Cơn ho có đờm đôi khi có thể tự khỏi mà không cần phải điều trị. Tuy nhiên, nếu tình trạng ho kéo dài gây cản trở các sinh hoạt hàng ngày và ảnh hưởng đến giấc ngủ vào ban đêm thì nhiều người sẽ quan tâm đến vấn đề ho có đờm uống thuốc gì?
Một số cơn ho không nên được điều trị bằng thuốc, vì ho là cách cơ thể tống xuất các chất lạ ra khỏi đường hô hấp nhằm giảm kích ứng, ngăn ngừa nhiễm trùng, tống bớt dịch đờm nhầy làm thông thoáng đường thở. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cần phải dùng thuốc để điều trị. Mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể các loại thuốc trị ho có đờm trong bài viết này nhé!
Ho có đờm uống thuốc gì?
Nhiều người mỗi khi bị ho thường thắc mắc ho có đờm uống thuốc gì hay ho có đờm nên uống gì cho nhanh khỏi hoặc thuốc trị ho có đờm cho người lớn là những thuốc nào? Câu trả lời sẽ có ngay dưới đây:
Thuốc long đờm điều trị ho có đờm
Ho có đờm uống thuốc gì? Câu trả lời là hãy dùng thuốc long đờm. Loại thuốc này có tác dụng giúp làm loãng dịch tiết trong đường thở để cơ thể dễ dàng tống xuất chất nhầy ra ngoài theo mỗi cơn ho. Từ đó giảm hiệu quả các trường hợp ho có đờm.
Vậy đâu là các thuốc long đờm trị ho có đờm ở người lớn? Câu trả lời là bạn có thể dùng 1 trong các loại phổ biến sau đây:
- Guaifenesin: là loại thuốc long đờm được sử dụng phổ biến nhất. Bạn có thể tìm thấy guaifenesin trong nhiều loại thuốc ho, cảm lạnh và cúm thông thường.
- Acetyl cystein: là một loại thuốc được sử dụng khá phổ biến trị ho có đàm, giúp giảm ho khá hiệu quả.
- Carbocistein: là 1 chất có tác dụng làm loãng đàm bằng cách cắt đứt cầu nối disulfid của glycoprotein, giảm độ quánh của chất nhầy, làm thay đổi độ đặc của đàm, giúp khạc đàm dễ dàng.
- Thuốc ho có dịch chiết lá thường xuân: Đây là loại thuốc long đờm tự nhiên đã được chứng minh hiệu quả. Một nghiên cứu cho thấy bất kỳ thuốc nào có dịch chiết từ lá cây thường xuân đều trị ho hiệu quả.
- Thuốc kết hợp Terpin hydrate, natri benzoat: Natri benzoat có tác dụng long đờm, kháng khuẩn. Terpin hydrat có tác dụng hydrat dịch nhày phế quản, có tác dụng long đờm, giúp lông mao biểu mô phế quản hoạt động dễ dàng tống đờm ra ngoài.
- Thuốc Ambroxol: là thuốc tiêu nhầy đường hô hấp dùng trong các bệnh cấp và mạn tính đường hô hấp có kèm tăng tiết dịch phế quản bất thường.
Cảm cúm ho có đờm uống thuốc gì?
Đối với những cơn ho có đờm xuất hiện kèm theo các triệu chứng cảm cúm, chẳng hạn như sốt, đau nhức cơ thể và nghẹt mũi thì ho có đờm uống thuốc gì hay đờm nhiều uống thuốc gì? Bạn có thể lựa chọn kết hợp các loại thuốc trị ho long đờm, thuốc kháng histamine và thuốc thông mũi. Sự kết hợp của các loại thuốc này nhằm điều trị nhiều triệu chứng cùng một lúc.
Trong đó, tác dụng của từng loại thuốc như sau:
- Thuốc kháng histamine: Công dụng chống dị ứng, làm giảm kích ứng ở đường hô hấp; từ đó giảm nghẹt mũi, sổ mũi, giảm co thắt cơ trơn khí phế quản. Các loại thuốc này bao gồm: brompheniramine, chlorphenamine, diphenhydramine, doxylamine, promethazine hoặc triprolidine.
- Thuốc thông mũi: Các loại thuốc thông mũi có tác dụng giúp co các mao mạch trong mũi và đường hô hấp để giảm tắc nghẽn. Các loại thuốc này bao gồm: phenylephrine, pseudoephedrine, ephedrine, oxymetazoline hoặc xylometazoline.
- Thuốc ức chế phản xạ ho Dextromethorphan: Đây là thuốc giảm ho có tác dụng ức chế trung tâm ho ở hành não.
Thuốc long đờm có thể được kết hợp với thuốc ức chế cơn ho nhằm đẩy nhanh tốc độ giảm triệu chứng ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, việc này không được khuyến khích vì ho là cách để cơ thể tống xuất đờm ra khỏi đường thở.
Nếu triệu chứng chính của bạn vẫn là ho có đờm, hãy cẩn thận với tác dụng làm khô của thuốc kháng histamine và thuốc thông mũi. Bởi chúng có thể làm cho chất nhầy đặc hơn và khó tống xuất ra khỏi đường thở, từ đó khiến tình trạng ho có đờm trở nên trầm trọng hơn.
Những lưu ý khi dùng thuốc điều trị ho có đờm
Ngoài vấn đề ho có đờm uống thuốc gì hay ho có đờm dùng thuốc gì, bạn cũng nên lưu ý đến những tác dụng phụ khi dùng những loại thuốc này. Người lớn khỏe mạnh thường không gặp tác dụng phụ từ thuốc ho có đờm thông thường.
Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, những loại thuốc này có thể gây chóng mặt, táo bón, buồn nôn, đau đầu, mệt mỏi, phát ban, tiêu chảy, loạn nhịp tim, tê tay chân, sưng đau tuyến nước bọt, phát ban… Những người có vấn đề sức khỏe, người cao tuổi hoặc sử dụng thuốc trong thời gian dài có thể gặp phải tác dụng phụ.
Tuân theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ, dùng đúng liều lượng, thời gian. Tránh lạm dụng, sử dụng kéo dài các thuốc trị ho có đờm. Ngoài ra bạn cũng nên lưu ý với các thuốc đang dùng đồng thời do nguy cơ tương tác thuốc. Thông báo cho nhân viên y tế các thuốc bạn đang dùng để được tư vấn.
Tuyệt đối không tự ý cho trẻ dưới 6 tuổi dùng bất kỳ hoạt chất trị ho, thuốc kháng histamine, thuốc thông mũi hay các loại thuốc kết hợp nào. Bởi rủi ro gặp phải tác dụng phụ nguy hiểm là rất lớn. Ngoài ra, trẻ em 6-12 tuổi bị ho có đờm uống thuốc gì? Câu trả lời trong trường hợp này là bạn không thể tùy tiện cho trẻ dùng thuốc mà phải có sự tham vấn của bác sĩ. Tương tự với trường hợp phụ nữ có thai, trước khi dùng thuốc cần trao đổi với bác sĩ.
Ho có đờm: Khi nào nên đi khám?
Ngoài việc đi tìm lời đáp cho thắc mắc ho có đờm uống thuốc gì hay các lọai thuốc trị ho có đờm là gì, nhiều người cũng băn khoăn về việc ho có đờm cần đi khám khi nào? Theo các chuyên gia sức khỏe, bạn hãy đến thăm khám ngay với bác sĩ nếu:
- Ho kéo dài hơn 2 tuần và không thuyên giảm sau khi dùng thuốc
- Sốt
- Khó thở, thở khò khè do viêm (sưng) và thu hẹp đường thở
- Mắc các bệnh mãn tính tiềm ẩn, chẳng hạn như hen suyễn hoặc khí phế thũng
- Có thói quen hút thuốc lá
- Đang dùng thuốc steroid hoặc bất kỳ loại thuốc nào ức chế hệ thống miễn dịch
- Ho ra máu
- Đổ mồ hôi ban đêm
- Đau ngực.
Bác sĩ sẽ cho bạn biết trong trường hợp của mình, ho có đờm uống thuốc gì. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn mắc bất kỳ bệnh lý mạn tính nào như huyết áp cao, tiểu đường, các vấn đề về tim hay đang dùng thuốc khác.
Những phương pháp điều trị ho có đờm tại nhà ngoài việc dùng thuốc
Ngoài việc dùng thuốc trị ho có đờm, nạn có thể áp dụng một số mẹo sau đây để giảm ho tại nhà:
- Uống nhiều nước
- Ăn súp ấm, uống trà ấm
- Ngậm kẹo trị ho
- Sử dụng hỗn hợp mật ong và chanh để làm dịu cơn ho. Lưu ý không cho trẻ dưới 1 tuổi uống mật ong vì nguy cơ ngộ độc
- Bỏ thuốc lá (nếu có) và tránh xa khói thuốc lá, nơi có nhiều khói bụi
- Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng
- Tắm bằng nước ấm.
Hi vọng thông qua bài viết này đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc ho có đờm uống thuốc gì và những lưu ý quan trọng khi dùng thuốc. Đừng tùy tiện dùng thuốc nào mà không hỏi ý kiến thầy thuốc để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bạn nhé!
[embed-health-tool-bmi]