back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Góc giải đáp: Bụng cồn cào khi mang thai là do đâu?

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Bụng cồn cào khi mang thai là hiện tượng rất thường gặp ở mẹ bầu và cũng không gây nhiều nguy hiểm. Tuy nhiên mẹ bầu cũng nên trang bị thêm kiến thức cho mình về triệu chứng này để biết cách khắc phục cũng như phòng tránh, để có một sức khỏe thai kỳ tốt nhất. Xin mời các bạn hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây để biết được nguyên nhân gây ra tình trạng bụng cồn cào khi mang thai!

=> Tham khảo bài viết giải đáp thắc mắc bà bầu ăn cóc có được không tại:

1. Nguyên nhân gây ra tình trạng bụng cồn cào khi mang thai

1.1 Thai nhi bị đói 

Nguyên nhân đầu tiên và điển hình nhất khiến mẹ bầu bị tình trạng bụng cồn cào khi mang thai có thể liên quan đến vấn đề thai nhi bị đói, điều này đồng nghĩa với việc mẹ cũng cảm thấy bụng dạ cồn cào và việc thèm ăn là điều không thể tránh khỏi. 

Ngay lúc đó, mẹ bầu cần nạp năng lượng thông qua thực phẩm cho cả mẹ và bé. Không nhất thiết phải là một bữa ăn thịnh soạn, chỉ cần vài miếng bánh mì tươi, một cốc sữa cho no bụng là có thể khắc phục ngay tình trạng này. Tuy nhiên, bà bầu cũng nên ăn những thức ăn dễ tiêu hóa, mềm để tránh tạo áp lực cho dạ dày và để chất dinh dưỡng nhanh chóng được chuyển đến thai nhi.

1.2 Cơ thể thay đổi nội tiết tố khi mang thai

100% phụ nữ mang thai đều có sự thay đổi đáng kể về hàm lượng các nội tiết tố trong cơ thể, khi đó, nếu bạn ăn nhiều sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, ốm nghén và thậm chí là suy nhược hơn.

Đặc biệt hơn, trong giai đoạn đầu của thai kỳ, bà bầu thường có cảm giác chán ăn, dễ bị nôn trớ khi ăn, hoặc bị dị ứng với một số loại thực phẩm hoặc mùi vị nào đó, điều này khiến bà bầu trở nên kén ăn, chán ăn, gây cảm giác khó chịu mỗi khi ăn, đặc biệt là đối với các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ hoặc có mùi tanh như cá, trứng,…. Từ đó, tình trạng ốm nghén thường xuyên khiến bà bầu cảm thấy bụng xuất hiện tình trạng bị cồn cào.

1.3 Uống quá nhiều nước

Theo chuyên gia dinh dưỡng, không phải uống nhiều nước mới tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai. Mặc dù nước giúp cân bằng điện giải trong cơ thể và hỗ trợ tiêu hóa nhưng không phải lúc nào nó cũng phát huy tác dụng, khi uống quá nhiều nước, phụ nữ mang thai thường cảm thấy no, ăn ít, khiến cơ thể nhanh đói và bụng cồn cào khi mang thai hơn.

1.4 Ăn nhiều thức ăn hay thực phẩm cay nóng

Ăn nhiều đồ cay, thức ăn khó tiêu không tốt cho mọi đối tượng, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Vì khi ăn quá nhiều thực phẩm cay nóng, dạ dày không bị kích thích có thể gây nóng ruột, đau dạ dày. Việc bà bầu ăn nhiều đồ cay sẽ khiến hệ tiêu hóa gặp trục trặc và gây nóng ruột, dạ dày cồn cào, thậm chí ảnh hưởng đến dạ con và em bé một cách nghiêm trọng đối với phụ nữ mang thai

1.5 Căng thẳng, lo lắng nhiều

Hầu hết tất cả phụ nữ đều trải qua tâm lý căng thẳng và lo lắng khi mang thai, đó có thể là nỗi sợ hãi về gia đình, công việc, sức khỏe của em bé…. Nỗi lo đó càng khiến bụng của phụ nữ hay có tình trạng bị bụng cồn cào khi mang thai. Bên cạnh đó, trạng thái sợ hãi, căng thẳng luôn khiến cơ thể trong tình trạng đói và cần được giải quyết một cách nhanh chóng. 

Ngoài những vấn đề nêu trên, còn có nhiều nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng bụng cồn cào khi mang thai như: ốm nghén, ăn quá nhanh, ăn không đủ chất, tác dụng phụ của thuốc, cơ thể bị nhiễm ký sinh trùng, cơ thể mất chất xơ khiến cơ thể không có đủ chất dinh dưỡng để cung cấp cho cả mẹ và bé… 

=> Tham khảo bài viết bà bầu nên ăn dứa khi nào tại:

2. Bà bầu bị bụng cồn cào có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Ngoài cơn nóng ruột, tình trạng bụng cồn cào khi mang thai còn xuất hiện một số triệu chứng khác như:

  • Có cảm giác buồn nôn như bị ốm nghén, xót ruột, bụng ì ạch khó chịu;
  • Chướng bụng, đầy hơi, ăn uống không tiêu;
  • Bụng cồn cào nhưng không có cảm giác thèm ăn;
  • Ăn uống kém ngon miệng, lâu ngày khiến cơ thể bị sụt cân, suy dinh dưỡng;
  • Cơ thể thường xuyên mệt mỏi khi chống chọi với những cơn nóng bụng;
  • Đau vùng thượng vị âm ỉ hoặc đau thắt từng cơn;
  • Ợ chua, ợ nóng hay ợ hơi.

Phụ nữ mang thai lần đầu thường dễ cảm thấy hoang mang và lo lắng khi gặp phải vấn đề đang ảnh hưởng đến sức khỏe của mình và em bé. Tuy nhiên, mẹ bầu nên nhớ rằng, hiện tượng bụng cồn cào khi mang thai là một trong những triệu chứng bình thường, thường gặp hơn trong 3 tháng đầu nên đây không phải là vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi hay có ảnh hưởng quá lớn đối với các mẹ. 

Nhưng nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên và kéo dài nhiều ngày mà không thấy thuyên giảm thì có thể mẹ bầu đã mắc các bệnh về dạ dày, đường ruột. Điều tồi tệ hơn, thức ăn tiêu hóa kém có thể không đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi, vì vậy bà bầu nên nhanh chóng đi khám để không gây hại cho sức khỏe của chính mình và sự phát triển của bé iu trong suốt thời gian mang thai.

=> Tham khảo bài viết mang thai 10 tuần tuổi bụng đã to chưa chưa tại:

3. Những biện pháp khắc phục tình trạng bụng cồn cào cho bà bầu

Nóng bụng khi mang thai không phải là tình trạng quá nghiêm trọng và có thể khắc phục nhanh chóng, hiệu quả. Tuy nhiên, thời gian hồi phục nhanh hay chậm phụ thuộc nhiều vào ý thức và cách thực hiện của từng người. Phụ nữ mang thai cần xây dựng thói quen sinh hoạt và ăn uống lành mạnh để đẩy lùi triệu chứng bụng cồn cào khi mang thai một cách nhanh nhất. 

3.1 Bổ sung các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng

Một trong những nguyên tắc cơ bản mà nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích với phụ nữ mang thai là phải xây dựng chế độ ăn uống khoa học. Chế độ ăn uống khoa học mỗi ngày sẽ giúp cơ thể đủ sức khỏe, bụng không có hiện tượng cồn cào. Đặc biệt là để khắc phục sự co bóp của dạ dày và loại bỏ hiện tượng táo bón, khó tiêu, đau dạ dày khi mang thai, bà bầu nên ăn nhiều chất xơ. Nguồn cung cấp chất xơ dồi dào nhất là rau và trái cây tươi. 

Ngoài bữa ăn chính, bà bầu có thể ăn thêm các bữa phụ để bổ sung thêm một số chất dinh dưỡng khác mà bữa ăn chính không có và đồng thời tránh để bị đói. Các mẹ cũng nên tránh những thức ăn khó tiêu, nhiều dầu mỡ, cay nóng hoặc uống nhiều nước chanh, nước tăng lực. Đây là những thủ phạm gây ra tình trạng co thắt dạ dày gây đầy hơi và ợ hơi.

3.2 Ăn chậm rãi và ăn đủ bữa

Ăn chậm nhai kỹ là một trong những phương pháp mẹ bầu không thể bỏ qua để giảm tình trạng bụng cồn cào khi mang thai. Ăn chậm giúp cơ thể mẹ bầu có đủ thời gian để hấp thụ tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết. Trong khi đó, nhai kỹ thức ăn sẽ giúp tiết nước bọt do khoang miệng tiết ra có chứa men tiêu hóa và làm dịu dạ dày. 

Tuy nhiên, ăn quá no cũng là một vấn đề không tốt cho bà bầu. Phụ nữ mang thai cũng phải lựa chọn và chế biến thức ăn ở dạng lỏng, mềm để dễ tiêu hóa và chuyển hóa thức ăn thành năng lượng cho cả mẹ và bé. Đồng thời, điều này cũng tránh gây áp lực quá lớn cho dạ dày. Ngoài ra, nên chia bữa ăn chính thành 5-6 bữa nhỏ, vừa cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, vừa dễ tiêu hóa, vừa tránh cho mẹ bầu gặp phải tình trạng bụng cồn cào khi mang thai

3.3 Uống đủ lượng nước theo tiêu chuẩn

Bà bầu không chỉ nên ăn đủ chất mà còn phải uống đủ nước mỗi ngày. Theo tiêu chuẩn của các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày là đủ, bao gồm cả nước lọc và nước hoa quả. Theo từng tam cá nguyệt của thai kỳ, mẹ bầu nên chọn loại nước trái cây hoặc nước trái cây phù hợp. Đồng thời, bà bầu không nên uống nước trước và sau bữa ăn để tránh cảm giác sôi bụng và tức bụng

3.4 Luôn giữ cho thần kinh được thư giãn

Khi mang thai, phụ nữ cần biết cách cân bằng giữa công việc và cuộc sống, điều này giúp ổn định thần kinh và điều chỉnh tâm trạng của bạn. Đồng thời, không làm việc quá sức hoặc làm việc nặng, các mẹ bầu cũng cần phải loại bỏ những thói quen xấu ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa như: thức khuya, uống nhiều bia rượu, sử dụng chất kích thích…. 

Ngoài ra, bà bầu nên thường xuyên vận động với các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, vươn vai, xoay người hoặc tham gia các lớp yoga, khiêu vũ cho bà bầu để cải thiện hoạt động tiêu hóa và giảm triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, bụng cồn cào. Các mẹ cũng nên phải dành ít nhất 30 đến 45 phút đi bộ mỗi ngày sau mỗi bữa tối để tiêu cơm và giúp ích cho quá trình sinh nở sau này.

3.5 Nên đi khám bác sĩ khi nào?

Bụng cồn cào khi mang thai có thể là dấu hiệu ban đầu của bệnh viêm dạ dày, loét dạ dày hoặc các bệnh liên quan khác. Trong trường hợp này, thai phụ cần nhanh chóng xác định được triệu chứng bệnh và điều trị tích cực để bệnh không tiến triển, tránh những biến chứng nặng ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và sự phát triển của thai nhi. Phụ nữ mang thai cần nhanh chóng tham khảo ý kiến ​​bác sĩ chuyên khoa nếu có các triệu chứng sau:

  • Bụng nóng cồn cào kéo dài trong nhiều ngày liền;
  • Buồn nôn, nôn mửa hay tình trạng ốm nghén liên tục tiếp diễn;
  • Bụng đau dữ dội, đôi khi co thắt từng cơn;
  • Ăn uống kém ngon dẫn đến sụt cân không chủ đích.

=> Tham khảo bài viết mang thai 4 tuần bị ra máu có sao không tại:

Tình trạng bụng cồn cào khi mang thai là một hiện tượng khá bình thường mà mẹ bầu nào cũng có thể gặp phải. Vì vậy chỉ cần mẹ điều chỉnh lại chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hàng ngày một cách hợp lý hơn thì tình trạng này sẽ nhanh chóng biến mất. Nếu thấy cơ thể có những biểu hiện lạ, bất thường thì nên khám bác sĩ để có cách chữa trị tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé. chúng tôi cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!

 



Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328