Mắc chứng tiểu đường tuýp 2, cơ thể không tạo đủ insulin hoặc insulin tạo ra không hoạt động bình thường, khiến lượng đường trong máu cao. Lúc này, bệnh nhân sẽ được dùng metformin. Metformin làm giảm sự hấp thụ glucose từ ruột, giảm sản xuất glucose ở gan và cải thiện độ nhạy insulin. Đáng lưu ý, một số trái cây chứa metformin giúp ổn định đường huyết. (Ảnh minh họa)1. Bưởi. Bưởi là một trong những trái cây đang vào mùa thu hoạch rộ. Chuyên gia sức khỏe khuyên nên ăn bưởi bởi thời điểm này bưởi đạt đỉnh về dinh dưỡng. Đặc biệt, người bệnh tiểu đường ăn bưởi còn góp phần ổn định đường huyết.Nghiên cứu chỉ ra, bưởi chứa nhiều chất chống oxy hóa naringenin. Naringenin có thể cải thiện độ nhạy cảm của cơ thể với insulin. Chất này cũng cho phép gan đốt nhiều chất béo hơn, có lợi cho nỗ lực ổn định lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, cùi bưởi chứa thành phần giống insulin có tác dụng hạ đường huyết. Canxi trong bưởi cũng rất hữu ích trong việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường, ngừa loãng xương và bệnh thận do tiểu đường.2. Chanh. Chanh là trái cây rất sẵn vào mùa thu, chứa nhiều vitamin C giúp thúc đẩy quá trình bài tiết cholesterol, ngăn ngừa tình trạng đông máu, giảm cholesterol trong huyết thanh. Đặc biệt, chanh chứa chất tăng cường insulin, giúp cơ thể sử dụng insulin tốt hơn. Có thể nói, chanh chứa “metformin tự nhiên”. Ăn lượng thích hợp có lợi cho sức khỏe.3. Quả tầm bóp. Quả tầm bóp có hình dáng giống mận non, bọc trong lớp vỏ mỏng như giấy, vị chua ngọt. Dù là quả dại nhưng giá trị dinh dưỡng của quả tầm bóp cực cao, đặc biệt là carotene. Nghiên cứu chỉ ra, ăn quả tầm bóp giúp kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả, ngăn ngừa tình trạng chóng mặt, yếu chân tay do lượng đường trong máu cao.4. Táo. Táo tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, bổ tim khí, tăng cường chức năng lá lách và dạ dày. Táo còn chứa lượng lớn chất xơ có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, kali trong táo giúp giảm huyết áp, ngăn ngừa và điều trị tiểu đường. Táo cũng giàu axit malic và vitamin có thể thúc đẩy quá trình đốt cháy chất béo.5. Lựu. Lựu là trái cây được mệnh danh là “metformin tự nhiên”, rất sẵn vào mùa thu. Lựu đặc biệt chứa nhiều crom. Chất này có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa đường, chất béo và là thành phần dung nạp glucose. Ngoài việc chú trọng trái cây có hiệu quả kiểm soát đường huyết, chuyên gia khuyên nên ngăn ngừa bệnh bằng 4 việc làm thiết thực sau:Xây dựng chế độ ăn khoa học. Chế độ ăn hàng ngày cần đa dạng, giàu dinh dưỡng. Tránh nạp thực phẩm nhiều đường khiến ruột hấp thụ nhiều glucose.Điều tiết cảm xúc. Duy trì thái độ tích cực, tinh thần lạc quan, ngủ đủ giấc,… rất có lợi cho sức khỏe tổng thể, giảm nguy cơ mắc. Nếu lượng đường trong máu tăng cao, bạn nên đi khám nội tiết kịp thời, kiên trì điều trị dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.Tích cực vận động. Tiểu đường ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người bệnh, gây biến chứng nghiêm trọng. Do vậy, bạn cần tích cực vận động bằng cách đi bộ, tập Thái Cực Quyền, leo cầu thang,… để tăng cường sức khỏe tổng thể.Kiểm tra thường xuyên. Người có nguy cơ mắc bệnh cần tăng cường theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên. Trong khi đó, bệnh nhân cần kiên trì dùng thuốc làm tăng độ nhạy insulin như metformin và rosiglitazone để trì hoãn bệnh tiến triển xấu, gây biến chứng. >>> Mời độc giả xem thêm video: Dinh dưỡng cho người mắc bệnh tiểu đường. (Nguồn video: TTV)
Mắc chứng tiểu đường tuýp 2, cơ thể không tạo đủ insulin hoặc insulin tạo ra không hoạt động bình thường, khiến lượng đường trong máu cao. Lúc này, bệnh nhân sẽ được dùng metformin. Metformin làm giảm sự hấp thụ glucose từ ruột, giảm sản xuất glucose ở gan và cải thiện độ nhạy insulin. Đáng lưu ý, một số trái cây chứa metformin giúp ổn định đường huyết. (Ảnh minh họa)
1. Bưởi. Bưởi là một trong những trái cây đang vào mùa thu hoạch rộ. Chuyên gia sức khỏe khuyên nên ăn bưởi bởi thời điểm này bưởi đạt đỉnh về dinh dưỡng. Đặc biệt, người bệnh tiểu đường ăn bưởi còn góp phần ổn định đường huyết.
Nghiên cứu chỉ ra, bưởi chứa nhiều chất chống oxy hóa naringenin. Naringenin có thể cải thiện độ nhạy cảm của cơ thể với insulin. Chất này cũng cho phép gan đốt nhiều chất béo hơn, có lợi cho nỗ lực ổn định lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, cùi bưởi chứa thành phần giống insulin có tác dụng hạ đường huyết. Canxi trong bưởi cũng rất hữu ích trong việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường, ngừa loãng xương và bệnh thận do tiểu đường.
2. Chanh. Chanh là trái cây rất sẵn vào mùa thu, chứa nhiều vitamin C giúp thúc đẩy quá trình bài tiết cholesterol, ngăn ngừa tình trạng đông máu, giảm cholesterol trong huyết thanh. Đặc biệt, chanh chứa chất tăng cường insulin, giúp cơ thể sử dụng insulin tốt hơn. Có thể nói, chanh chứa “metformin tự nhiên”. Ăn lượng thích hợp có lợi cho sức khỏe.
3. Quả tầm bóp. Quả tầm bóp có hình dáng giống mận non, bọc trong lớp vỏ mỏng như giấy, vị chua ngọt. Dù là quả dại nhưng giá trị dinh dưỡng của quả tầm bóp cực cao, đặc biệt là carotene. Nghiên cứu chỉ ra, ăn quả tầm bóp giúp kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả, ngăn ngừa tình trạng chóng mặt, yếu chân tay do lượng đường trong máu cao.
4. Táo. Táo tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, bổ tim khí, tăng cường chức năng lá lách và dạ dày. Táo còn chứa lượng lớn chất xơ có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, kali trong táo giúp giảm huyết áp, ngăn ngừa và điều trị tiểu đường. Táo cũng giàu axit malic và vitamin có thể thúc đẩy quá trình đốt cháy chất béo.
5. Lựu. Lựu là trái cây được mệnh danh là “metformin tự nhiên”, rất sẵn vào mùa thu. Lựu đặc biệt chứa nhiều crom. Chất này có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa đường, chất béo và là thành phần dung nạp glucose. Ngoài việc chú trọng trái cây có hiệu quả kiểm soát đường huyết, chuyên gia khuyên nên ngăn ngừa bệnh bằng 4 việc làm thiết thực sau:
Xây dựng chế độ ăn khoa học. Chế độ ăn hàng ngày cần đa dạng, giàu dinh dưỡng. Tránh nạp thực phẩm nhiều đường khiến ruột hấp thụ nhiều glucose.
Điều tiết cảm xúc. Duy trì thái độ tích cực, tinh thần lạc quan, ngủ đủ giấc,… rất có lợi cho sức khỏe tổng thể, giảm nguy cơ mắc. Nếu lượng đường trong máu tăng cao, bạn nên đi khám nội tiết kịp thời, kiên trì điều trị dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
Tích cực vận động. Tiểu đường ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người bệnh, gây biến chứng nghiêm trọng. Do vậy, bạn cần tích cực vận động bằng cách đi bộ, tập Thái Cực Quyền, leo cầu thang,… để tăng cường sức khỏe tổng thể.
Kiểm tra thường xuyên. Người có nguy cơ mắc bệnh cần tăng cường theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên. Trong khi đó, bệnh nhân cần kiên trì dùng thuốc làm tăng độ nhạy insulin như metformin và rosiglitazone để trì hoãn bệnh tiến triển xấu, gây biến chứng.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Dinh dưỡng cho người mắc bệnh tiểu đường. (Nguồn video: TTV)