Những hoạt động dưới nước, đặc biệt là trong những ngày nóng nực, tuy là một hoạt động vui chơi đầy sôi động nhưng cũng tiềm ẩn “rủi ro” bị nước lọt vào trong tai. Điều này có thể gây cảm giác khó chịu như lùng bùng, ù tai, thậm chí là nhiễm trùng da ống tai nếu nước đó không sạch. Vậy, cách chữa nước vào tai là gì?
Để biết nước vào tai phải làm sao hay cách để nước ra khỏi tai là làm thế nào, mời bạn tham khảo những cách chữa nước vào tai được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Bệnh lý.
Nước vào tai có nguy hiểm không?
Trước khi biết được 6 cách chữa nước vào tai, cùng tìm hiểu nước vô lỗ tai có nguy hiểm không. Nước vào lỗ tai là vấn đề thường gặp phải, nhất là khi tắm gội, bơi lội, tiếp xúc nhiều với nước. Nhưng bạn hãy yên tâm rằng trong hầu hết các trường hợp, nước vào tai không gây nguy hiểm.
Nếu nước vô lỗ tai là nước sạch, tình trạng này chỉ gây khó chịu và khiến bạn bị ù tai. Lúc này, bạn chỉ cần nghiêng đầu để nước chảy ra ngoài. Tuy nhiên, nếu nước vào lỗ tai là nước bẩn thì bạn không nên chủ quan, vì nước bẩn có thể gây đau rát tai, viêm tai ngoài, tổn thương tai, thậm chí là ảnh hưởng thính lực.
Mách bạn 6 cách chữa nước vào lỗ tai
Ống tai có hình dáng như một cái “bình hoa”, có phần cổ là ống sụn, hơi “ưỡn ẹo” xuống dưới và ra trước. Cho nên, khi khám tai, bác sĩ thường kéo nhích vành tai của bạn lên trên và ra sau một chút để phần ống tai sụn thẳng với phần ống tai xương, cho dễ thấy được màng nhĩ.
Đáy của phần ống tai xương được bịt kín bởi màng nhĩ. Cho nên, nếu màng nhĩ còn nguyên vẹn thì dù nước vào lỗ tai nó cũng chảy hết ra ngoài và bạn cũng chẳng gặp phải vấn đề gì.
Hơn nữa, ống tai luôn được phủ bởi một chất tiết sinh lí, giống như chất sáp và không thấm nước được gọi là ráy tai có nhiệm vụ bảo vệ da ống tai. Do đó, dù bạn có vô tình để nước vào tai thì lượng nước này cũng sẽ “trơn trượt” mà tự chảy ra ngoài. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu nước không sạch và lại “mắc kẹt” trong tai quá lâu sẽ gây lùng bùng, ngứa ngáy khiến bạn khó chịu. Lúc này, nước vô lỗ tai phải làm sao? Câu trả lời là bạn hãy thử những cách chữa nước vào tai sau:
- Dùng khăn mềm, sạch lau khô phần bên ngoài tai: Với cách lấy nước ra khỏi lỗ tai này, bạn cần thấm khô bớt nước phía ngoài cửa tai, không đưa khăn vào quá sâu trong ống tai.
- Lắc nghiêng đầu sang phía bên tai có nước rồi nhẹ nhàng kéo dái tai lựa theo các hướng để “đánh động” và dẫn nước chảy ra ngoài. Đây là cách để nước ra khỏi tai hiệu quả.
- Nằm nghiêng về bên tai có nước trong vài phút để nước tự chảy ra. Với cách làm nước ra khỏi tai này, bạn có thể kê một chiếc khăn bông mềm dưới tai để thấm nước.
- Có thể dùng máy sấy tóc như một cách chữa nước vào tai. Hãy bật máy sấy tóc ở chế độ nhiệt và gió nhẹ nhất với khoảng cách phù hợp rồi hướng về phía tai để hong cho mau khô. Hãy nhớ giữ máy cách tai ít nhất 30cm để tránh làm nóng tai quá mức.
- Dùng loại thuốc nhỏ tai (không cần kê đơn) có tác dụng làm khô tai: Bạn có thể mua những loại thuốc này tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý dùng thuốc nhỏ tai nếu đang có viêm tai, thủng nhĩ.
- Hãy thực hiện động tác ngáp hoặc nhai thứ gì đó rồi nghiêng đầu nhẹ qua bên cũng là một cách chữa nước vào tai đơn giản mà hiệu quả.
Nhiều bạn thường thắc mắc nước vào tai bao lâu thì khỏi? Thực ra, nước chỉ sót lại một chút nơi góc được tạo bởi màng nhĩ và ống tai do sức căng bề mặt, giống như một chút nước sót lại khi bạn đã uống cạn ly. Phần nước “dính” lại đó sẽ tự bốc hơi bởi nhiệt độ của cơ thể.
Cẩn thận với các cách chữa nước vào tai sai cách
Như vậy là bạn đã biết được 6 cách chữa nước vào tai hiệu quả. Việc nước lọt vào tai khiến nhiều người có cảm giác khó chịu như lùng bùng, ù tai… nên thường tìm cách lấy nước ra khỏi tai theo các phương pháp được truyền miệng. Việc cố lấy nước ra khỏi tai sai cách có thể vô tình làm tổn thương ống tai như trầy xước da, gây “ùn tắc” tai do đẩy dồn ráy tai vào sâu bên trong và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Vậy nước vào tai phải làm sao? Câu trả lời là ngoài việc áp dụng 6 cách đã nêu ở trên, bạn cần tránh thực hiện những cách chữa nước vào tai không đúng như:
- Tự dùng tăm bông lau tai: Nếu trong tai bạn đang có một lượng ráy tích tụ thì việc dùng tăm bông để lấy nước vào tai có thể đẩy ráy tai và bụi bẩn vào sâu bên trong ống tai. Cách chữa nước vào tai này không chỉ khiến tai mất lớp sáp bảo vệ mà còn gây tổn thương vùng da mỏng trong ống tai. Tuy nhiên, ở phòng khám chuyên khoa, bác sĩ có thể sử dụng que tăm bông chuyên dụng để làm sạch có kiểm soát ống tai của bạn.
- Tự ý đưa ngón tay hoặc móng tay cũng như các loại tự chế như ghim giấy, đầu cây viết, đầu nhíp, giấy se dài… vào tai: Những vật cứng này khi đưa vào rất dễ làm tổn thương da ống tai, thậm chí làm thủng rách màng nhĩ, nhất là khi có ai đó vô ý chạm vào tay bạn.
Dấu hiệu nhiễm trùng do nước vào lỗ tai
Nếu những cách chữa nước vào tai ở trên không hiệu quả hoặc xuất hiện dấu hiệu viêm tai ngoài, bạn cần được thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng. Nguyên nhân gây viêm có thể là vi khuẩn, virus hoặc vi nấm.
Một số dấu hiệu nhiễm trùng sớm mà bạn cần để ý là:
- Ngứa trong ống tai
- Phần bên trong cửa tai bị sưng đỏ
- Tai bị chảy dịch
- Cảm giác nhức nhối hoặc đau hơn khi kéo vành tai hoặc ấn vào gờ bình tai ở cửa lỗ tai.
Khi được thăm khám và tùy vào nguyên nhân, bác sĩ sẽ cho bạn dùng thuốc kháng sinh, kháng virus hoặc kháng nấm. Có thể dùng thuốc tại chỗ hoặc kết hợp dùng toàn thân tùy theo tình trạng viêm. Thuốc chống viêm, giảm đau, thuốc lau tai sát khuẩn có thể được dùng kết hợp thêm.
Cách phòng tránh nước vô lỗ tai
Việc áp dụng những cách chữa nước vào tai đã đề cập được cho là mang lại hiệu quả tích cực, nhưng tốt hơn hết là bạn cần phòng ngừa tình trạng nước vô lỗ tai. Để tránh những rắc rối khi bị nước vào trong lỗ tai trong sinh hoạt thường ngày, bạn cần thực hiện một số biện pháp phòng tránh như:
- Không đeo tai nghe nếu cơ thể đang đổ mồ hôi nhiều
- Dùng nút bịt tai khi sử dụng keo xịt tóc hoặc thuốc nhuộm tóc
- Sử dụng nút tai khi tắm hay đi bơi. Đặc biệt, khi đi bơi, bạn cũng nên đội thêm mũ bơi để giảm thiểu nguy cơ nước lọt vào tai.
Đến bác sĩ để lấy ráy tai nếu bạn thấy ráy tai đang tích tụ quá nhiều. Nếu được sự chỉ định và hướng dẫn từ bác sĩ, bạn có thể vệ sinh tai tại nhà bằng hydrogen peroxide (oxy già) 3%.
Lưu ý:
Hy vọng bài viết về 6 cách chữa nước vào tai trên đã giúp bạn biết cách xử trí khi bị nước vào trong tai cũng như cách nhận biết những dấu hiệu khi tai bị viêm để kịp thời đi khám và điều trị, tránh được các biến chứng nguy hiểm.
[embed-health-tool-heart-rate]