back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Hiện tượng “VÒNG TRÒN CHẾT” của loài kiến là gì?

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Vòng tròn chết là một hiện tượng thú vị nhưng có chút rùng rợn của loài kiến. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới hiện tượng này, hay phải chăng loài kiến là một loài ngốc nghếch?

“Vòng tròn chết” của loài kiến là gì?

Vòng tròn Chết của kiến (ant death spiral, death circle ant) hay Cối xay kiến (ant mill) là một thuật ngữ ám chỉ một hành động của các loài kiến, ví dụ như kiến lính. Cụ thể, khi một nhóm kiến nhỏ bị lạc khỏi đàn và mất dấu hiệu mùi pheromone của kiến đầu đàn, những con kiến lạc này bắt đầu có xu hướng bám theo sau lưng nhau và di chuyển thành vòng tròn, và chúng tiếp tục di chuyển như vậy đến khi kiệt sức. Hiện tượng này đã được các nhà khoa học nghiên cứu và kiểm chứng trong phòng thí nghiệm bằng cách tự dàn dựng các “vòng tròn kiến” bằng cách dụ các con kiến chạy lạc vào các khoảng không gian kín như trong lòng chậu, hộp thí nghiệm,…

 

Hiện tượng này là một “tác dụng phụ” của khả năng tự tổ chức trong các bầy kiến. Cụ thể, những con kiến đều có bản năng bám theo sau lưng các thành viên đứng trước mặt nó, và chỉ cần 1 con kiến “sa ngã” sẽ kéo theo phản ứng dây chuyền của tất cả những con kiến phía sau, từ đó death cirle được hình thành. Theo các nhà khoa học chứng minh, nguyên nhân của hiện tượng này là do loài kiến lính vốn bị mù và việc di chuyển theo bầy đàn hoàn toàn dựa trên khả năng nhận diện mùi và bám đuôi theo đồng loại. Tuy nhiên khi tín hiệu mùi bị nhiễu loạn thì sẽ dẫn đến kết quả là bọn kiến nối đuôi nhau đi theo hình vòng tròn cho tới khi kiệt sức.

 

 

“Vòng tròn chết” của kiến đã được nhà tự nhiên học William Beebe mô tả vào năm 1921, khi ông quan sát một nhóm kiến “chạy theo hình vòng tròn” trong một vòng tròn chu vi 1.200 foot (365 m). Để đi hết cái vòng tròn như thế, mỗi con kiến cần đến 2 tiếng rưỡi đồng hồ. Hiện tượng tương tự cũng thấy ở loài bướm thuộc nhóm Thaumetopoeidae và cũng đã được ghi nhận ở một số loài cá. Có ý kiến khác cho rằng nhà sinh học T.C. Schneirla mới là người đầu tiên ghi nhận hiện tượng này vào năm 1936, khi ông quan sát vài trăm con kiến Eciton chạy vòng vòng cả ngày cho đến khi kiệt sức mà chết, quan sát này được ghi lại trong một bài báo khoa học năm 1944. Nếu các bạn có thể dễ dàng tìm kiếm hiện tượng này trên Youtube với những từ khóa như: “Death circle ant”, “ant mill” hay “death spirals”.

Ảnh thực tế hiện tượng vòng tròn chết của loài kiến (death circle)

Cụm từ “Vòng tròn chết của loài kiến” ngày nay được các chuyên viên vi tính ứng dụng trong việc lập trình và giải một số thuật toán (ví dụ thuật toán tối ưu hóa đàn kiến), hiện tượng “vòng tròn chết” có thể gây ra các lỗi nghiêm trọng cho các hệ thống máy tính và vì vậy người ta thường phải bổ sung các biện pháp an toàn để ngăn ngừa nó xảy ra.

 

Những bí mật về loài Kiến khiến ai cũng phải ngạc nhiên

Con Đỉa và 9 bí mật rùng rợn về loài Đỉa

Một con ruồi sẽ làm gì khi đậu lên đĩa thức ăn của bạn?



Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328