back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

HOTLINE: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

HIỆN TƯỢNG “ SỐC NHIỆT” TRONG THỜI TIẾT NẮNG NÓNG

Tham khảo

Chọn lọc

Trong thời gian từ tháng 6 đến tháng 8, hàng năm thời tiết tại Hà Nội cũng như các tỉnh thành phía bắc đã và đang trải qua các đợt nắng nóng gay gắt với nền nhiệt độ ở mức độ cao, nhiều ngày, nhiều nơi vượt ngưỡng 39ᵒC, cần lưu ý đó là nhiệt độ ở trong nhà, trong bóng râm. Thực tế, trong thời gian này nhiệt độ ngoài đường, phố…có lúc xấp xỉ 50ᵒC. Hiện tượng sốc nhiệt thường gặp đối với những người phải đi ra ngoài nắng, trẻ nhỏ đang ở trong nơi mát mẻ có điều hòa nhiệt độ ( trong nhà, ôtô…) đi ra ngoài đột ngột, chơi đùa lâu ngoài nắng…Trong thời điểm nắng nóng như tháng 6-7, do nắng nóng kéo dài, nhiệt độ ở mức cao, nguy cơ sốc nhiệt rất dễ xảy ra.

 I.  Đối tượng dễ say nắng, say nóng.

Sốc nhiệt là gì? : Sốc nhiệt là trạng thái tổn thương do nhiệt, đặc trưng bởi sự thay đổi nhiệt độ của cơ thể một cách đột ngột, từ lạnh sang nóng hay từ nóng sang lạnh. Sốc nhiệt có thể giết hoặc gây tổn hại cho não bộ và các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể. Sốc nhiệt có thể xảy ra ở mọi người, mọi lứa tuổi…

–  Biểu hiện ban đầu bằng các rối loạn nhẹ như chuột rút, ngất xỉu, kiệt sức vì nóng…Nhưng cũng có thể biểu hiện ngay cả khi không có dấu hiệu tổn thương do nhiệt báo trước. Sốc nhiệt là hậu quả của việc tiếp xúc với nhiệt độ cao kéo dài, thường kết hợp với mất nước, gây tổn thương hệ thống kiếm soát thân nhiệt.

–   Các triệu chứng thường gặp khác bao gồm : Buồn nôn, co giật, lú lẫn, mất định hướng, đôi khi hôn mê, mất ý thức.

–  Sốc nhiệt rất dễ ảnh hưởng tới người cao tuổi, trẻ nhỏ sống trong các căn hộ thiếu điều hòa không khí hoặc không được thông khí tốt. Nhóm nguy cơ cao khác gồm: Không được uống đủ nước, có bệnh mãn tính, uống nhiều rượu bia, người mắc bệnh tim, phổi , cao huyết áp…

II.  Biểu hiện khi say nắng, say nóng.

–  Thân nhiệt tăng, kèm theo tăng đào thải mồ hôi dẫn tới cơ thể mất nước. Hiện tượng này nếu không được bù nước kịp thời sẽ dẫn đến trụy tim mạch, rối loạn chất điện giải và gây tử vong.

–  Tùy theo mức độ tăng thân nhiệt và thời gian. Có thể có biểu hiện nhẹ ban đầu là tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, hồi hộp trống ngực rồi đến tình trạng mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, tay chân rã rời, khó thở, chuột rút…cuối cùng là ngất, hôn mê, trụy tim mạch, tử vong.

III.  Cách xử trí cấp cứu say nắng, say nóng.

1.  Đưa bệnh nhân tới bệnh viện.

2.  Xử lý tại chỗ:

–  Đưa bệnh nhân tới nơi mát mẻ, cởi bỏ bớt quần áo.

–  Quạt, làm ướt da bệnh nhân bằng khăn ướt.

–  Áp túi nước đá vào nách, bẹn, cổ, lưng bệnh nhân

–  Nhúng bệnh nhân vào vòi hoa sen, bồn tắm có nước mát hoặc nước đá.

IV.  Đề phòng sốc nhiệt?

1.  Từ nơi mát mẻ ( phòng điều hòa…) khi đi ra ngoài phải đề phòng, không ra đột ngột, mặc quần áo rộng, sáng màu và đội mũ, nón. Sử dụng kem chống nắng có chỉ số đạt tiêu chuẩn.

2.  Uống nhiều nước ( đạt 1,5-2 lít nước trong 1 ngày), tùy theo độ tuổi, cân nặng, công việc…mà tự điều chỉnh.

3.  Không sử dụng chất lỏng có caffein, cồn. Không uống thuốc muối khi không có chỉ định của bác sĩ.

4.  Tăng cường uống các loại nước ép trái cây tươi.

BS. Hoàng Ngọc Anh, Phòng khám dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội

Nguồn tham khảo

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Bài mới nhất

Được quan tâm nhất