back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Hiện tượng mưa axit là gì? Tại sao lại có mưa axit

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Có lẽ bạn không còn xa lạ gì với những bộ phim Hollywood có chủ để về mưa axit. Những hạt mưa gây nóng chảy kim loại, bỏng rát hay đầu độc những người dính phải. Liệu thức tế mưa axit có thể gây ra những chuyện này?

Hiện tượng mưa axit là gì?

Hiện tượng mưa axit là một trong những hiện tượng tự nhiên được đánh giá là đáng sợ nhất. Hiện tượng này xảy ra khi ô nhiễm môi trường không khí. Theo đó, mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ pH < 5.6. Ngoài ra, trong nước mưa còn chứa chứa Lưu huỳnh (S) và Nitơ (N). Hai thành phần này được tạo ra khi chất thải được phát tán ra môi trình trong quá trình sử dụng nguyên liệu như than đá, dầu mỏ làm chất đốt. Tuy nhiên, trên thực tế, mưa axit không để lại những hậu quả nghiêm trọng như nóng chảy kim loại nhưng trên các bộ phim chúng ta vẫn hay xem. Đây chỉ là những chi tiết được các đạo diễn thêm thắt cũng như phóng đại để làm tăng thêm phần kịch tính cho các bộ phim mà thôi.

Mưa axit không nhất thiết phải ở dạng lỏng mà còn ở một số dạng rắn khác như bụi, sương mù, tuyết, khí và mưa đá. Loại mưa axit có chứa nước được gọi là dạng lắng đọng ướt. Mưa axit hình thành với bụi hoặc khí được gọi là dạng lắng đọng khô.

Tại sao lại có mưa axit?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra mưa axit, có thể hình thành do sự phun trào của núi lửa, khói từ các đám cháy…Tuy nhiên, nguyên nhân trực tiếp và chủ yếu nhất hầu hết là từ con người gây ra.

Cụ thể, trong cuộc sống, chúng ta thường xuyên sử dụng dùng than đá, dầu mỏ là chất đốt. Khi quá trình đốt những nguyễn liệu này diễn ra sẽ sinh ra một lượng lớn nhiệt và khí thải đó là lưu huỳnh và khí nitơ. Khi 2 loại chất hoá học này được thải vào không khí tạo thành phản ứng hoá học, tạo ra axit sunfuric (H2SO4) và axit nitric (HNO3).

2 hợp chất axit này lưu lại trên các đám mây. Khi trời mưa, H2SO4 và HNO3 sẽ hoà tan với nước mưa và làm nồng độ pH trong nước mưa bị giảm. Khi độ pH < 5.6 thì sẽ tạo nên mưa axit. Do độ pH lớn nên có thể hoà tan các loại bụi kim loại, ôxit chì… điều này khiến nước mưa trở nên độc hại không chỉ đối với con người, động vật cũng như các loại cây cối, hoa màu,…

Các tác hại mà mưa axit gây ra

Mưa axit gây ra rất nhiều ảnh hưởng xấu tới môi trường thiên nhiêu, một số tác hại có thể kể đến như:

  • Mưa axit sẽ làm tăng độ chua trong đất khiến đất bị suy thoái, cây cối kém phát triển. Không những vậy, khi gặp mưa axit, lá cây sẽ bị “cháy”, mầm bị chết khô, khả năng quang hợp giảm…
  • Mưa axit còn phản ứng hoá học với các vật liệu kim loại như sắt, đồng, kẽm…khiến chúng bị giảm tuổi thọ.
  • Các bức tượng đá cũng không tránh khỏi nguy cơ “diệt vong”. Nếu đá làm từ đá vôi, đá cẩm thạch chứa canxi cacbonat thì chắc chắn các bức tượng này sẽ bị phá huỷ.
  • Mưa axit sẽ làm giảm độ pH trong ao hồ. Điều này khiến các sinh vật sinh sống trong ao hồ suy yếu, thậm chí là chết. Dần dần, ao hồ này sẽ thành “thuỷ vực chết”.

Ngoài việc ảnh hưởng đến môi trường thiên nhiên, mưa axit còn tác động không nhỏ đến con người, điển hình nhất là một số căn bệnh liên quan tới đường hô hấp như: ho gà, hen suyễn; hay các bệnh khác như nhức đầu, đau họng, đau mắt… Đặc biệt, mưa axit còn khiến cơ thể con người gián tiếp hấp thụ và tích tụ kim loại trong cơ thể thông qua hấp thụ những loại thực phẩm bị nhiễm kim loại do mưa axit gây ra. Ngoài ra, mưa axit còn làm hạn chế tầm nhìn, ảnh hưởng đến giao thông, vận chuyển và rất nhiều những bất tiện khác.



Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328