back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

HỘI CHỨNG KÉM HẤP THU CÁC CHẤT DINH DƯỠNG, VITAMIN, KHOÁNG CHẤT TỪ THỰC PHẨM Ở TRẺ NHỎ

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Hội chứng kém hấp thu là tình trạng cơ thể không có khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng, vi chất, khoáng chất từ thực phẩm để nuôi cơ thể. Sự rối loạn hấp thu này có thể chỉ với một hoặc một số loại chất cụ thể như: protein, lipid, vtamin,… nhưng cũng có thể xảy ra với tất cả các loại chất. Mặc dù được ăn uống đầy đủ nguổn dưỡng chất nhưng người mắc hội chứng kém hấp thu luôn đi kèm với tình trạng suy dinh dưỡng và suy kiệt về sức khỏe.

1. Nguyên nhân của hội chứng kém hấp thu

Kém hấp thu không phải là 1 bệnh lý riêng biệt mà có thể là hậu quả của rất nhiều tình trạng khác nhau tạo nên, hầu hết các nguyên nhân đó đều rất hiếm gặp. Chính vì vậy, phần lớn người bệnh sẽ không thể xác định được nguyên nhân. Một số bệnh lý hoặc tình trạng có thể là lý do gây kém hấp thu bao gồm:

– Chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng.

– Tình trạng dư thừa lớp màng nhầy bao phủ niêm mạc thịt.

– Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

– Dị ứng thức ăn.

– Rối loạn dung nạp lactose.

– Nhiễm ký sinh trùng đường ruột: giun, sán, a míp,…

– Uống quá nhiều thuốc nhuận tràng, kháng acid,…

– Táo bón, tiêu chảy kéo dài.

– Ảnh hưởng của các điều trị trên ruột: xạ trị, phẫu thuật,…

– Các bệnh lý của tuyến tụy, gan, túi mật, ống mật.

– Các bệnh lý của ống tiêu hóa như viêm đại tràng, viêm ruột,…

– Bệnh lý HIV – AIDS.

2. Dấu hiệu nhận biết hội chứng kém hấp thu

Triệu chứng phổ biến nhất là tiêu chảy. Các triệu chứng thường gặp khác bao gồm táo bón, đầy bụng, khó tiêu hoặc thay đổi tính chất của phân (nhạt màu, phân mỡ, phân sống…). Bệnh cũng gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể, biểu hiện suy giảm trạng thái tâm thần (trầm cảm, không tập trung…), yếu cơ, chuột rút cơ bắp, da khô, xuất hiện vết bầm tím do xuất huyết, tóc khô rất dễ rụng, suy giảm thị lực. Không những vậy, người mắc hội chứng kém hấp thu dễ mệt mỏi, sụt cân, chậm phát triển thể chất.

3. Biện pháp khắc phục hội chứng kém hấp thu bằng chế độ ăn

·         Mục đích: hỗ trợ ruột trong việc hàn gắn các tổn thương, làm sạch thành ruột,… Do vậy, phải đảm bảo khẩu phần ít chất xơ, béo và sữa. Chế độ ăn uống giàu chất lỏng, vi chất, khoáng chất.

·         Áp dụng (trong 30 ngày) chế độ ăn sau:

– Ăn nhiều gạo, bột, mì ống (carbohydrate).

– Bổ sung vi, khoáng chất: trái cây, đu đủ tươi, dứa.

– Ăn cá (nướng, hấp) 3 lần/tuần.

– Uống 800 – 1000 ml nước lọc, trái cây/ngày.

– Không ăn sữa(sản phẩm từ sữa).

– Chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa/ngày.

Bên cạnh đó phải đi khám và nghe tư vấn của bác sỹ về các loại thuốc, thảo dược thông thường giúp hỗ trợ và cải thiện hội chứng kém hấp thu.

Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328