back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Khám phá 15 trạng thái tinh thần bạn sẽ trải qua trong các cuộc chạy marathon

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Chiều dài quãng đường chạy marathon

Marathon là là một sự kiện chạy với quãng đường 42,195 km. Hầu hết các cuộc chạy marathon diễn ra dưới hình thức đường trường (chạy road) mặc dù có một số cuộc chạy theo hình thức chạy việt dã hoặc trên những con đường không bằng phẳng. Chạy full-marathon (FM) cũng là cự ly chính thức của chặng cuối cùng trong cuộc thi ba môn phối hợp IRONMAN.

Nguồn gốc của chạy Marathon

Cuộc đua marathon có nguồn gốc từ năm 490 trước Công nguyên, khi Hy Lạp đang chống lại sự xâm lược của Ba Tư. Theo truyền thuyết, sứ giả Pheidippides đã chạy từ chiến trường Marathon đến Athens để báo tin quân Hy Lạp thắng trận. Anh ta đã chạy không nghỉ, và sau khi tuyên bố chiến thắng, anh ta đã chết vì quá sức.

Khoảng cách giữa Marathon và Athens là khoảng 40,8km, và đây là cự ly của cuộc đua marathon trong Thế vận hội Olympic đầu tiên năm 1896. Sau đó, cuộc đua marathon đã trở thành một môn thể thao Olympic. Cự ly chuẩn cho một cuộc đua marathon hiện nay là 42,195km, và điều này cũng giải thích tại sao cự ly bán marathon (HM) là 21,1km..

Tại sao chúng ta chạy marathon? 

Chạy marathon rất khó, đặc biệt đối với người mới bắt đầu. Nhưng điều gì đã thu hút ngày càng nhiều người tham gia? Mỗi người có những lý do khác nhau nhưung dưới đây là những nguyên nhân thường nghe nhất:

  • Kiểm tra sức chịu đựng của bạn
  • Nâng cao nhận thức
  • Để có lối sống lành mạnh và giữ được sức khỏe dẻo dai
  • Đó không phải là cuộc đua với bất kỳ ai mà là thử thách giưới hạn bản thân
  • Giảm stress
  • Gắn kết, kết bạn
  • Niềm vui và sự năng động tại sự kiện và những người tham gia tràn đầy năng lượng 
  • Áo thi đấu, áo về đích, huy chương, túi quà, v.v.

Tuy nhiên, trước khi bắt đầu cuộc hành trình marathon, người đó nên thực sự bắt đầu chậm rãi với sự kiên nhẫn và rèn luyện là điều cần thiết để chuẩn bị cho cuộc hành trình dài nhưng vô cùng bổ ích này. Và bạn sẽ thấy những nụ cười và niềm vui khi bạn đã vượt qua vạch đích khi biết rằng công sức đã được đền đáp!

Đọc thêm: Nhận giáo án chạy marathon miễn phí!

15 trạng thái tinh thần bạn sẽ trải qua trong các cuộc chạy marathon

Chạy marathon là một cuộc hành trình về tinh thần cũng như thể chất. Trên quãng đường 42.195km, bạn sẽ trải nghiệm vô số cảm xúc điên cuồng. 

1. Hồi hộp khi mới chạy marathon

Trạng thái hồi hộp của bạn sẽ đi kèm với một số câu hỏi tự vấn như: 

  • “Tôi có nên đi vệ sinh thêm một lần nữa không?” 
  • “Tôi đã uống đủ gel chưa? Quá nhiều?” 
  • “Chân tôi có cảm thấy hơi lạ không?” 
  • “Tôi hy vọng tôi không quên khởi động đồng hồ GPS khi cuộc đua bắt đầu” 

2. Hưng phấn 

Bang – cuộc đua bắt đầu! Bạn bắt đầu chạy và mọi thứ cảm thấy. . . Tuyệt vời! Mọi người đang chạy dồn dập về phía trước như một dòng nước, và bạn sẽ cảm thấy giống như mình đang lướt đi trên nước vậy. 

3. Cảm thấy thật khó tin 

“Việc này dễ hơn mình tưởng đấy” 

Cảm giác hưng phấn khi bắt đầu sẽ tan biến, nhưng trong vài dặm đầu tiên, bạn sẽ cảm thấy thật khó tin. Tốc độ của bạn nhanh hơn bình thường, nhưng bạn cảm thấy hoàn toàn ổn. Và lúc này bạn có ý nghĩ rằng bạn sẽ hoàn thành tốt, thậm chí là rất tốt so với target của mình ở giải chạy này. 

4. Bình tĩnh lại 

Bạn đang quay trở lại tốc độ chạy theo kế hoạch của mình. Vượt qua mọi sự hưng phấn của lúc bắt đầu, bạn bình tĩnh lại và bám chặt vào target của mình trên từng km chạy. 

Lúc đó bạn nhận ra vẫn còn sớm, vạch đích còn rất xa, vì vậy chúng ta phải kỉ luật với chính bản thân mình. 

5. Cảm giác phân tâm khi đang chạy marathon

Bạn vẫn đang duy trì tốc độ tuyệt vời của mình, nhưng tâm trí của bạn bắt đầu trôi dạt vào những thứ khác. 

Tâm trí của bạn bắt đầu bị biến động, mọi thứ không còn dễ dàng như trước, nhưng lúc này bạn vẫn cảm thấy tốt. 

6. Nghi ngờ 

“Tôi bắt đầu cảm thấy hơi mệt à?” 

Có lẽ chân của bạn đang trở nên trì hơn một chút nhưng bạn sẽ gạt phăng đi, và chấn chỉnh lại suy nghĩ trong đầu của mình. Và bạn vẫn đang duy trì một tốc độ tốt. 

Nhưng lúc này có thể sẽ có một câu hỏi nảy ra trong đầu nghi ngờ về chính bản thân bạn trong. . . “Tôi có thể duy trì tốc độ này trong phần còn lại của cuộc đua marathon không?”

7. Tiếp nhận và vượt những cơn đau 

“Đây chỉ là một trở ngại nhỏ. . . ” 

Bây giờ cơ thể bạn chắc chắn đang ghi nhận những dấu hiệu đau nhỏ. Có thể bạn đổ mồ hôi nhiều hơn, có thể hơi thở của bạn nặng nhọc hơn, có thể bạn bắt đầu gặp khó khăn trong việc duy trì tốc độ của mình. 

Nhưng bạn tự nhủ – mình có thể vượt qua chuyện này! Có lẽ đó chỉ là một sự sụt giảm nhỏ về mức năng lượng, chút nữa bạn sẽ nạp thêm năng lượng. 

8. Tức giận 

Không thể tránh khỏi rằng mọi thứ bây giờ khó khăn hơn. Nếu đây là một cuộc chạy dài bình thường, bạn sẽ dừng lại và đi bộ một lúc để hồi phục. Nhưng bạn không thể làm điều đó vì đây là một cuộc đua, và bạn muốn phá bỏ, bứt phá ra khỏi giới hạn của mình. Lúc này sẽ có vô số lí do hiện ra để hợp lý hoá cho việc bạn sẽ dừng lại và đi bộ một lúc: 

  • “Mình đã quá mệt rồi” 
  • “Do mình thực sự tập luyện chưa đủ? Về tập luyện thêm rồi lần sau nhất định sẽ không ntn” 
  • “Nếu tiếp tục, cơn đau này sẽ trở nên tồi tệ hơn không?” 

9. Thương lượng với bản thân 

“Có lẽ nên dừng lại một chút” Cơ thể bạn đang đình công – mọi thứ đau nhức, chân bạn nặng trĩu… và bạn bắt đầu thoả hiệp với bản thân mình để nghỉ ngơi và đi bộ vài phút. 

10. Muốn bỏ cuộc chạy marathon

“Hãy đưa tôi về nhà” 

Bạn bị “hit the wall”. Điểm tinh thần thấp nhất bạn. Tất cả sự hưng phấn và năng lượng đưa bạn đến km này đã được sử dụng hết. Bây giờ tất cả những gì còn lại là ý chí và quyết tâm của bạn. Mỗi bước đi là một cuộc đấu tranh về tư tưởng, và không có hy vọng về một kết thúc đẹp đẽ mà bạn đã thầm hình dung trong tâm trí mình. 

Bạn bắt đầu cố gắng biện minh cho lý do DNF của mình, nhưng bạn sẽ dùng ý chí của mình để miễn cưỡng tiếp tục. 

11. Chấp nhận bản thân 

Tôi bị đau, tôi đã muốn bỏ cuộc, tôi sẽ không gây ấn tượng với bất kỳ ai bằng thời gian hoàn thành của mình, và bạn thu hẹp lại mong muốn của mình chỉ là để hoàn thành cuộc đua mà thôi. 

Bạn buộc mình phải chạy chậm trong phần còn lại của cuộc đua marathon, nhưng bạn tin bản thân mình có thể hoàn thành cuộc đua. 

12. Sốc lại tinh thần. 

Sau một thời gian lê bước trong đau khổ, bạn bắt đầu nhận ra rằng đích đến thực sự không còn xa nữa. Và bạn đã đi xa đến thế này. . sẽ rất đáng tiếc nếu bạn đang từ bỏ bây giờ. Bạn sẽ hoàn thành cuộc chạy marathon chết tiệt này, bất kể bạn mất bao lâu. 

Lúc này, bạn sẽ tìm thấy một chút năng lượng và tốc độ của bạn bắt đầu tăng lên. 

13. Hưng phấn 

“Này, tôi đang đến gần vạch đích. . . Tôi thực sự sẽ hoàn thành việc này!”

Dù chân bạn đang mỏi rã rời, đang đau, mỗi bước chạy của bạn cứ như gắn cả tảng đá vào chân, nhưng đến một lúc nào đó, bạn nhận ra rằng vạch đích nằm trong tầm tay của bạn. Và bạn sẽ cảm thấy hưng phấn hơn bao giờ hết. 

14. Tự tin 

Đột nhiên, vạch đích đã ở trong tầm mắt, và cho dù cơ thể bạn có mệt mỏi đến đâu, bạn vẫn biết mình đã đạt được nó.  

Bạn sẽ chạy những bước chạy nước rút dù mệt mỏi nhưng rất tự tin. Bạn sẽ vượt qua tấm thảm tính giờ, có những tấm ảnh đẹp, có những kỉ niệm riêng của mình và đặc biệt tấm huy chương Finisher sẽ được đeo trang trọng lên cổ của bạn. 

15. Tự hào khi hoàn thành cự ly chạy marathon

Bạn đã hoàn thành cuộc đua Marathon và có tấm huy chương của riền mình. 

Cảm giác hoàn thành sau một cuộc chạy marathon là một điều không thể đánh giá thấp.  Trong ít nhất vài ngày, bạn có thể vui vẻ ngồi khoanh chân ăn kem, suy ngẫm về những gì bạn đã đạt được và điều đó giúp bạn tốt hơn nhiều so với những người chưa từng chạy marathon trước đây. 

Cuối cùng, bạn thậm chí có thể bắt đầu khao khát cảm giác đó hơn một chút và điều tiếp theo bạn biết là bạn đang quét internet để tìm cuộc đua tiếp theo của mình…

Đọc thêm: Tất cả các cuộc chạy marathon năm nay

Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328