Bên cạnh việc dùng thuốc để điều trị loét dạ dày, bạn cũng có thể áp dụng một số thói quen sống lành mạnh cũng như xây dựng chế độ ăn uống dinh dưỡng, hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả điều trị.
Loét dạ dày là tình trạng những vết thương xuất hiện ở lớp niêm mạc dạ dày, gây lở loét. Biểu hiện phổ biến nhất của vấn đề sức khỏe này là đau dạ dày.
Các nguyên nhân phổ biến nhất của loét dạ dày là nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) và thường xuyên sử dụng aspirin cũng như nhóm thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs), bao gồm Advil, Aleve… Ngoài ra, căng thẳng lâu dài hoặc thói quen dùng thức ăn cay cũng có thể khiến các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn.
Một loạt biến chứng nguy hiểm có nguy cơ xảy ra nếu bạn không được điều trị. Vậy làm thế nào để điều trị loét dạ dày hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Các biện pháp điều trị loét dạ dày
Các bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân gây bệnh để đưa ra biện pháp điều trị loét dạ dày phù hợp và hiệu quả nhất cho bạn. Thông thường, mục tiêu của liệu trình chữa trị có thể gồm:
- Tiêu diệt vi khuẩn H. pylori
- Hạn chế hoặc ngưng sử dụng nhóm thuốc kháng viêm không chứa steroid
- Sử dụng thuốc để làm lành vết loét
Các loại thuốc áp dụng trong quá trình điều trị gồm:
1. Kháng sinh
Mục đích của việc dùng thuốc kháng sinh là tiêu diệt H. pylori. Nếu số lượng khuẩn H. pylori xuất hiện trong đường tiêu hóa quá lớn, bác sĩ sẽ chỉ định nhiều loại kháng sinh kết hợp nhằm tiêu diệt chúng, bao gồm:
Bạn sẽ cần dùng kháng sinh trong hai tuần cùng các loại thuốc bổ sung khác để giảm nồng độ axit trong dạ dày, ví dụ như thuốc ức chế bơm proton hay bismuth subsalicylate (Pepto-Bismol).
2. Thuốc ức chế bơm proton (PPIs)
Bên cạnh kháng sinh, thuốc ức chế bơm proton hay PPI cũng thường dùng trong điều trị loét dạ dày. Cơ chế của thuốc PPI là ức chế hoạt động của các bộ phận thuộc nhóm tế bào chịu trách nhiệm sản sinh dịch dạ dày. Nhóm thuốc ức chế bơm proton bao gồm thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn như:
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý về liều lượng và thời gian dùng thuốc PPI. Nếu sử dụng các loại thuốc này lâu dài, đặc biệt ở liều cao, bạn có nguy cơ bị gãy xương hông, xương cổ tay và cột sống. Bạn nên tham vấn ý kiến bác sĩ về việc bổ sung canxi nhằm giảm thiểu khả năng này.
3. Thuốc kháng histamine H2
Một nhóm thuốc khác mà các bác sĩ thường chỉ định trong liệu trình điều trị loét dạ dày là thuốc kháng histamine H2 với khả năng giảm lượng axit dạ dày giải phóng vào đường tiêu hóa, từ đó giảm bớt tình trạng lở loét cũng như đẩy mạnh quá trình hồi phục.
Thuốc kháng histamine H2 bao gồm:
4. Antacid
Antacid là một loại thuốc trung hòa axit dạ dày. Khi đưa ra liệu trình điều trị loét dạ dày, bác sĩ cũng có thể chỉ định bạn dùng loại thuốc kháng axit này. Antacid có thể giúp bạn giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên, tác dụng phụ của thuốc lại không hề dễ chịu, gồm táo bón hoặc tiêu chảy. Ngoài ra, tuy có thể giảm triệu chứng loét dạ dày, thuốc kháng axit không có khả năng chữa lành vết thương lở loét.
5. Một số loại thuốc khác
Toa thuốc điều trị loét dạ dày thường không thể thiếu những loại thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày và ruột non, chẳng hạn như sucralfate (Carafate) và misoprostol (Cytotec).
Nếu loét dạ dày không được trị tận gốc
Phần lớn quá trình điều trị loét dạ dày đều thành công. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, triệu chứng bệnh vẫn không thuyên giảm và có xu hướng tiếp tục kéo dài. Lúc này, bác sĩ có thể đề nghị nội soi để loại trừ các nguyên nhân tiềm ẩn khác gây nên những dấu hiệu này.
Nếu bác sĩ vẫn tìm thấy vết loét trong bảng kết quả nội soi, họ có thể sẽ đề nghị một cuộc nội soi khác nhằm xác nhận vết loét của bạn đã lành hẳn hay chưa. Điều này rất quan trọng vì nếu điều trị loét dạ dày không giải quyết vấn đề triệt để, một loạt biến chứng nghiêm trọng hơn có nguy cơ cao xảy ra, bao gồm cả ung thư dạ dày.
Kết quả điều trị loét dạ dày không như mong đợi
Trong một số trường hợp hy hữu, sau quá trình điều trị loét dạ dày, các vết loét không lành lại hoặc thậm chí có xu hướng trở nặng.
Nguyên nhân
Tình huống hiếm gặp này có thể xảy ra do:
- Người bệnh không dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ
- Vi khuẩn H. pylori phát triển trong cơ thể có khả năng kháng kháng sinh
- Người bệnh có thói quen hút thuốc lá
- Nhóm thuốc giảm đau NSAIDs hay aspirin được sử dụng thường xuyên
Ngoài ra, một số yếu tố sau cũng có khả năng góp phần gây nên tình trạng vết loét không lành sau khi điều trị, bao gồm:
- Hội chứng Zollinger – Ellision: nồng độ axit trong dịch dạ dày quá cao
- Bạn có thể nhiễm loại vi khuẩn khác bên cạnh H. pylori
- Ung thư dạ dày
- Một số vấn đề sức khỏe khác gây nên tình trạng loét dạ dày, ví dụ như bệnh Crohn
Để giải quyết vấn đề này, bên cạnh sử dụng nhiều loại kháng sinh kết hợp, bạn còn cần thực hiện thêm một số phương pháp nhằm loại bỏ các yếu tố có nguy cơ ảnh hưởng đến việc phục hồi vết loét.
Biến chứng
Vết loét không lành có nguy cơ cao dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như xuất huyết cấp tính hay thủng dạ dày. Lúc này, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn thực hiện phẫu thuật. Tuy nhiên, trường hợp này tương đối hiếm vì hiện nay có rất nhiều loại thuốc hiệu quả trong việc điều trị loét dạ dày cũng như đối phó với những vết loét “cứng đầu”.
Bạn có thể muốn xem thêm: Các bệnh hay bị nhầm lẫn với viêm dạ dày ruột
Điều trị loét dạ dày tại nhà
Bên cạnh những liệu pháp y tế, bạn cũng nên áp dụng một số thói quen sống lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả của liệu trình điều trị cũng như đẩy mạnh tốc độ hồi phục của vết loét.
Chế độ ăn uống
Một chế độ ăn uống lành mạnh thường bao gồm trái cây với nhiều vitamin A và C. Tuy nhiên, bạn cần cẩn thận khi lựa chọn trái cây vì lượng vitamin dồi dào của chúng có nguy cơ khiến các vết loét trong dạ dày khó lành hơn.
Bạn nên cân nhắc dùng các thực phẩm chứa men vi sinh như sữa chua hay miso. Lượng lợi khuẩn trong các sản phẩm này rất có lợi cho vi khuẩn đường ruột và có khả năng hỗ trợ dạ dày hoạt động ổn định.
Ngoài ra, hãy lưu ý rằng bạn cần hạn chế hoặc bỏ hẳn thói quen uống rượu. Sử dụng quá nhiều thức uống chứa cồn có thể gây kích ứng và ăn mòn niêm mạc trong dạ dày cũng như ruột, gây ra các tình trạng viêm và chảy máu.
Thói quen sống
Nếu bắt buộc dùng thuốc giảm đau, bạn nên cân nhắc đổi loại thuốc đang dùng. Trong trường hợp bạn phải dùng chúng thường xuyên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về acetaminophen (Tylenol). Đây có thể là một lựa chọn lý tưởng cho bạn.
Bên cạnh đó, hãy học cách kiểm soát căng thẳng. Căng thẳng có thể khiến các dấu hiệu và triệu chứng của loét dạ dày xấu đi. Một số trường hợp căng thẳng có thể không tránh khỏi, nhưng bạn vẫn có biện pháp ứng phó với chúng, chẳng hạn như:
- Tập luyện thể dục thể thao
- Dành thời gian với bạn bè hoặc người thân
- Viết lách
Ngoài ra, bạn cũng nên bỏ thuốc lá. Hút thuốc có thể can thiệp vào lớp niêm mạc dạ dày, khiến những vết loét dễ dàng xuất hiện hơn. Không những thế, thuốc lá cũng góp phần gây tăng nồng độ axit trong dịch bao tử.
Một biện pháp khác hỗ trợ bạn điều trị loét dạ dày tại nhà là cố gắng ngủ đủ giấc. Giấc ngủ ngon sẽ giúp tinh thần bạn thoải mái, thư giãn, từ đó giảm bớt nguy cơ căng thẳng xảy ra. Thêm vào đó, tránh ăn no ngay trước khi đi ngủ là một cách đơn giản giúp bạn có giấc ngủ ngon.
Bạn có thể xem thêm: Tất tần tật thông tin về viêm xung huyết dạ dày
Các hoạt chất hỗ trợ điều trị
Khi nhắc đến điều trị loét dạ dày, nhiều người sẽ nghĩ đến nghệ với những lợi ích đối với bao tử như tính kháng viêm và chống oxy hóa. Những khả năng này là nhờ hoạt chất curcumin, thành phần chính trong củ nghệ. Tuy nhiên, curcumin lại không tan trong nước. Do đó, để đạt được kết quả mong muốn, bạn sẽ phải sử dụng một lượng lớn curcumin trong thời gian dài, vì độ hấp thụ của hoạt chất này cực kỳ thấp. Đây cũng là nhược điểm của hoạt chất curcumin.
Tuy vậy, hiện nay bạn đã có một lựa chọn tốt hơn, đó là dùng Nano Curcumin. Nano Curcumin là một dạng chế phẩm bào chế bằng công nghệ cao của curcumin. Với kích thước siêu nhỏ (khoảng 50nm – 70nm), các phân tử Nano Curcumin dễ dàng thẩm thấu và phát huy tối đa công dụng của nó. Bạn có thể tìm mua chế phẩm này dưới dạng thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, bạn hãy lựa chọn cẩn thận các loại thực phẩm chức năng để tránh “tiền mất tật mang” nhé.
Mặt khác, chất bổ sung kẽm hoặc thuốc không kê đơn Bismuth cũng góp phần hỗ trợ điều trị loét dạ dày tại nhà.
[embed-health-tool-bmr]