back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Hướng dẫn cách làm kem đơn giản tại nhà, ngon như ngoài tiệm

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Món kem là một trong những món đồ ăn ngon, tươi mát, hấp dẫn giúp giải nhiệt trong những ngày hè nóng bức. Nhưng tuyệt vời hơn nếu tự tay mình làm ra những chiếc kem mát lạnh cho những người thân trong gia đình. Hãy cùng Lam Sơn Food tìm hiểu chi tiết cách làm kem ngon đơn giản tại nhà ngay dưới bài viết này, còn chần chừ gì nữa mà không bắt tay vào làm thôi nào!

Nguyên liệu cần thiết khi làm kem

  • 1 hộp kem tươi
  • Sữa đặc
  • Đường
Kem tươi

Hướng dẫn cách làm kem tươi tại nhà

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại kem ngon được làm từ các loại quả quen thuộc như: kem chuối, kem trái dừa, kem mít,…. nhưng cách làm thì hoàn toàn giống nhau. Chi tiết cách làm kem sẽ được bật mí ngay dưới đây:

Bước 1: Đánh bông kem tươi

Đầu tiên, bạn cần để kem tươi vào tủ lạnh trong khoảng 15 phút. Kem tươi lạnh sẽ dễ đánh bông hơn nhưng không được để kem tươi đông đá. Chọn kem tươi có hàm lượng chất béo từ 35-40% vì hàm lượng chất béo cao sẽ giúp kem dễ đánh bông và cứng hơn. Và chọn tô đánh kem bằng kim loại vì kim loại sẽ giữ nhiệt tốt hơn, giúp kem đánh bông và không bị tách nước.

Sau khi đã để kem lạnh 15 phút, bạn lấy kem ra và cho kem vào tô. Dùng máy đánh trứng để đánh bông kem tươi, lúc bắt đầu thì để máy đánh chậm sau đó dần dần tăng tốc độ lên cao nhất. Khi thấy kem đặc lại và có vân thì giảm tốc độ máy đánh xuống và tiếp tục đánh trong một thời gian ngắn nữa cho kem được đều và mịn.

Quá trình đánh kem bằng máy đánh trứng

Xem thêm: Hướng dẫn 4 cách làm kem bơ ngon, không bị đông đá

Khi thấy kem đã đặc và mịn dùng que lấy một ít kem, nếu kem dính vào que không bị chảy xuống là đạt yêu cầu. Nếu bạn đánh quá tay kem sẽ đặc như bơ và bị tách nước. Nếu bạn không có máy đánh trứng thì có thể dùng phới lồng để đánh bằng tay sao cho phần kem được đánh vẫn đảm bảo độ đặc và mịn.

Thành phẩm đánh kém

Bước 2: Thêm sữa đặc vào kem tươi

Sau khi đã đánh bông phần kem tươi thì bạn cho ½ hộp sữa đặc có đường đã chuẩn bị vào tô kem tươi. Dùng máy đánh kem để trộn hỗn hợp ở tốc độ chậm, đánh nhẹ nhàng tới khi hỗn hợp được trộn đều vào nhau thì hoàn thành. Khi hoàn thành bạn sẽ thu được một hỗn hợp kem rất sánh mịn.

Thêm sữa vào hỗn hợp

Bước 3: Hoàn thành

Đỗ phần hỗn hợp kem ở trên vào hộp hoặc khay đựng kem và đậy nắp lại, nếu không có nắp bạn có thể dùng màng bọc nilon để bọc lại. Cho vào ngăn đá tủ lạnh trong 6 tiếng, sau khi đã đông lạnh xong thì bạn có thể lấy kem ra và thưởng thức ngay. Do không có đá nên kem rất mịn và dẻo, có thể múc kem ra ly hoặc dùng trực tiếp trong hộp.

Kem thành phẩm

Các lỗi thường gặp khi đánh bông kem

Whipping cream hoặc heavy cream không đông khi đánh, có thể do bạn chưa làm lạnh đủ tốt cho kem tươi cũng như dụng cụ đánh kem. Gặp phải trường hợp này bạn có thể ngừng đánh và bỏ phần kem cũng như dụng cụ vào ngăn đá tủ lạnh trong 2-3 phút để làm lạnh lại kem rồi lại đem ra và đánh bông kem như bình thường.

Kem bị tách nước và đặc

Phần cream khi đánh bị tách nước, nếu gặp phải trường hợp này thì bạn giảm tốc độ đánh kem lại và cho thêm một ít kem tươi lạnh vào tô đánh và đánh từ từ cho hỗn hợp trộn đều vào nhau sau đó tăng tốc độ đánh kem lên như bình thường.

Một số lưu ý khi làm kem ăn tại nhà

Để kem có chất lượng tốt nhất thì nên dùng kem tươi có hàm lượng chất béo cao (heavy cream – có hàm lượng chất béo từ 35 – 40%). Nếu không có heavy cream thì có thể sử dụng whipping cream có hàm lượng chất béo từ 30% kèm theo 15g bơ nhạt. Làm tan chảy bơ bằng lò vi sóng hoặc đơn giản là để bở vào một ly nhỏ rồi đặt ly nhỏ đó vào một ly nước nóng to. Không được dùng light cream vì hàm lượng chất béo rất thấp.

Còn về sữa đặc thì bạn có thể chọn bất kỳ một loại sữa nào trên thị trường. Có thể chọn loại đắt tiền vì sữa này sẽ đậm đặc hơn giúp kem ngon hơn. Và không nên thêm quá nhiều loại nguyên liệu pha trộn thêm vào kem, đặc biệt là các loại nước trái cây vì khi đánh kem sẽ làm nước bị đông đá.

Phân biệt các loại cream

Whipping cream

Chắc hẳn là các bạn không xa lạ với cụm từ này. Whipping cream là một loại kem tươi được làm từ sữa tươi, thành phần chính được làm từ sữa bò chưa tách bơ và đặc biệt là không có đường có hàm lượng chất béo từ 30-36%.

Loại kem này được phân thành 2 loại là whipping cream và whipped cream. Whipping cream là loại kem chưa được đánh bông và whipped cream là loại kem đã được đánh bông. Bạn nhớ xem kỹ trước khi chọn mua để tránh nhầm lẫn nha.

Whipping cream và whipped cream

Xem thêm: Hướng dẫn 5 cách làm sữa chua dẻo tại nhà ngon như ngoài tiệm

Công dụng của whipping cream

Do không có sẵn đường nên bạn có thể tùy chỉnh độ ngọt theo khẩu vị của riêng mình. Whipping cream có độ thơm béo nhẹ, màu trắng ngà và có khả năng kết hợp với loại màu thực phẩm dạng bột nên có thể làm kem để trang trí bánh kem hay làm lớp foam trong các ly trà sữa mà bạn hay uống. Ngoài ra nó còn là thành phần không thể thiếu trong các món như: pudding, cupcake, mousse hay một số loại kẹo…

Cách bảo quản whipping cream

Hộp whipping cream sau khi sử dụng thì bạn lau sạch phần miệng hộp, đậy kín nắp bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh có thể để được 5-7 ngày. Nên lắc mạnh vài lần trước khi sử dụng để kem không bị đông cứng.

Whipped cream thì thường được đóng sẵn trong chai nên khi sử dụng xong bạn chỉ cần đóng chặt nắp chai và để trong ngăn mát tủ lạnh. Hạn sử dụng sẽ được nhà sản xuất in trên thân chai.

Heavy cream

Heavy cream

Heavy cream cũng giống như whipping cream đều là kem tươi được làm từ sữa. Khác nhau ở chỗ là heavy cream có hàm lượng chất béo cao hơn từ 36-40%. Heavy cream có kết cấu chắc hơn, giữ form tốt hơn nên thường được sử dụng nhiều trong các món tráng miệng như: súp, shortcake, bánh nướng, bánh táo,… Ngoài ra, thì nó còn được sử dụng trong các loại đồ uống như: đá xây, smoothie, cà phê,…

Phân biệt whipping cream và heavy cream

Cả 2 đều là các chế phẩm làm từ sữa, khác nhau đầu tiên chính là hàm lượng chất béo. Trong khi whipping cream là loại kem tươi với hàm lượng chất béo từ 30-36% và không có đường thì heavy cream là loại kem nhiều chất béo với hàm lượng chất béo cao hơn từ 36-40%.

Kết cấu của 2 loại cream

Do có khác nhau về hàm lượng chất béo nên kết cấu cũng có sự khác nhau. Heavy cream với hàm lượng cao hơn cho kết cấu chắc chắn hơn nên thường được sử dụng trong việc bắt bông bánh kem,… Còn whipping cream với hàm lượng chất béo ít hơn nên thường được sử dụng ở dạng lỏng để pha chế thức uống như lớp milk foam trong các ly trà sữa.

Điểm khác tiếp theo chính là hàm lượng đường của cả 2, whipping cream hoàn toàn không có đường nên rất dễ để điều chỉnh lượng đường tạo độ ngọt sao cho phù hợp với khẩu vị. Cả 2 điều chịu nhiệt kém nên rất dễ tan trong nhiệt độ phòng vì vậy nên bảo quản cả 2 trong ngăn mát tủ lạnh.

Hy vọng với những thông tin mà Lam Sơn Food đã cung cấp ở trên, bạn đã có thể tự tay làm những chiếc kem thơm ngon tuyệt hảo cho những ngày hè nóng nực. Nếu bạn áp dụng công thức thành công và hài lòng với những thành quả mình đạt được thì hãy chia sẻ đến với mọi người công thức tuyệt vời này nhé!

Tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328