back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

HOTLINE: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

HIỆN TƯỢNG SẶC BỘT, CHÁO Ở TRẺ NHỎ VÀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ TRÍ.

Tham khảo

Chọn lọc

1.  Nguyên nhân:

–  Tại vùng miệng họng của trẻ nhỏ, ống thực quản và khí quản ( đường ăn và đường thở) nằm tiếp giáp, song song với nhau. Giữa chúng có 1 nắp đậy gọi là nắp “thanh thiệt”, nó đậy lại khi thức ăn được đưa xuống thực quản để chúng không lạc sang đường thở. Ở trẻ nhỏ, người già, hệ thần kinh vẫn chưa hoàn thiện hoặc bị suy nhược khiến phản xạ đóng nắp “thanh thiệt” không được tốt, dẫn đến dễ bị sặc thức ăn.

–  Thói quen vừa ăn vừa cười vừa đùa, ăn vội vàng, ép trẻ ăn khi trẻ khóc, cha mẹ bóp mũi ép con phải há miệng bón thức ăn…rất dễ gây sặc.

2.  Các dấu hiệu khi trẻ bị sặc thức ăn.

–  Bột, cháo xay nhuyễn có độ quánh rất cao, khi bị sặc sẽ nút lấy toàn bộ đường thở, có thể làm trẻ khó thở, tím tái và tử vong nhanh chóng

–  Biểu hiện tức thời xuất hiện sau khi đút bột, cháo, thức ăn vào miệng trẻ: Trẻ đột nhiên ho sặc sụa, tím tái, có cơn ngừng thở, có thể tử vong ngay sau 5-10 phút. Dấu hiệu này gọi là “ Hội chứng xâm nhập” phản xạ đó để bảo vệ cơ thể để tống dị vật ở đường thở ra ngoài.

–  Nếu dị vật chỉ bít một phần đường thở, trẻ sẽ thở rít, ho rũ rượi, cơn ho dồn dập, mặt đỏ gay. Cơn ho này kéo dài, sau dịu dần, chỉ còn ho rải rác, sau đó trẻ trở lại bình thường, thỉnh thoảng xuất hiện đợt ho sặc tương tự trở lại, cũng rất dễ bị tử vong trong giai đoạn này.

3.  Cách xử trí khi trẻ sặc thức ăn, hóc dị vật.

·  Đối với trẻ nhỏ:

–  Giữ bé trong tư thế nằm mặt úp, đầu chúc ngược thấp hơn thân dọc theo cầu tay bạn. Đầu và vai bé trên tay bạn. Vỗ mạnh vào phần trên của lưng bé để dị vật văng ra ngoài.

–  Nếu xử lý như vậy không có kết quả cần phải:

 Xoay mặt bé về phía cánh tay kia của bạn, rồi nhìn nhìn vào trong miệng bé và dùng 1 ngón tay lấy dị vật ra ( nhớ không được thọc sâu vào cổ họng bé).

 Nếu chưa được, vẫn bế bé ở tư thế ngửa trên và để hai ngón tay bạn ở phần nửa dưới của xương ức và ấn mạnh xuống với nhịp độ 3 giây/1 lần. Làm như vậy để tạo cơn ho nhân tạo.

 Thủ thuật ấn nửa dưới của xương ức có thể ấn ngực 5 lần, thực hiện 6-10 lần thủ thuật này. Nếu vật cản vẫn chưa ra được phải gọi xe cấp cứu ngay lập tức để đưa trẻ đến bệnh viện.

·   Đối với trẻ lớn

–  Cha mẹ đặt trẻ nằm ngửa đầu và ấn thật mạnh, nhanh, bất ngờ, vào vùng bụng thượng vị ( giữa xương ức và xương sườn) để tăng áp lực trong phổi, đẩy dị vật ra ngoài.

–  Cho trẻ khum người ra phía trước, bạn đứng phía sau vỗ mạnh vào giữa xương sống trẻ vài cái. Kinh nghiệm cho thấy nếu làm đúng kỹ thuật, chỉ làm 1-2 lần là dị vật bị tống ra ngoài, sau đó quan sát, nếu còn khó thở thì làm lại động tác đó vài lần. Nếu trẻ hồng hào, chuyển lên bệnh viện để bác sĩ tiếp tục theo dõi.

–  Nếu trẻ vẫn không thở được, không có mạch thì tiến hành thổi ngạt, kết hợp ép tim ngoài lồng ngực. Đặt trẻ nằm ngửa trên nền phẳng, cứng, ngửa đầu trẻ ra nhằm làm cho đường thở thông thoáng. Ép tim ngoài lồng ngực tại vị trí dưới điểm giao nhau giữa xương ức và đường ngang qua 2 núm vú. Nên đặt 3 ngón tay dọc theo xương ức bắt đầu từ điểm giao nhau vừa xác định sau đó rút bớt một ngón tay sát điểm giao nhau. Thực hiện một chu kỳ với tần xuất 30 lần ép tim và 2 lần thổi ngạt. Làm 5 chu kỳ liên tục, sau đó dừng lại, kiểm tra mạch, nhịp thở của bé. Thực hiện liên tục cho tới khi trẻ có dấu hiệu đáp ứng thể hiện như có mạch đập và thở được. Vừa tiến hành thao tác, vừa chuyến bé đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu.

  Lưu ý: Trên đường chuyển viện cấp cứu tuyệt đối không được ngừng ấn tim và thổi ngạt, bởi nếu không làm dẫn đến não bị thiếu oxy sẽ không cấp cứu được.

Nguồn tham khảo

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Bài mới nhất

Được quan tâm nhất