back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

HIỆN TƯỢNG NHỨC MỎI CHÂN VỀ ĐÊM CỦA TRẺ

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Ở độ tuổi phát triển nhanh về thể lực, đặc biệt là giai đoạn phát triển về chiều cao, có rất nhiều trẻ nhỏ luôn bị nhức mỏi chân, tay về đêm khiến bố mẹ lo lắng. Rất nhiều bậc cha mẹ do không hiểu rõ nguyên nhân, chỉ nghĩ là do con phải đi bộ đến trường, do chạy nhảy nAhiều nên đau mỏi chân…Vì thế, mặc dù đã chịu khó xoa bóp rất lâu nhưng bé vẫn kêu, khóc vì đau và không ngủ được. Qua nhiều đêm cả mẹ, con đều mất ngủ phải đi khám, các bác sĩ đã cho biết đó chỉ là hiện tượng nhức, mỏi chân tay do bé đang ở giai đoạn phát triển chiều cao, liên quan tới quá trình tạo xương. Quá trình này diễn ra theo các giai đoạn khác nhau của trẻ nhỏ. Ở giai đoạn đầu, mạnh nhất là từ 5-7 tuổi và giai đoạn dậy thì, xương và chiều cao của trẻ sẽ phát triển nhanh nhất đặc biệt là xương ở các chi nên bé có cảm giác mỏi, đau chân, buồn bực, khó chịu. Giai đoạn tiếp theo xương vẫn phát triển bình thường nhưng chậm hơn và kết thúc vào khoảng 20-25 tuổi. Thời điểm này do xương phát triển chậm, cộng với sức đề kháng của cơ thể tốt hơn nên chân, tay không còn cảm giác đau, nhức như các giai đoạn trước.

 Triệu chứng nhức mỏi chân tay có thể xuất hiện sớm hơn ở những trẻ hiếu động, chạy nhảy nhiều làm các cơ hoạt động quá mức. Khi đó cần tránh những tổn thương do va đập, viêm nhiễm cho trẻ có thể dẫn đến gãy xương hoặc bong gân…Ngoài ra, nhức mỏi tay, chân của trẻ còn xuất hiện ở trẻ có xương phát triển quá nhanh so với hệ cơ, dẫn đến khi hệ cơ phát triển không “theo kịp”, khi xương dài ra nhưng các sợi dây cơ chạy dọc theo ống xương không dài bằng sẽ gây đau bắp, bụng chân, tay…hay còn gọi là đau cơ. Tất cả các hiện tượng trên đều không đáng lo ngại và sẽ có giải pháp để khắc phục. Tuy vậy, nếu trẻ bị đau vùng thắt lưng kéo dài, đau cả vùng xương chậu, xương cụt, đau khi ngồi lâu, cứng và tê xuống hai chân…hoặc sau khi đã bổ sung đủ chất trong một thời gian dài mà trẻ vẫn có dấu hiệu bất thường thì phải mang trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa xương khớp để thăm khám.

Một số giải pháp giúp phát triển xương tốt

·  Xây dựng thói quen ăn uống cho trẻ

Thói quen không tốt: kén ăn, chỉ thích riêng một số món nào đó. Trường hợp này, các mẹ không bắt ép mà kiên trì giúp bé bỏ dần theo thói quen bất hợp lý trong ăn uống. Không nên để trẻ chỉ thích ăn một loại đồ. Điều này khiến hệ tiêu hóa của trẻ mất cân bằng, gây tình trạng thiếu chất ảnh hưởng đến chiều cao.

·  Tăng cường hoạt động thể lực:

Trẻ nhỏ sẽ ăn uống , hấp thụ và tiêu hóa các dưỡng chất tốt hơn khi thường xuyên vận động. Vận động nhiều cũng làm cho xương rắn chắc và phát triển cân đối hơn. Ngoài ra giấc ngủ của trẻ cũng sâu hơn khi luyện tập. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên để trẻ vận động quá sức.

·  Ngủ đúng giờ:

Xương phát triển nhanh là nhờ các Hormone tăng trưởng, sau 22 giờ ( đêm) lượng hormone được tiết ra nhiều nhất. Một giấc ngủ ngon sẽ giúp não kích thích hormone tăng trưởng. Vì vậy, nên để trẻ ngủ đúng giờ, tuyệt đối không được thức khuya.

·  Bổ sung khoáng chất:

Bổ sung qua thực phẩm hàng ngày hoặc qua tư vấn của bác sĩ các chất dinh dưỡng cần thiết như: Canxi, photpho,magie, vitamin A,B,C,D…Khi trẻ đang trong độ tuổi phát triển chiều cao. Đây là những nguyên tố rất quan trọng giúp xương phát triển nhanh và chắc chắn.

BS. Hoàng Ngọc Anh

——-

Phòng khám dinh dưỡng chất lượng cao

Địa chỉ: Tầng 1, Tòa 5 tầng, Số 70 Nguyễn Chí Thanh – Đống Đa – Hà Nội

Hotline: 0969 59 59 38

Email: phongkhamdinhduonghanoi@gmail.com

Website: htkhám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao

Địa chỉ: http://phongkhamdinhduong.vn

Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328