back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Hạ đường huyết và tụt huyết áp có giống nhau không? Làm sao phân biệt?

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Hạ đường huyết và tụt huyết áp là hai tình trạng thường bị nhầm lẫn do có cùng một số triệu chứng. Tuy nhiên, việc hiểu sai về bệnh sẽ dẫn đến việc sơ cứu và điều trị sai cách. Điều này có thể gây nguy hiểm đến sức khoẻ, thậm chí là tính mạng người bệnh.

Vậy hạ đường huyết và tụt huyết áp có giống nhau không? Triệu chứng khác biệt của mỗi bệnh là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây nhé!

Hạ đường huyết và tụt huyết áp có giống nhau không?

Để phân biệt hạ đường huyết và tụt huyết áp, đầu tiên bạn cần hiểu rõ khái niệm và nguyên nhân gây bệnh. Nội dung dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về khái niệm của hai tình trạng này.

Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu giảm xuống dưới mức 70 mg/dL và sẽ trở nên rất nghiêm trọng nếu thấp hơn mức 55 mg/dL. Trong khi đó tụt huyết áp (hay huyết áp thấp) là khi áp lực dòng máu tác động lên thành động mạch giảm. Cụ thể, chỉ số huyết áp trên (tâm thu) giảm xuống dưới mức 90mmHg và/hoặc chỉ số huyết áp dưới (tâm trương) xuống dưới mức 60mmHg.

Huyết áp thấp phổ biến hơn hạ đường huyết, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở phụ nữ có thai, người già yếu, người ốm bệnh nằm liệt giường.

Thêm vào đó về bản chất, hạ đường huyết và tụt huyết áp xuất phát từ những nguyên nhân bệnh khác nhau. Tụt đường huyết là tình trạng rối loạn chuyển hoá trong cơ thể còn hạ huyết áp lại là một bệnh lý liên quan đến bệnh tim mạch.

Muốn biết mình bị tình trạng nào, bạn có thể đo đường huyết và đo huyết áp. Đây là cách chính xác nhất để phân biệt giữa hạ đường huyết và tụt huyết áp.

Hạ đường huyết và tụt huyết áp có giống nhau không ở triệu chứng

Triệu chứng cũng là một điểm giúp bạn phân biệt hạ đường huyết và tụt huyết áp. Trên thực tế, tuy có nhiều điểm tương đồng nhưng mỗi bệnh lý cũng có dấu hiệu nhận biết riêng biệt như:

Biểu hiện huyết áp thấp

Người bị tụt huyết áp sẽ cảm thấy:

  • Mệt mỏi, chóng mặt hoặc choáng váng
  • Buồn nôn
  • Nhìn mờ
  • Da lạnh và đổ mồ hôi
  • Khó tập trung
  • Thở nhanh, nông

Các triệu chứng huyết áp thấp có thể xuất hiện đột ngột, đặc biệt trong tụt huyết áp do thay đổi tư thế, hoặc từ từ nặng hơn theo thời gian.

Hạ huyết áp nặng hơn có thể gây ngất xỉu và té ngã, dẫn đến những chấn thương. Nếu hạ huyết áp kéo dài, não, tim và các cơ quan khác không có đủ lượng máu để duy trì hoạt động bình thường. Tụt huyết áp nghiêm trọng sẽ dẫn tới sốc với triệu chứng lú lẫn, nổi da gà, da nhợt nhạt, thở nhanh và nông, mạch yếu và nhanh. Thậm chí người bệnh có thể tử vong nếu không được cấp cứu. 

Những người đang dùng một số loại thuốc có thể gây hạ huyết áp (thuốc điều trị huyết áp cao, thuốc trị trầm cảm, Parkinson, rối loạn cương dương), mất cân bằng nội tiết tố, thiếu vitamin, có bệnh tim mạch hoặc bệnh gan, thay đổi cảm xúc đột ngột, mất nước, mất máu, nhiễm trùng máu, sốt hoặc hạ thân nhiệt đều dễ gặp phải tình trạng này.

Triệu chứng hạ đường huyết

Hạ đường huyết nhẹ cũng có những biểu hiện tương tự như tụt huyết áp, kèm theo một số biểu hiện đặc trưng như đói bụng, tay chân run rẩy, nhịp tim tăng cao, dễ bị kích thích, chảy nước mắt, lo lắng, cáu gắt… Trường hợp hạ đường huyết nặng sẽ có co giật, ngất xỉu, hôn mê, thậm chí tử vong.

Tình trạng hạ đường huyết có thể xảy ra ngay cả lúc bệnh nhân đang ngủ. Điều này sẽ khiến người bệnh tỉnh giấc giữa đêm hoặc gây đau đầu, mệt mỏi và drap giường bị ẩm ướt (do đổ nhiều mồ hôi) vào buổi sáng. 

Hạ đường huyết thường xảy ra ở bệnh nhân tiểu đường đang được điều trị tích cực bằng insulin và sulfonylurea. Song, nó cũng có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân khác như: 

  • Không ăn đủ bữa, chế độ ăn nghèo dinh dưỡng
  • Uống nhiều rượu bia
  • Bị nhiễm trùng
  • Vận động mạnh hoặc tập thể dục quá sức
  • Phẫu thuật cắt dạ dày
  • Một số bệnh lý khác như rối loạn mức độ hormone, khối u tuyến tụy, bệnh gan, bệnh thận, bệnh tuyến thượng thận hoặc tim…
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc.

Cách hạn chế tình trạng hạ đường huyết và tụt huyết áp

Tuy khác nhau hoàn toàn về bản chất, nhưng tụt đường huyết và tụt huyết áp lại có nhiều điểm chung trong cách phòng ngừa bệnh. Điều quan trọng chính là xây dựng và duy trì một lối sống lành mạnh, thói quen sinh hoạt tốt cùng một số điều cần lưu ý như sau:

  • Không bỏ bữa, ăn đúng giờ và bổ sung đủ các thành phần dinh dưỡng, ưu tiên nguồn dinh dưỡng lành mạnh từ hoa quả, rau xanh, cá và ngũ cốc nguyên hạt
  • Chia nhỏ bữa ăn thành 5 – 6 bữa mỗi ngày
  • Không uống nhiều rượu bia
  • Không tập thể dục quá sức
  • Nên ăn nhẹ trước khi tập thể dục để hạn chế bị hạ đường huyết và tụt huyết áp
  • Thường xuyên kiểm tra các chỉ số sức khỏe, bao gồm cả chỉ số đường huyết và chỉ số huyết áp

Bên cạnh đó, tụt đường huyết và tụt huyết áp cũng có một số lưu ý riêng trong phòng ngừa. Cụ thể như sau:

Đối với người bị hạ đường huyết

Riêng với bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý luôn mang theo đồ ăn nhẹ hoặc thức uống có đường. Ngoài ra, nếu người bệnh có một bộ dụng cụ tiêm glucagon, hãy luôn mang nó theo bên mình. 

Đối với người bị huyết áp thấp

Với người bị huyết áp thấp, cần lưu ý uống nhiều nước, thay đổi tư thế từ từ, tránh đứng lâu trong thời gian dài. Khi tập thể dục, người bệnh nên thực hiện các động tác từ từ và hít thở sâu vài lần trước khi đổi tư thế. Đôi khi, bác sĩ có thể khuyên bạn nên ăn mặn hơn một chút và mang vớ nén, đồng thời kê đơn thuốc giúp tăng huyết áp như fludrocortisone hoặc midodrine để hạn chế tình trạng này. 

Trên đây là một số thông tin để giúp bạn đọc phân biệt giữa hạ đường huyết và tụt huyết áp. Dựa vào đó, bạn sẽ có được cách điều trị và phòng ngừa phù hợp nhất. Hy vọng bài viết đã mang đến những thông tin thú vị và bổ ích. 

[embed-health-tool-bmr]

Tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328