back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Hay tằng hắng là bệnh gì? “Điểm danh” 9 nguyên nhân và cách khắc phục

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Tằng hắng hoặc còn gọi là hắng giọng là hành động mà bạn thường làm khi có chất nhầy trong cổ họng, khi bị vướng họng hoặc đơn giản chỉ là muốn thu hút sự chú ý của người khác. Hầu hết mọi người thỉnh thoảng đều cần hắng giọng nhưng nếu bạn không dừng được việc liên tục tằng hắng thì đây có thể là vấn đề cần được quan tâm. 

Xoay quanh vấn đề này, mọi người thường có những thắc mắc như hay tằng hắng là bệnh gì, tằng hắng lâu ngày có sao không, cách trị tằng hắng tại nhà như thế nào? Mời bạn cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau của Bệnh lý nhé!

“Điểm danh” 9 nguyên nhân khiến bạn tằng hắng liên tục

Bạn có quan tâm đến vấn đề hay tằng hắng là bệnh gì, vì sao bé hay tằng hắng hay bệnh tằng hắng ở trẻ em là do đâu hay không? Nếu cùng có các mối quan tâm này, mời bạn cùng tìm hiểu qua những thông tin sau.

Theo các chuyên gia sức khỏe, có nhiều nguyên nhân khiến bạn tằng hắng liên tục và dưới đây là một số vấn đề sức khỏe hoặc bệnh lý gây ra tình trạng hắng giọng mãn tính đáng lưu ý:

1. Trào ngược thanh quản

Phần lớn những người thường xuyên tằng hắng đều có các vấn đề liên quan đến tình trạng trào ngược họng – thanh quản (Laryngopharyngeal reflux – LPR). LPR xảy ra khi vật chất có trong dạ dày, bao gồm cả axit và không axit, di chuyển đến vùng cổ họng, gây ra cảm giác khó chịu, khiến bạn phải tằng hắng.

Tình trạng trào ngược họng – thanh quản có thể được điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật (trong trường hợp nghiêm trọng). Việc thay đổi lối sống và áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà cũng có thể mang đến hiệu quả trong nhiều trường hợp. Các biện pháp khắc phục tại nhà cho LPR bao gồm:

  • Nâng đầu giường lên khoảng 30 độ hoặc cao hơn
  • Không nằm ngay sau khi ăn hoặc uống
  • Tránh hút thuốc và tránh sử dụng caffeine, rượu, đồ uống có ga
  • Tránh các loại thức ăn cay, béo và có tính axit
  • Giảm cân
  • Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ
  • Mặc quần áo rộng rãi
  • Giảm căng thẳng

2. Tằng hắng liên tục do bị chảy dịch mũi sau

Người hay tằng hắng là bệnh gì? Câu trả lời là hiện tượng chảy dịch mũi sau cũng là một nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng tằng hắng kéo dài. Chảy dịch mũi sau sẽ khiến cơ thể sản sinh thêm nhiều chất nhầy. Lượng chất nhầy này sẽ chảy xuống cổ họng từ phía sau mũi. Các triệu chứng thường gặp khác có thể bao gồm:

  • Ho nhiều vào ban đêm
  • Buồn nôn do chất nhầy dư thừa di chuyển xuống thực quản
  • Đau họng
  • Hôi miệng

Dị ứng là một trong những tác nhân chủ yếu gây chảy dịch mũi sau. Bên cạnh đó, tình trạng này còn xuất phát từ các nguyên nhân khác như:

  • Lệch vách ngăn mũi
  • Nhiệt độ không khí thấp
  • Nhiễm virus, gây ra cảm lạnh hoặc cúm
  • Viêm xoang
  • Mang thai
  • Thay đổi thời tiết
  • Không khí khô
  • Ăn các loại thức ăn cay
  • Sử dụng một số loại thuốc

Cách thức điều trị chảy dịch mũi sau sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Nếu liên quan đến dị ứng thì bạn cần tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng hoặc dùng thuốc để điều trị. Các phương pháp điều trị khác cho chảy dịch mũi sau có thể bao gồm:

  • Thuốc thông mũi không kê đơn, chẳng hạn như pseudoephedrine (Sudafed)
  • Thuốc kháng histamine, chẳng hạn như loratadine (Claritin)
  • Dung dịch nước muối xịt mũi
  • Kê đầu cao khi ngủ
  • Giữ và bổ sung nước cho cơ thể
  • Uống các loại chất lỏng ấm.

3. Túi thừa thực quản 

Túi thừa thực quản (hay túi thừa Zenker) là tình trạng tương đối hiếm gặp. Nó xảy ra khi thực quản xuất hiện một chiếc túi bất thường ngăn cản thức ăn đi vào dạ dày. Đôi khi túi thừa và chất nhầy có thể bị mắc kẹt tại cổ họng, khiến bạn phải tằng hắng liên tục.

Phẫu thuật là phương pháp thường được chỉ định để điều trị tình trạng túi thừa Zenker.

4. Rối loạn tic khiến trẻ hay tằng hắng 

Rối loạn tic được mô tả là những cơn giật, chuyển động hoặc âm thanh đột ngột mà người bệnh lặp đi lặp lại. Những người mắc rối loạn này không thể ngăn cơ thể của họ làm những điều bất thường kể trên. Thông thường, tình trạng này sẽ bắt đầu trước 18 tuổi và kéo dài trong vòng 4 – 6 năm.

Các triệu chứng của rối loạn tic vận động bao gồm:

  • Nhăn mặt
  • Chớp mắt, co giật, giật hoặc nhún vai
  • Chân, tay hoặc cơ thể mất kiểm soát đột ngột
  • Càu nhàu và rên rỉ

Cách thức điều trị bệnh sẽ có sự khác biệt tùy vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Phương pháp điều trị sẽ bao gồm liệu pháp nhận thức – hành vi và sử dụng thuốc.

5. Hội chứng Tourette

Hội chứng Tourette là một rối loạn thần kinh khiến người bệnh bị co giật và phát ra âm thanh bất thường. Hội chứng này còn được nhận biết bằng các triệu chứng khác như:

  • Chớp mắt
  • Khịt mũi
  • Các cử động lạ ở miệng, liếm môi, chép môi
  • Lắc, giật đầu
  • Lẩm bẩm
  • Ho
  • Lặp đi lặp lại một từ hoặc một cụm từ

Phương pháp điều trị hội chứng Tourette sẽ bao gồm điều trị thần kinh, điều trị bằng thuốc và trị liệu.

6. Rối loạn thần kinh tự miễn ở trẻ em với liên cầu khuẩn (PANDAS)

Rối loạn PANDAS thường xuất hiện đột ngột sau khi bị viêm họng liên cầu khuẩn hoặc sốt phát ban ở trẻ em. Ngoài việc tằng hắng và các biểu hiện rối loạn tic, triệu chứng của PANDAS còn bao gồm:

  • Thường xuyên bị ám ảnh
  • Ủ rũ hoặc cáu kỉnh
  • Hoảng loạn

Phương pháp điều trị PANDAS sẽ bao gồm trị liệu, tư vấn và sử dụng thuốc.

7. Dị ứng thực phẩm 

Dị ứng thực phẩm có thể gây ngứa họng, khiến bạn phải tằng hắng. Sữa, trứng, đậu phộng, đậu nành… là các loại thực phẩm thường xuyên gây ra dị ứng. Để điều trị vấn đề này, bạn cần tránh sử dụng các loại thực phẩm mà mình có nguy cơ bị dị ứng.

8. Tác dụng phụ của thuốc

Việc dùng một số loại thuốc điều trị vấn đề về huyết áp có thể khiến cổ họng cảm thấy khó chịu và gây tằng hắng kéo dài. Do đó, nếu đang dùng thuốc các loại thuốc này và thường xuyên bị tằng hắng, bạn nên hỏi bác sĩ để có thể thay thế một loại thuốc phù hợp hơn.

9. Thói quen

Trong một số trường hợp, tằng hắng không liên quan đến đến bất kỳ vấn đề sức khỏe nào. Đây có thể là một thói quen hoặc một hành động vô thức khi lo lắng hoặc căng thẳng. Do đó, để ngăn chặn tình trạng này, bạn có thể áp dụng các mẹo nhỏ sau đây:

  • Uống nhiều nước hơn
  • Tự theo dõi hoặc nhờ người khác theo dõi việc tằng hắng của mình
  • Tìm một hoạt động thay thế tằng hắng, chẳng hạn như nuốt hoặc gõ ngón tay

Tằng hắng lâu ngày: Khi nào nên đi khám? 

Nếu tình trạng tằng hắng kéo dài hoặc gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống thì bạn nên đi khám để được điều trị. Bác sĩ sẽ kiểm tra và có thể đề nghị nội soi để xác định vấn đề đang xảy ra trong cổ họng của bạn. Xét nghiệm dị ứng cũng có thể được chỉ định trong các trường hợp cần thiết.

Điều trị tằng hắng kéo dài

Việc có thể xác định đúng nguyên nhân là điều quan trọng nhất trong điều trị tằng hắng. Các phương pháp điều trị sẽ bao gồm việc thay đổi lối sống, sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật.

Ngoài ra, bạn có thể thử một số cách trị tằng hắng tại nhà đơn giản sau:

  • Uống nước
  • Ăn kẹo mút không đường
  • Nuốt nước bọt 2 lần
  • Ngáp
  • Ho…

Triệu chứng tằng hắng kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến thanh âm của bạn. Nếu việc áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà không hiệu quả, bạn cần tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả.

[embed-health-tool-heart-rate]

Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328