Bếp chữ U hiện đang là giải pháp tuyệt vời cho những căn bếp có diện tích vừa đến lớn. Với lối thiết kế đặc biệt giúp ôm trọn tối đa không gian bếp, đáp ứng nhu cầu sử dụng cao của mọi đối tượng. Bố trí bếp chữ U chính xác là lựa chọn đầy tính khoa học cho căn bếp hiện đại. Vậy cách bố trí bếp chữ U sao cho tiện lợi nhất với người nội trợ? Hãy cùng khám phá 8 nội dung chi tiết về chủ đề này ở bài viết dưới đây.
1. Cách bố trí bếp chữ U phù hợp với không gian bếp
Tủ bếp chữ U sắp xếp 3 cạnh nối tiếp tạo thành 2 góc vuông theo các góc tường căn bếp hình thành nên một không gian lưu trữ “đồ sộ” mang lại sự tiện lợi cho người nội trợ trong quá trình thao tác cất, lấy, di chuyển đồ dùng trong bếp.
1.1 – Đặt tủ chữ U với kích thước phù hợp:
Thực tế, khi đặt tủ bếp theo hình chữ U phải có khu vực trống ở trung tâm tối thiểu là 1,53m, tốt nhất nên trong khoảng 1,8-2,4 m để đảm bảo đủ không gian sử dụng khi nấu nướng và di chuyển cho các thành viên trong gia đình.
>>> Xem thêm kích thước tủ bếp chữ U phù hợp với vóc dáng người Việt
1.2 – Đặt tủ chữ U tại vị trí phù hợp:
Toàn bộ mô hình bếp chữ U được gói gọn trong 3 bức tường nối tiếp nhau của căn bếp. Theo đó, tủ bếp sẽ phải được đặt sát với 3 vách tường này nhằm kết nối tiện ích đường điện, nước âm đằng sau mặt tủ. Điều này sẽ giúp gia chủ tận dụng triệt để và hiệu quả các góc chết của không gian bếp.
2. Cách áp dụng thiết kế “tam giác vàng” để bố trí tủ bếp chữ U
Cách bố trí linh hoạt của 3 khu vực liền nhau bếp nấu, tủ lạnh và bồn rửa trên 3 bức tường đối diện nhau, trên các cánh hoặc đầu của chữ “U”. tạo ra quy tắc “tam giác vàng” làm việc tốt nhất. Điều này cho phép người nấu chính làm việc trong nhà bếp không bị gián đoạn, giúp tối đa hóa hiệu quả sử dụng, không gian lưu trữ và các thao tác trên mặt bàn của khu vực vì mọi thứ đều nằm trong tầm với.
3. Cách bố trí tủ bếp chữ U với tủ bếp gần cửa sổ
Đặt tủ bếp gần cửa sổ là một lựa chọn lý tưởng, đặc biệt tại vị trí đáy của căn bếp hình chữ U. Đây là giải pháp hoàn hảo để ánh sáng tự nhiên tràn qua cửa sổ và theo chiều dài của căn bếp, chiếu sáng toàn bộ khu vực bếp mà không cần tốn chi phí lắp đặt nhiều đèn.
Theo đó, đặt bồn rửa ở ngay cửa sổ, hai bên cánh chữ U đặt bếp nấu và tủ lạnh. Trường hợp 2 cánh chữ U không bằng nhau, gia chủ nên đặt bếp nấu ở bên ngắn hơn. Điều này giúp người nội trợ có thêm không gian chuẩn bị thực phẩm gần với nơi sẽ nấu ăn và đồng thời giúp việc đặt các khay đồ ăn nóng xuống mà không cần phải đi qua nhiều khu vực trong nhà bếp.
4. Cách bố trí bếp chữ U với quy tắc đối xứng
Nhà bếp chữ U là kiểu thiết kế bếp có thể áp dụng quy tắc đối xứng tốt nhất, tạo nên tính thẩm mỹ cân đối và khoa học. Gia chủ ưu tiên chọn một thiết bị lớn, chẳng hạn như lò nướng hoặc máy hút mùi cỡ lớn, đặt ở giữa bếp. Sau đó, sắp xếp đồ dùng, phụ kiện khác ở xung quanh. Tính đối xứng còn giúp gia chủ sử dụng tối đa công năng của căn bếp nếu có thêm bán đảo, bàn ăn ở giữa,…
Tìm hiểu thêm: Kích thước bếp chữ u tiêu chuẩn
5. Cách bố trí tủ bếp chữ U tận dụng các khu vực lưu trữ
Hai góc trong nhà bếp hình chữ U điển hình chiếm không gian sàn đáng kể. Do đó, gia chủ nên tận dụng không gian chết trong tủ góc bằng cách sử dụng sản phẩm kệ góc xoay. Tủ bếp chữ U cũng có rất nhiều ngăn kéo, hộc tủ. Vì thế, gia chủ cũng nên sử dụng các sản phẩm như ngăn kéo xoong nồi, bát đĩa, kệ góc, giá bát nâng hạ,… để tối ưu nhu cầu sử dụng của mình. Mời gia chủ theo dõi bảng sản phẩm chi tiết bên dưới để cân nhắc lắp đặt.
6. Cách bố trí tủ bếp chữ U có thêm bàn đảo
Thường thấy, nhà bếp chữ U sẽ tồn tại một khoảng trống ở giữa. Do vậy, gia chủ có thể bố trí thêm một bàn đảo tạo ra khu vực mở, kết hợp thêm chỗ ngồi nhằm tăng sự giao lưu với khách đến chơi nhà và các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, cách bố trí tủ bếp chữ U này sẽ tạo ra sự ngăn cách vật lý giữa nhà bếp và các không gian liền kề. Để tối ưu hiệu quả sử dụng, gia chủ nên thiết kế không gian lối đi tối thiểu 90cm giữa tất cả các mặt của bàn đảo và các mép tủ chữ U để đảm bảo di chuyển thuận lợi.
7. Cách bố trí bếp chữ U phối màu phù hợp
Có thể thấy, tủ bếp chữ U chứa nhiều khoang tủ được bố trí liền kề nên khi nhìn vào hay tạo cảm giác rối mắt, đặc biệt là những phần ngăn kéo, hộc tủ. Do đó, gia chủ nên thiết kế màu sáng ở các bề mặt tủ chính giúp mở rộng không gian và phản chiếu ánh sáng, tạo cảm giác nhà bếp rộng hơn, màu tối đan xen tạo điểm nhấn nhá cho cả căn bếp mang lại vẻ ngoài đồng bộ. Bên cạnh đó, những đường viền màu tối còn giúp phân chia khu vực trong nhà bếp, tạo điều kiện cho người nội trợ lấy đồ dễ dàng.
8. Gợi ý 10 mẫu tủ bếp chữ U được bố trí chuẩn khoa học
Vừa rồi chắc hẳn gia chủ đã hiểu rõ hơn về các nội dung chi tiết xoay quanh chủ đề cách bố trí bếp chữ U cực tiện lợi và hiệu quả. Tuy nhiên, để giúp quý gia chủ thực sự hình dung cấu trúc, màu sắc bếp chữ U ngoài thực tế một cách khách quan nhất, mời quý gia chủ theo dõi 10 mẫu tủ bếp chữ U được bố trí chuẩn khoa học tổng hợp từ nhiều nguồn dưới đây.
Tìm hiểu thêm: Cách bố trí phụ kiện tủ bếp I, L, U, song song và bàn đảo
Cách bố trí bếp chữ U tuy đơn giản, nhưng cần gia chủ hiểu thật rõ nhu cầu sử dụng của gia đình, thiết kế căn bếp và chi phí bỏ ra, từ đó đưa ra quyết định chọn thiết kế, kích thước tủ bếp và phụ kiện tủ bếp phù hợp. Nếu gia chủ còn điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ với Tân Kỷ Nguyên để được hỗ trợ.
Thông tin liên hệ: CÔNG TY CP ĐẦU TƯ & THƯƠNG MẠI TÂN KỶ NGUYÊN
- Hotline:
-
- Thành phố Hà Nội: 0815 8888 99
- Thành phố Hồ Chí Minh: 0906 778 338
- Zalo: 0986 255 699
- Website:
- Địa chỉ:
-
- Thành phố Hà Nội: Số A16 – TT19, khu đô thị Văn Quán, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
- Thành phố Hồ Chí Minh: Số 520, đường Trường Chinh, phường Tân Hưng Thuận, quận 12, thành phố Hồ Chí Minh.