back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Hai cách giúp thai kỳ khỏe mạnh

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Thai phụ bổ sung đủ 6 nhóm chất và chủng ngừa 4 vaccine trước, trong khi mang thai sẽ giảm tỷ lệ em bé dị tật bẩm sinh hay tai biến ở mẹ.

ThS.BS Trần Thị Hồng Loan, bác sĩ dinh dưỡng, Trung tâm Dinh dưỡng Nutrihome, khuyến cáo như trên, giải thích dinh dưỡng, sức khỏe người mẹ ảnh hưởng rõ rệt đến thai nhi.

Thai phụ ăn đủ chất và cân đối, thai nhi sẽ tăng cân tốt. Ngược lại, mẹ thiếu dinh dưỡng sẽ tăng nguy cơ sinh con non tháng hay nhẹ cân, ảnh hưởng chỉ số thông minh (IQ) của trẻ hoặc mắc dị tật bẩm sinh. “Thai phụ cần kiểm soát cân nặng, ăn đủ chất để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và thai nhi”, bác sĩ Loan nói.

Sáu nhóm chất thai phụ nên chú trọng, theo bác sĩ Loan, gồm:

Đạm (protein): Đạm thúc đẩy tạo hình các cơ quan và tăng trưởng cơ xương của thai nhi. Nhu cầu đạm của cơ thể mẹ thay đổi theo từng giai đoạn mang thai. Cụ thể, ba tháng đầu cần bổ sung khoảng 61 g đạm/ngày, ba tháng giữa thêm 70 g đạm/ngày, cuối thai kỳ cần hơn 90 g đạm/ngày. Tỷ lệ đạm động vật – thực vật là 35 và 65%.

Acid folic: Chất này thuộc vitamin nhóm B, hỗ trợ chuyển hóa và tạo tế bào mới, giảm nguy cơ khiếm khuyết ống thần kinh của thai nhi. Thai phụ được khuyến nghị bổ sung 600 microgram/ngày, thông qua trứng, bông cải xanh, cải bó xôi, quả bơ, sữa. Phụ nữ cần bổ sung vi chất này trước khi mang thai và trong ba tháng đầu.

Rau củ, ngũ cốc cung cấp nhiều dưỡng chất. Ảnh: Vecteezy

Sắt, kẽm và vitamin C: Thiếu sắt có thể khiến mẹ thiếu máu, sảy thai, sinh non. Thiếu kẽm làm bào thai chậm phát triển, suy dinh dưỡng. Sắt, kẽm thường có trong thịt, trứng, các loại hải sản. Nguồn bổ sung vitamin C gồm cam, táo, bưởi, dâu… giúp tăng đề kháng và hấp thu sắt cho thai phụ.

Bộ Y tế khuyến nghị thai phụ bổ sung 30 mg sắt/ngày thông qua thực phẩm và viên bổ sung sắt, 6-20 mg kẽm/ngày (phụ thuộc vào khả năng hấp thu), 100 mg vitamin C/ngày.

Canxi: Chất tham gia xây dựng hệ xương và mầm răng của thai nhi. Trong thai kỳ, mẹ nên uống sữa tươi, phô mai, sữa chua, ăn rau màu xanh đậm và các loại cá, tép nhỏ. Mức khuyến nghị là 1.200 mg/ngày.

DHA, omega 3, omega 6: Nhóm chất này cần cho sự phát triển não, thần kinh và mắt của thai nhi. Nhóm này có nhiều trong cá béo, hạt có dầu, quả bơ, sữa. Mỗi ngày phụ nữ mang thai cần tối thiểu 200 mg DHA.

Iốt: Đây là thành phần thiết yếu của các hormone tuyến giáp. Thiếu iốt làm tăng khả năng tử vong em bé trước và sau sinh, gây ra chứng đần độn ở thai nhi. Mẹ cần bổ sung chất này từ rong biển, cá biển hoặc sử dụng muối iốt trong chế biến thức ăn hàng ngày, tối thiểu 220 microgram/ngày.

“Thai phụ có thể tham khảo thực đơn hàng ngày dựa trên tháp dinh dưỡng của Viện Dinh dưỡng quốc gia hoặc tư vấn từ bác sĩ”, bác sĩ Loan khuyên.

Thai phụ tiêm ngừa tại VNVC Hoàng Văn Thụ. Ảnh: Nhật Linh

Thai phụ tiêm ngừa tại VNVC Hoàng Văn Thụ. Ảnh: Nhật Linh

Bên cạnh dinh dưỡng, thai phụ nên tiêm chủng đầy đủ nhằm giảm nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm.Bác sĩ Huỳnh Trần An Khương, Quản lý Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC, giải thích suy giảm miễn dịch là cơ chế tự nhiên khi mang thai. Vaccine sẽ hỗ trợ cung cấp miễn dịch đặc hiệu để phòng bệnh, hiệu quả lên tới 97%.

Bốn loại vaccine được khuyến cáo cho phụ nữ trước và trong khi mang thai gồm phế cầu, sởi – quai bị – rubella, bạch hầu – ho gà – uốn ván, cúm.

Mũi phế cầu tiêm trước mang thai một tháng, giúp phòng viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm tai giữa và tránh biến chứng trên thai phụ như sảy thai, thai lưu, sinh non. Hiệu quả bảo vệ đến 97%, chỉ tiêm một mũi.

Mũi sởi – quai bị – rubella tiêm phác đồ hai mũi trước mang thai tối thiểu ba tháng, hiệu quả phòng bệnh 97%. Vaccine giúp phòng các biến chứng nặng như sảy thai, sinh non, thai chết lưu, tử vong ở người mẹ, dị tật bẩm sinh ở em bé do ba bệnh trên gây ra.

Mũi phòng cúm tiêm trước mang thai hoặc ba tháng giữa hoặc cuối thai kỳ, giúp tránh biến chứng nặng của bệnh như viêm phổi, dị tật thai nhi.

Mũi bạch hầu – ho gà – uốn ván tiêm vào ba tháng giữa hoặc cuối thai kỳ. Mẹ tiêm phòng giúp trẻ sinh ra giảm 91% nguy cơ mắc ho gà trong những tháng đầu đời. Vaccine giúp chặn một số biến chứng trên thai phụ như tắc nghẽn đường hô hấp, viêm cơ tim, xuất huyết kết mạc…

Nhật Linh

Vào 8h30 ngày 6/7, Hệ thống tiêm chủng VNVC và Pfizer Việt Nam tổ chức lớp tư vấn sức khỏe thai sản số 27 với ba bài giảng:

– “Cách xử trí và phòng sặc sữa ở trẻ sơ sinh”, trình bày bởi TS.BS Cam Ngọc Phượng, Giám đốc Trung tâm Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM.
– “Bệnh hô hấp nguy hiểm ở bà bầu và những phản ứng sau tiêm thường gặp”, trình bày bởi bác sĩ Huỳnh Trần An Khương, Quản lý Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC.
– “Ăn gì để vào con không vào mẹ, con khỏe mạnh mẹ mi nhon”, trình bày bởi ThS.BS Nguyễn Anh Duy Tùng, bác sĩ dinh dưỡng, Trung tâm Dinh dưỡng Nutrihome.

Lớp học diễn ra tại UBND phường Cát Lái, số 707 Nguyễn Thị Định, phường Cát Lái, TP Thủ Đức, TP HCM. Độc giả đăng ký tại đây.


Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328