Inox 430 là gì? Tại sao inox 430 lại được sử dụng phổ biến nhất ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung? Bài viết này sẽ giải đáp hết mọi thắc mắc của các bạn.
1.Inox 430 là gì?
Inox 430 thuộc thép không gỉ Ferritic, thành phần chính gồm có Sắt, Crom, một ít Carbon, có rất ít khoảng 0,75% hoặc hoàn toàn không có Niken. Vì thế nên, khả năng định hình cũng như chống ăn mòn của inox 430 thấp hơn rất nhiều so với những loại thép không gỉ khác.
Thế nhưng, các nhà sản xuất đã kiểm soát được những hạn chế của inox 430, từ đó ứng dụng vào sản xuất phù hợp và phát huy tối đa khả năng vốn có của nó.
1.1.Bảng thành phần hóa học của inox 430
Cr | Si | S | P | Mn | C |
16.0-18.0 max | 1.0 max | 0.03 max | 0.045 max | 1.0 max | 0.12 max |
1.2.Inox 430 có tốt không?
Thực tế là inox 430 có chất lượng thấp nhất trong các loại inox gỉ khác như 316, 304, 201,… Đối với việc gia công sản phẩm bằng cách hàn, giới chuyên môn cũng không đánh giá cao inox 430. Bởi lẽ loại inox này không chịu được tác động mạnh và áp lực quá cao.
Inox 430 cũng không đạt đủ điều kiện để làm việc trong môi trường có tải trọng cao vì độ bền và độ cứng khá thấp. Nó thường được sử dụng trong môi trường nhiệt độ cao vì khả năng chịu nhiệt khá tốt. Nhưng với những môi trường có nhiệt độ nhỏ hơn 0 độ C thì inox 430 dễ trở nên giòn và gãy.
1.3.Inox 430 có bị gỉ không?
Tỉ lệ thành phần hóa học trong mỗi loại thép không gỉ khác nhau sẽ làm cho khả năng khả năng chống ăn mòn của chúng cũng sẽ khác nhau. Như đã đề cập bên trên, khả năng chống ăn mòn của inox 430 thấp hơn khá nhiều so với inox 316, 304, 201. Vậy nên dễ bị gỉ nhanh hơn, dễ bị hoen ố, xỉn màu hơn khi bị tác động bởi môi trường bên ngoài.
Khả năng chống ăn mòn của inox 430 chỉ phát huy cao nhất khi ở nhiệt độ cao, những môi trường có tỉ lệ ăn mòn rất nhẹ và sử dụng tốt nhất khi không tiếp xúc với các chất oxy hóa quá mạnh. Inox 430 sẽ phát huy được những ưu điểm của mình nếu được sử dụng trong môi trường thích hợp, được kiểm soát nghiêm ngặt.
1.4. Inox 430 có tính nhiễm từ không?
Inox 430 có tính nhiễm từ rất cao. Nhờ đặc trưng nổi bật này của mình nên inox 430 được ứng dụng rất rộng rãi trong sản xuất các sản phẩm cần có độ từ tính và tích hợp được với từ tính.
2. So sánh inox 430 với inox 201 và inox 304
Inox 430 | Inox 201 | Inox 304 | |
Khả năng chống ăn mòn | Inox 430 có khả năng chống ăn mòn trong môi trường axit nitric và axit hữu cơ. Bên cạnh đó, inox 430 chỉ có thể phát huy khả năng chống ăn mòn trong môi trường có độ ăn mòn rất nhẹ kèm với việc kiểm soát các tác động của môi trường bên ngoài một cách chặt chẽ. | Inox 201 có khả năng chống ăn mòn ở trong môi trường có độ ăn mòn nhẹ và vừa. | Khả năng chống ăn mòn của inox 304 rất tốt, có thể chịu đựng được ngay cả ở những môi trường khắc nghiệt hay có hóa chất. |
Khả năng chịu nhiệt | Inox có thể chịu được nhiệt độ rất cao, từ 815 độ C đến 870 độ C. | Khả năng chịu nhiệt của inox 201 rất cao có thể lên đến từ 1149 độ C đến 1232 độ C. | Inox 304 có thể chịu nhiệt ở mức nhiệt lên đến 925 độ C. |
Nhiệt độ hàn | Khi gia công hàn, inox 430 cần được làm nóng ở nhiệt độ từ 150 độ C đến 200 độ C. | Inox 201 có thể được gia công bằng kỹ thuật hàn cơ bản và thông thường mà không gặp bất kỳ khó khăn nào. | Có thể làm việc tốt với tất cả các phương pháp hàn. |
Tính nhiễm từ | Inox 430 có tính nhiễm từ rất cao. | Inox 201 có tính nhiễm từ nhẹ. | Inox 304 không có tính nhiễm từ hoặc tỷ lệ nhiễm từ rất ít. |
3. Ứng dụng của Inox 430
Inox 430 có khá nhiều hạn chế so với những loại inox khác nên thường được sử dụng để tạo ra những sản phẩm không đòi hỏi cao khả năng chống ăn mòn, môi trường sử dụng ít tiếp xúc với nước hay các dung dịch, hóa chất đặc biệt,… Tất nhiên khi kiểm soát chặt chẽ theo giới hạn, các sản phẩm được chế tạo từ inox 430 vẫn mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực cho đời sống.
Inox 430 thường được chế tạo thành những tấm inox, sử dụng cho các thiết bị điện gia dụng thông thường như máy giặt, tivi, tủ lạnh,… Hay đồ gia dụng trong nhà bếp như muỗng, nĩa, bồn rửa, chậu, chảo, nồi,… Ứng dụng phổ biến nhất của inox 430 là làm nồi, chảo sử dụng cho bếp điện từ nhờ tính nhiễm từ đặc trưng của mình.
4. Inox 430 có giá như thế nào?
Vì có độ bền và độ cứng thấp, khả năng chống oxy hóa không quá tốt, thành phần chính không có chứa molypden và niken nên giá thành của inox 430 cũng rẻ hơn khá nhiều so với những loại inox khác. Inox 430 sẽ rẻ hơn rất nhiều so với với inox 304 hay inox 201.
Nói chung, mặc dù inox 430 không sở hữu những ưu điểm vượt trội hơn các loại inox khác nhưng nếu được ứng dụng trong điều kiện môi trường thích hợp thì vẫn rất có ích. Hy vọng bài viết trên đã giải đáp cho bạn biết được inox 430 là gì. Từ đó có thể có nhiều sự lựa chọn thích hợp với nhu cầu của bản thân.