Rất nhiều bà mẹ phải mất ăn, mất ngủ vì chứng lười ăn của trẻ, nhất là khi đã lao tâm khổ tứ nấu cho con một bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng bé không chịu ăn, ngậm thức ăn không những làm trẻ không dung nạp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể mà còn là nguyên nhân khiến bé dễ bị sâu răng,… Để khắc phục được tình trạng này, các bà mẹ hãy lắng nghe và ghi nhớ những lời khuyên của các bác sỹ, chuyên gia dinh dưỡng tại phòng khám dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh nhé.
1. Thức ăn phải phù hợp với độ tuổi của trẻ
Mỗi độ tuổi của bé sẽ phù hợp với dạng thức ăn khác nhau. Khi bé tập ăn dặm sẽ hợp với cháo, thức ăn xay nhuyễn. Bé 2, 3 tuổi sẽ thích ăn thực phẩm rắn, đặc. Vì vậy, lúc này cho bé ăn cháo hầm hoặc bột xay nhuyễn khiến bé lười nhai, nuốt và dẫn đến thói quen ngậm thức ăn.
2. Trang trí đẹp, nhiều màu sắc cho món ăn thêm hấp dẫn
Cũng giống như người lớn, trẻ dễ bị hấp dẫn bởi những món ăn nhiều màu sắc, trang trí đẹp. Bàn tay khéo léo của mẹ “thêm sắc” vào những món ăn, sắp xếp đồ ăn thành những hình thù đáng yêu, thu hút sự chú ý của trẻ, khiến trẻ cảm thấy muốn ăn nhiều hơn.
3. Thay đổi món ăn thường xuyên
Nếu ngày nào cũng ăn một món, ngay cả người lớn cũng ngán huống chi là trẻ nhỏ. Các mẹ nên đa dạng hóa thực đơn của con, thay đổi xen kẽ thịt, cá,… và các loại rau khác nhau để bé không chán.
4. Tuyệt đối không cho trẻ xem tivi, chơi các thiết bị điện tử trong khi ăn
Hiện tượng này khiến trẻ mất tập trung, thậm chí quên ăn. Ảnh hưởng không tốt cho hệ tiêu hóa, đồng thời hình thành một thói quen xấu cho trẻ.
5. Rút ngắn thời gian ăn
Thời gian tối đa cho một bữa ăn của trẻ là 30 phút. Mẹ nên dừng lại không ép bé ăn thêm nếu bữa ăn đã kéo dài quá lâu. Nếu cần, các mẹ hãy chia nhỏ bữa ăn của bé thành nhiều phần và ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày. Nhờ vậy, bé vẫn có đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển nhưng vẫn không chịu sức ép khi phải tiêu thụ một lượng lớn thức ăn.
6. Hãy để cho trẻ tự lập khi ăn uống
Dạy cho bé tự xúc ăn không chỉ giúp trẻ hình thành khả năng tự lập mà còn giúp bé ăn ngon miệng hơn. Giai đoạn này được tự làm mọi việc luôn là sở thích của bé. Ngoài ra, việc tự xúc thức ăn cũng giúp bé tự chủ và dễ dàng nhai, nuốt hơn.
7. Bé thiếu vitamin và khoáng chất
Khi để thiếu vitamin và khoáng chất lâu ngày đặc biệt kẽm, các vitamin nhóm B kéo dài cũng làm bé biếng ăn cơ thể không tiết enzym tiêu hóa tốt cũng dẫn đến tình trạng bé hay ngậm và không muốn ăn. Nên các mẹ hãy bổ sung cho bé đầy đủ những vitamin khoáng chất cần thiết để cho bé phát triển đặc biệt canxi, kẽm ,magie, vitamin D,A, B1,B6,B12…
8. Khi bé bị ốm sốt
Nguyên nhân bé ốm sốt do bệnh lý hay nhiễm virut hay bé phải dùng khoáng sinh kéo dài hay liều cao cũng dẫn đến làm cơ thể bé mệt mỏi lười ăn hay ngậm, trong những trường hợp này các mẹ nên để thức ăn lỏng hơn dễ tiêu hóa và bù nước đủ cho bé không nên thúc ép trẻ nuốt hay ép vì bé rất dễ nôn trớ rồi dẫn đến sợ ăn.
BS. Hoàng Ngọc Anh
——-
Phòng khám dinh dưỡng chất lượng cao
Địa chỉ: Tầng 1, Tòa 5 tầng, Số 70 Nguyễn Chí Thanh – Đống Đa – Hà Nội
Hotline: 0969 59 59 38
Email: phongkhamdinhduonghanoi@gmail.com
Website: htkhám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao
Địa chỉ: http://phongkhamdinhduong.vn