Theo các chuyên gia, công dụng của trái nhàu khá đa đạng, chẳng hạn như bảo vệ sức khỏe tim mạch, giảm stress, ngừa ung thư.
Những năm gần đây, quả nhàu (tên tiếng Anh là noni fruit) dần được biết đến nhiều hơn nhờ khả năng chữa bệnh, cải thiện sức khỏe. Vậy cụ thể trái nhàu có tác dụng gì? Trong Đông y, trái nhàu tươi hoặc nước ép quả nhàu đem đến những lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc. Mời bạn đọc tiếp bài viết sau của Sức khỏe để tìm hiểu những tác dụng tuyệt vời của quả nhàu đối với sức khỏe.
Giá trị dinh dưỡng của trái nhàu
Trước khi tìm hiểu công dụng của trái nhàu, hãy cùng xem qua thành phần dinh dưỡng của loại quả này. Các nghiên cứu cho rằng những lợi ích sức khỏe của nước ép trái nhàu chủ yếu đến từ đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ của nó.
100ml nước ép trái nhàu tươi chứa hàm lượng dinh dưỡng như sau:
- Calo: 47
- Carbs: 11g
- Protein: Ít hơn 1g
- Chất béo: Ít hơn 1g
- Đường: 8g
- Vitamin C: 33% RDI
- Biotin: 17% RDI
- Folate (vitamin B9): 6% RDI
- Magiê: 4% RDI
- Kali: 3% RDI
- Canxi: 3% RDI
- Vitamin E: 3% RDI
*RDI: Hàm lượng dinh dưỡng được khuyến nghị bổ sung mỗi ngày.
Uống nước quả nhàu có tác dụng gì? Giống như hầu hết các loại nước ép trái cây, nước trái nhàu chứa chủ yếu là carbs. Loại thức uống này rất giàu vitamin C, dưỡng chất rất cần thiết cho da và sức khỏe miễn dịch.
Ngoài ra, quả nhàu còn là nguồn cung cấp biotin và folate (vitamin B9) tuyệt vời. Theo chuyên gia, vitamin B có nhiều vai trò quan trọng như giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, hỗ trợ tóc và móng chắc khỏe.
Khám phá 7 công dụng của quả nhàu đối với sức khỏe
Nhiều người thường thắc mắc quả nhàu có tác dụng gì hay công dụng trái nhàu là gì? Một số lợi ích đáng kể của quả nhàu hoặc nước ép quả nhàu bao gồm:
1. Nước trái nhàu bảo vệ sức khỏe tim mạch
Nước ép từ trái nhàu đã được chứng minh có giá trị trong việc duy trì sức khỏe tim mạch bằng cách hỗ trợ lưu lượng máu chảy trong động mạch ổn định hơn, từ đó điều hòa huyết áp và bảo vệ bạn khỏi nguy cơ mắc phải các bệnh về tim.
Bên cạnh đó, nghiên cứu tại trường Đại học Y khoa Illinois, Rockford, Hoa Kỳ, đã chứng minh rằng uống nước trái nhàu sẽ giúp giảm mức cholesterol LDL (cholesterol xấu), tổng hàm lượng cholesterol, homocysteine. Đồng thời, nước trái nhàu còn cải thiện mức cholesterol HDL (cholesterol tốt) trong cơ thể.
2. Công dụng của trái nhàu: Giảm các triệu chứng của cơ xương khớp
Uống nước ép trái nhàu có tác dụng gì? Việc tiêu thụ nước ép trái nhàu còn hỗ trợ giảm đau cho người mắc phải các tình trạng viêm như viêm khớp nhờ vào các hợp chất kháng viêm.
Một số nghiên cứu cũng cho thấy rằng hiệu quả cải thiện tình trạng cơ xương khớp của thức uống này. Thậm chí, có ý kiến cho rằng công dụng của nước trái nhàu còn ngang bằng với một số loại thuốc giảm đau nổi tiếng có bán trên thị trường.
3. Công dụng trái nhàu: Kiểm soát bệnh đái tháo đường
Trái nhàu có tác dụng gì, trị bệnh gì? Bệnh nhân đái tháo đường cũng có thể cân nhắc đến việc uống nước ép trái nhàu nhằm hỗ trợ kiểm soát bệnh tốt hơn cũng như giảm nguy cơ mắc phải các biến chứng không mong muốn. Nhiều bằng chứng khoa học đã chứng minh rằng thức uống này giúp giảm mức độ glycosylated hemoglobin, triglyceride huyết thanh và cholesterol lipoprotein trong cơ thể.
Ngoài ra, nước ép từ trái nhàu còn có tác dụng tăng cường độ nhạy cảm với insulin và kích thích quá trình hấp thu glucose.
4. Nước trái nhàu đẩy lùi mệt mỏi
Uống nước quả nhàu có tác dụng gì? Theo nhiều người chia sẻ nước trái nhàu là một bài thuốc dân gian để đẩy lùi cảm giác mệt mỏi. Thức uống này sẽ giúp bạn chống lại tình trạng suy nhược cơ thể nói chung và nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như mức năng lượng. Từ đó, việc uống nước quả nhàu giúp tăng cường khả năng chịu đựng, hiệu suất hoạt động thể chất.
5. Quả nhàu có tác dụng gì? Cải thiện trí nhớ
Công dụng của trái nhàu còn giúp ngăn ngừa các vấn đề về suy giảm trí nhớ. Các nghiên cứu đã gợi ý rằng thức uống bổ dưỡng này khuyến khích lưu lượng máu đến não và giúp cải thiện chức năng ghi nhớ, giúp bạn duy trì được trạng thái minh mẫn mà không bị ảnh hưởng bởi yếu tố tuổi tác.
6. Tác dụng của trái nhàu: Tốt cho da
Trái nhàu có công dụng gì đối với làn da? Uống nước trái nhàu là một biện pháp hay trong việc làm đẹp và chăm sóc da. Nhiều nghiên cứu cho thấy nước ép loại quả này rất giàu thành phần hóa học có tác dụng kích thích sản xuất collagen và ngăn ngừa sự hình thành nếp nhăn trên da.
Bên cạnh đó, các đặc tính chống vi khuẩn và chống viêm của trái nhàu sẽ hoạt động ở cấp độ tế bào và rất hữu ích trong việc chữa các chứng rối loạn da khác nhau bao gồm mụn trứng cá, bỏng, dị ứng da và nổi mề đay.
Ngoài ra, sự hiện diện của các axit béo thiết yếu và nồng độ cao của những thành phần có lợi trong quả nhàu sẽ hỗ trợ trung hòa các tế bào bất thường. Nhờ đó, nước ép quả nhàu giúp phục hồi cũng như duy trì sự trẻ trung, khỏe mạnh của làn da.
7. Tác dụng quả nhàu: Tăng tốc quá trình hồi phục, tăng sức đề kháng
Nước trái nhàu có hiệu quả trong việc tăng tốc độ chữa lành vết thương. Sở dĩ trái nhàu có công dụng này là nhờ vào các hợp chất kháng viêm tốt, từ đó khuyến khích cơ thể sản xuất thêm các mô và protein. Ngoài ra, thức uống này còn mang đến hiệu quả trong việc chống lại nhiễm trùng và các bệnh liên quan, từ đó nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể.
Bên cạnh những lợi ích trên thì tác dụng của quả nhàu khi được sử dụng dưới dạng nước gồm:
- Hạ sốt
- Bảo vệ gan
- Giảm stress
- Giảm chuột rút
- Ngăn ngừa ung thư
- Trị kích ứng da đầu
- Cải thiện chứng khó tiêu.
Tác dụng phụ và liều dùng của quả nhàu
Ngoài những công dụng kể trên thì trái nhàu có tác hại gì không? Có nhiều nguồn tin trái chiều về liều dùng an toàn và tác dụng phụ của nước ép trái nhàu. Nhìn chung, quả nhàu không gây ra tác dụng phụ hoặc gây hại khi được sử dụng ở lượng vừa phải. Một nghiên cứu lâm sàng ở người lớn khỏe mạnh chỉ ra rằng uống khoảng 750ml nước ép trái nhàu mỗi ngày là an toàn.
Tuy nhiên, nếu bạn có vấn đề về một số tình trạng sức khỏe sau, hãy cẩn thận khi sử dụng nước ép quả nhàu:
- Vấn đề về gan: Các chuyên gia ở Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu (EFSA) đã báo cáo rằng một số cá nhân có thể đặc biệt nhạy cảm đối với các tác dụng thải độc gan.
- Bệnh thận mãn tính hoặc suy thận: Bệnh nhân mắc các vấn đề về thận nên tránh sử dụng nước ép trái nhàu. Nguyên nhân là vì hàm lượng kali cao trong quả nhàu có thể ảnh hưởng xấu đến thận.
Ngoài ra, nước ép trái nhàu có thể tương tác với một số loại thuốc. Chẳng hạn như những loại điều trị huyết áp cao hoặc những loại thuốc làm chậm quá trình đông máu. Vì thế, nếu bạn có bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe, tốt nhất hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Với 7 tác dụng của nước trái nhàu được liệt kê ở trên, Sức khỏe hy vọng rằng bạn đã biết đến lợi ích của loại thức uống này và sử dụng chúng một cách hiệu quả, đúng liều lượng.
[embed-health-tool-bmr]