mới chạy bộ hoặc ít kinh nghiệm thường đi một đôi giày quá chật. Tập chí Runnersworld chỉ ra rằng 75% người chạy bộ đi giày sai cỡ.
Thói quen đi đôi giày thể thao sát với bàn chân không đúng khi bạn đi đôi giày chạy bộ. Trong quá trình chạy bộ bàn chân xô dịch về phía trước nhiều dẫn đến cọ xát. Trong quá trình chạy chân bạn cũng to ra. Theo đó, các chuyên gia về giày khuyến nghị một đôi giày chạy bộ cần dài hơn chiều dài bàn chân từ 1cm đến 1.5cm.
Tham khảo Cách chọn Giày chạy bộ
Một số người chạy bộ có móng chân đen sau khi họ bị nhiễm nấm. Người chạy đặc biệt dễ bị nhiễm trùng vì nấm phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt (tất ướt mồ hôi). Onychomycosis là một bệnh nhiễm nấm khiến móng có sọc đen, nâu vàng.
Một số nguyên nhân khác dẫn đến móng chân bị đen là:
- Thiếu máu (thiếu sắt)
- Bệnh tiểu đường
- Bệnh tim
- Bệnh thận
- Ung thư tế bào hắc tố (Ung thư da)
Trong chạy bộ, móng chân bị đen thường do đi giày sai kích cỡ, chính xác hơn là giày chật. Giày chạy bộ chật khiến móng chân bị cọ vào mũi giày. Việc cọ xát lặp đi lặp lại này gây tổn thương cho móng chân, gây tụ máu dưới móng và móng chân bị đen.
Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy móng chân bị đen sau khi tăng quãng đường chạy, nhiều khả năng chính việc tập luyện đã gây ra tình trạng này.
Làm thế nào để ngăn ngừa móng chân bị đen
Những căng thẳng lặp đi lặp lại lên ngón chân gây ra móng chân đen. Vì vậy, giảm thiểu căng thẳng cho khu vực này có thể giúp bạn ngăn ngừanó. Dưới đây là một số cách phòng ngừa cần thực hiện:
- Mua giày vừa vặn. Một đôi giày vừa đủ không gian để chân bạn thoải mái nhưng cũng không quá lỏng để bị trượt chân trong giày. Mua giày của bạn từ một cửa hàng chuyên về đồ thể thao là một cách tốt để có được một sự phù hợp chuyên nghiệp. Với máy đo chân 3D xác định chính xác kích thước chân đến từng milimet, HappyRun là lựa chọn tốt nhất cho bạn. Tìm hiểu công nghệ đo chân 3D cho người chạy!
Chưa biết cách chọn size giày chạy bộ đúng cách tránh phồng rộp và móng chân đen? Đọc Hướng Dẫn Chọn Size Giày Chạy Bộ Từ Chuyên Gia!
- Cắt tỉa móng chân gọn gàng. Điều này giúp giảm thiểu số lượng và mức độ va chạm giữa móng chân với giày chạy.
Chạy bộ đúng kĩ thuật: Người mới chạy có nguy cơ mắc chấn thương hơn so với người chạy thường xuyên (dựa trên cùng số kilomet chạy). Chạy bộ đúng kĩ thuật giúp làm giảm nguy cơ chấn thương của bạn. - Buộc dây giày đúng cách: Có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi nghe điều này. Nhưng sự thật là cách buộc giày cũng quan trọng như việc bạn chọn mua một đôi giày phù hợp vậy. Tham khảo các tips buộc giày cho người chạy tại đây.
- Chạy bộ đúng cách – Tăng khoảng cách và cường độ từ từ. Nhiều huấn luyện viên khuyến nghị chỉ tăng tối đa 10% số kilonet chạy của bạn mỗi tuần. Một nghiên cứu cho thấy những người mới chạy bộ thường tăng số kilomet chạy hơn 30 % trong 2 tuần dễ bị thương hơn so với những người chạy tăng dưới 10 % quãng đường.
- Mang tất có đệm dày. Tất có nhiều đệm có thể có thể hấp thụ một số lực tác động từ việc chạy. Tuy nhiên, chúng không nên quá khít đến nỗi chân của bạn cọ vào giày.
Các triệu chứng của móng chân đen
Một số triệu chứng phổ biến nhất của móng chân đen bao gồm:
- Móng chân đổi thành màu đen hoặc đỏ sẫm
- Đau
- Bong móng
- Phồng rộp, tụ máu
Nếu tình trạng phát triển thành nhiễm trùng, các triệu chứng sẽ là:
- Đau nhói
- Bị đỏ
- Sưng tấy
- Sốt
- Mưng mủ
- Mùi hôi
Làm cách nào để hết đau do bị móng chân đen
Thông thường, móng chân đen không gây ra bất kỳ triệu chứng nào khác ngoài sự đổi màu. Tuy nhiên, nếu móng chân đen cũng khiến bạn đau, có một vài cách bạn có thể kiểm soát được nỗi đau:
- Đi giày đúng kích cỡ
- Hãy thử mang tất với nhiều đệm
- Cắt tỉa móng chân thường xuyên
- Hãy thử miếng đệm ngón chân silicon để giảm áp lực
- Dùng thuốc chống viêm không steroid (như ibuprofen)
- Hỏi thăm bác sĩ nếu cần thiết.
Cách trị móng chân bị đen
Nếu bạn không bị đau hoặc biến chứng nào, bạn không cần quá bận tâm. Trong một số trường hợp, khi tụ máu dưới móng đủ nhiều thì sẽ bắt đầu bong móng. Thông thường, điều này gây ra cảm giác đau và nhói.
Nếu bạn đang trải qua kiểu đau đớn này, hãy đi gặp bác sĩ để có hướng giải quyết tốt nhất. Có thể bác sĩ sẽ sử dụng kim nóng để tạo một lỗ nhỏ trong móng của bạn để thoát máu.
Nếu móng chân của bạn bong ra, hãy làm sạch bằng kem kháng sinh và che ngón chân bằng băng trước khi đến bác sĩ. Bác sĩ có thể tư vấn cần có can thiệp y tế để móng của bạn mọc lại đúng cách.
Hãy hẹn khám nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu của nhiễm trùng, chẳng hạn như mủ hoặc sưng. Khi đó, bác sĩ có thể sẽ kê kháng sinh cho bạn.
Kết luận
Móng chân bị đen khi móng chân bạn bị va đập lặp đi lặp lại với giày. Trong một số trường hợp, nó có thể dẫn đến việc mất móng chân của bạn. Nó thường tự biến mất khi bạn giảm tải trọng tập luyện hoặc đổi một đôi giày phù hợp hơn.
Nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu nhiễm trùng, chẳng hạn như mủ hoặc sưng, hoặc nếu móng đang dần bong ra, hãy đi khám bác sĩ để nhận được sự xử lí kịp thời.