back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Hiệu ứng nhà kính là gì? Nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Trong một vài năm trở lại đây, “hiệu ứng nhà kính” có lẽ là cụm từ xuất hiện rất nhiều trên các trang báo, thời sự và là mối quan tâm của toàn thế giới. Vậy hiệu ứng nhà kính là gì mà khiến cho toàn nhân loại phải quan tâm đến vậy?

Hiệu ứng nhà kính là gì?

Hiệu ứng nhà kính (tên Tiếng Anh là Greenhouse Effect) là hiệu ứng làm cho không khí của Trái đất nóng lên. Hiện tượng này xảy ra do bức xạ sóng ngắn của Mặt trời có thể xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất; sau khi mặt đất hấp thụ nhiệt sẽ truyền lại bức xạ sóng dài vào khí quyển để CO2 hấp thụ khiến cho không khí nóng lên.

Hay chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản, hiệu ứng nhà kính là cụm từ dùng để chỉ hiệu ứng xảy ra khi năng lượng bức xạ của tia sáng Mặt trời xuyên qua các cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính, sau đó được hấp thụ và phân tán trở lại thành nhiệt lượng cho bầu không gian bên trong. Điều này khiến toàn bộ không gian bên trong ấm lên.

Nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính

Khí CO2 chính là nguyên nhân lớn nhất gây hiệu ứng nhà kính. CO2 trong khí quyển giống như một tấm kính dày bao phủ Trái đất và biến hành tinh xanh của chúng ta trả thành một chiếc nhà kính đúng theo nghĩa đen. Ngoài CO2 ra, các khí CH4, CFC, SO2, metan, ozôn, các halogen và hơi nước cũng nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính.

Hiệu ứng nhà kính là gì? Nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính

Ngày nay các hoạt động sinh hoạt, khai thác tài nguyên (đặc biệt là chặt phá rừng) để phục vụ cho sự phát triển ngày một nhanh chóng của con người con  đã làm gia tăng lượng khí CO2 ngày một nhiều, hiện tượng hiệu ứng nhà kính cũng tăng cao. Nhiệt độ không khí trên Trái Đất cũng theo đó mà tăng lên. Theo ước tính của các nhà khoa học, nhiệt độ của Trái đất sẽ tăng lên khoảng 1,5 – 4,5°C vào thế kỷ sau.

Theo các số liệu phân tích từ các chuyên gia, nếu không có lớp khí quyển, lớp bề mặt Trái đất sẽ có nhiệt độ trung bình là -23 độ C nhưng thực tế nhiệt độ trung bình là 15 độ C. Điều này có nghĩa là hiệu ứng này đã làm cho Trái đất nóng lên 38 độ C. Trước tình trạng ngày một khẩn cấp hiện nay, không riêng gì Việt Nam, tất cả các nước trên thế giới đều đang hướng tới sự dụng nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái chế để có thể giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng mà hiệu ứng nhà kính đem lại.

 



Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328