back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Khái niệm & Ý nghĩa • DIEPHM

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Hemoglobin là gì?

Hemoglobin (còn gọi là huyết sắc tố, viết tắt Hb hay Hgb) là một protein màu (chromoprotein) gồm 2 thành phần là nhân hem và globin.

Hemoglobin ở trong hồng cầu, nhờ chứa Fe2+có thể oxy hóa nên có vai trò vận chuyển oxy từ phổi đến các tổ chức và vận chuyển CO2 từ các tổ chức đến phổi. Ngoài ra, hemoglobin còn có vai trò làm đệm để trung hòa các H+ do tổ chức giải phóng ra. Hemoglobin cũng đóng vai trò trong việc giúp các tế bào hồng cầu có được hình dạng như chiếc đĩa, giúp chúng di chuyển dễ dàng qua các mạch máu.

Các loại hemoglobin phổ biến

Tuỳ theo sự kết hợp các loại chuỗi globin mà có các loại huyết sắc tố khác nhau:

  • Hemoglobin A (HbA): Đây là loại hemoglobin thường gặp ở người trưởng thành. Một vài loại bệnh như hội chứng thalassemia làm nồng độ hemoglobin A giảm và hemoglobin F tăng.
  • Hemoglobin A2 (HbA2): Đây là loại hemoglobin được tìm thấy ở người trưởng thành với một lượng nhỏ.
  • Hemoglobin F (Fetal hemoglobin, HbF hay còn gọi là huyết sắc tố bào thai vì chiếm tỷ lệ rất cao ở giai đoạn cuối của thai nhi và sơ sinh): Loại này thường được tìm thấy trong thai nhi và trẻ sơ sinh. Trong trường hợp mắc hồng cầu hình liềm, thiếu máu bất sản, bệnh bạch cầu… người bệnh sẽ có nhiều loại hemoglobin bất thường và lượng hemoglobin F cao.
  • Định lượng hemoglobin huyết thanh là gì?

    Thông thường với tổ chức của cơ thể người, hemoglobin cần phải được chứa trong hồng cầu. Tuy nhiên, một số tình trạng bệnh lý có thể khiến hemoglobin xuất hiện trong huyết thanh, gọi là huyết sắc tố tự do. Nếu ở dạng tự do, nó sẽ thấm dần qua các mao mạch và bị thất thoát qua nước tiểu. Định lượng hemoglobin huyết thanh đo số lượng các huyết sắc tố tự do này.

    Các bác sĩ thường sử dụng xét nghiệm này để chẩn đoán hoặc theo dõi các tế bào hồng cầu bị phá vỡ bất thường như trong bệnh thiếu máu tán huyết. Nếu người bệnh đã được truyền máu gần đây, xét nghiệm này có thể theo dõi phản ứng truyền máu.

    Khi nào bạn cần thực hiện định lượng hemoglobin huyết thanh?

    Bác sĩ có thể chỉ định định lượng hemoglobin huyết thanh nếu người bệnh có triệu chứng thiếu máu tán huyết. Tình trạng này xảy ra khi các tế bào hồng cầu bị phá vỡ nhanh chóng và tủy xương sản xuất không đủ lượng hồng cầu thất thoát.

    Trong trường hợp đã được chẩn đoán thiếu máu tán huyết, xét nghiệm này có thể giúp bác sĩ theo dõi diễn tiến tình trạng bệnh.

    Điều cần thận trọng

    Định lượng hemoglobin huyết thanh có nguy hiểm không?

    Định lượng hemoglobin huyết thanh được thực hiện thông qua việc trích mẫu máu xét nghiệm, do đó những rủi ro nếu có sẽ xoay quanh thủ thuật lấy máu. Nhìn chung, đây là 1 xét nghiệm an toàn. Người bệnh có thể cảm thấy hơi đau hoặc chảy máu và bầm tím tại vị trí lấy mẫu máu. Trong những trường hợp hiếm gặp hơn, một số rủi ro có thể xảy ra như:

    • Ngất xỉu
    • Mất nhiều máu
    • Tụ máu
    • Nhiễm trùng da
    • Viêm tĩnh mạch

    Quy trình thực hiện

    Trước khi thực hiện

    Người bệnh không cần chuẩn bị đặc biệt trước khi thực hiện định lượng hemoglobin huyết thanh. Nếu có chỉ định riêng từ bác sĩ, người bệnh cần nghiêm túc tuân thủ. Người bệnh có thể cần nhịn ăn uống hay tránh sử dụng một số loại thuốc trước khi xét nghiệm, chẳng hạn như thuốc làm loãng máu. Hãy thông báo cho bác sĩ nếu có tiền sử băng huyết, ngất xỉu hoặc bất kỳ tình trạng sức khỏe nào cũng như các loại thuốc (kê toa và không kê toa) đang dùng.

    Trong khi thực hiện

    Bác sĩ, y tá hoặc kỹ thuật viên sẽ lấy mẫu máu của người bệnh để xét nghiệm. Vị trí phổ biến nhất để trích máu là từ tĩnh mạch ở khuỷu tay trong hoặc trên mu bàn tay của người bệnh.

    Sau khi thực hiện

    Quy trình tương tự lấy mẫu máu thông thường và chỉ mất vài phút. Người bệnh có thể quay về trong ngày nếu không có chỉ định đặc biệt từ bác sĩ. Mẫu máu sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để xét nghiệm.

    Kết quả của xét nghiệm

    Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

    Kết quả bình thường của định lượng hemoglobin huyết thanh là gì?

    Hemoglobin được đo bằng miligam huyết sắc tố trên mỗi decilit máu (mg/dL). Huyết tương hoặc huyết thanh ở người không bị thiếu máu tán huyết có thể chứa tới 5 mg/dL hemoglobin. Giá trị tham chiếu sẽ tùy thuộc vào điều kiện khác nhau của phòng thí nghiệm, vì vậy bác sĩ sẽ giúp người bệnh xác định kết quả nào là bình thường.

    Kết quả bất thường của định lượng hemoglobin là gì?

    Giá trị định lượng hemoglobin cao hơn bình thường có thể là dấu hiệu của:

    • Thiếu máu tán huyết (do bất kỳ nguyên nhân nào bao gồm nguyên nhân tự miễn dịch và không miễn dịch, chẳng hạn như thalassemia)
    • Thiếu máu do thiếu men G6PD
    • Số lượng hồng cầu thấp do các tế bào hồng cầu bị phá vỡ sớm hơn bình thường
    • Rối loạn máu, chẳng hạn như hemoglobin niệu về đêm kịch phát
    • Bệnh hồng cầu hình liềm
    • Phản ứng truyền máu
    • Bệnh huyết sắc tố C – một rối loạn di truyền dẫn đến việc sản xuất ra huyết sắc tố bất thường

    Nếu kết quả xét nghiệm là bất thường, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện nhiều xét nghiệm bổ sung khác để xác định chính xác nguyên nhân gây thiếu máu tán huyết. Những xét nghiệm này có thể là xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu hoặc sinh thiết tủy xương.

    Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

    DIEPHM không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    Zalo 1: 0832 807 555

    Zalo 2: 098 361 3328