Cho trẻ bú sữa mẹ và sử dụng thực phẩm bổ sung chứa các thành phần dinh dưỡng tốt cho tiêu hóa sẽ giúp hạn chế tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ.
Rối loạn tiêu hóa – tình trạng thường gặp ở trẻ
Theo chuyên gia dinh dưỡng Đào Thị Yến Phi, hệ tiêu hoá của trẻ sẽ “lập trình” mọi thứ trong những năm tháng đầu đời và ảnh hưởng tới toàn bộ cuộc sống sau này của trẻ. Chính vì thế, các bậc cha mẹ cần đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho con trong giai đoạn này, chú ý đánh giá sự hấp thu dưỡng chất của trẻ.
Chuyên gia nhấn mạnh, hệ tiêu hóa đóng vai trò cung cấp 100% năng lượng cho cơ thể, quyết định 80% tình trạng miễn dịch và tham gia vào quá trình phát triển não bộ. Hệ tiêu hoá khỏe mạnh sẽ giúp trẻ phát triển tốt về thể chất lẫn trí não. Các hoạt động của hệ tiêu hóa dù nằm bên trong cơ thể nhưng sẽ có những biểu hiện điển hình bên ngoài. Mỗi ngày cha mẹ cần chú ý tới 4 loại hoạt động của con là “ăn, ngủ, tiêu, tiểu” và làn da của bé. Nếu trẻ có các triệu chứng như biếng ăn, ngủ không ngon và quấy khóc vô cớ, không đi tiêu hoặc đi tiêu phân có dấu hiệu lạ, trên da có các vết chàm, lác đồng tiền, mẩn đỏ… có thể hệ tiêu hóa của trẻ đang gặp vấn đề, và một trong những nguyên nhân phổ biến là nguồn dinh dưỡng.
Ở những năm tháng đầu đời, do hệ tiêu hoá còn non nớt nên trẻ thường gặp một số rối loạn đường ruột khi tiếp xúc với thức ăn lạ hoặc bị dị ứng khi dùng sữa công thức chưa phù hợp. Ví dụ một số bé bị dị ứng với đạm sữa bò, do sữa bò có chứa A1 β-casein có thể gây ra một số triệu chứng rối loạn tiêu hoá hay αs1-casein trong sữa khi đi vào dạ dày sẽ tạo ra mảng sữa đông nhiều hơn và khó tiêu hơn. Dị ứng đạm sữa bò ở trẻ xảy ra khi hệ thống miễn dịch trong cơ thể trẻ cho rằng các thành phần protein trong sữa bò là vật thể lạ xâm nhập, từ đó cơ thể tự động sản xuất ra các kháng thể tấn công các protein này. Khi cơ thể trẻ tiếp xúc với đạm sữa bò ở những lần tiếp theo, kháng thể IgE nhận ra chúng và báo cho hệ thống miễn dịch giải phóng histamin và các hóa chất trung gian gây dị ứng khác.
Giải quyết mối lo rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo sử dụng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời của trẻ, sau đó tiếp tục cho trẻ bú mẹ cùng với thức ăn bổ sung trong 2 năm hoặc lâu hơn. Khoa học và thực tế đã chứng minh, sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây cũng là nguồn dinh dưỡng có chứa những chất đạm khiến bé có thể dung nạp một cách tốt nhất; đồng thời, chứa những thành phần có chức năng bảo vệ cho hệ tiêu hóa chưa trưởng thành của trẻ trước những nguồn đạm lạ.
Chứng minh lâm sàng cho thấy, sữa dê là một lựa chọn dịu nhẹ và phù hợp cho trẻ em, bao gồm các bé có các triệu chứng mẫn cảm sữa bò, bởi các đặc tính tự nhiên như không chứa các chất gây rối loạn tiêu hóa như A1 β-casein và chứa ít αs1-casein. Sữa dê Kabrita – thương hiệu sữa dê hàng đầu thế giới đã có mặt tại 44 quốc gia và được hàng triệu ba mẹ tin bởi thừa hưởng được các ưu điểm của sữa dê, cũng như có những cải tiến độc quyền hỗ trợ bé phát triển khỏe mạnh toàn diện.
Đại diện nhà sản xuất cho biết sữa dê Kabrita số 3 được lấy trực tiếp từ 50 trang trại dê đạt chuẩn châu Âu tại Hà Lan. Sản phẩm có nhiều ưu điểm như chứa 100% đạm quý A2 ß-casein giúp tiêu hóa tốt, tỷ lệ đạm whey:casein tối ưu giúp các mảng sữa đông không bị vón cục giúp dễ tiêu hóa, bổ sung chất xơ (GOS) hỗ trợ hệ vi sinh vật đường ruột tự nhiên và hệ tiêu hoá. Bên cạnh đó, Kabrita số 3 còn bổ sung 22 vitamin và khoáng chất cần thiết cho bé, công thức đặc chế kết hợp DHA & ARA giúp phát triển não bộ và thị lực trẻ. Chứng minh lâm sàng cho thấy, sữa dê Kabrita số 3 phù hợp với cả các bé có các triệu chứng mẫn cảm sữa bò.
Diệp Chi