back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Làm sao để bên con vượt qua kỳ thi

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Áp lực mùa thi là một áp lực đáng sợ. Càng về sau càng đáng sợ vì số thí sinh thì ngày một tăng nhanh hơn cả số trường được mở mới. Như trong kỳ thi vào 10 mới đây thôi, thí sinh thi vào Chu Văn An 8 điểm mỗi môn cũng trượt. Phải ít nhất có 1 điểm 9 mới đỗ được vì điểm chuẩn vào 10 là 48,75 điểm. Hơn kém 0,25 điểm cũng có thể khiến một đứa trẻ học xuất sắc cũng trượt vỏ chuối.





Hãy cùng con vượt qua kỳ thi – Ảnh: Minh họa 

Áp lực như thế, những câu động viên của cha mẹ như: Cố gắng lên con nhé! Hay: “Bố mẹ tin là con làm được” hoặc “Con của bố mẹ giỏi mà, thừa sức đỗ”… có khi lại thành áp lực nặng hơn. Mà bố mẹ lỡ có âu lo quá với kỳ thi của con cũng lại tăng thêm áp lực. Thực sự, nhìn đâu cũng ra áp lực.

Là còn chưa kể vì yêu mà kỳ vọng. Càng yêu người ta càng đặt nhiều mong muốn vào người họ yêu. Nên nếu con bạn yêu bạn, chúng sẽ lại nặng nề hơn khi gánh vác trách nhiệm tình yêu với cha mẹ, muốn thi đỗ để bù đắp cho những năm tháng bố mẹ vất vả kiếm tiền nuôi con ăn học. Là không kể những cha mẹ mở miệng ra là nói: “Đấy, tao vất vả kiếm tiền để lo cho mày ăn học. Học hành cho tốt vào không liệu hồn. Chỉ có mỗi việc học mà không được nữa thì thôi đấy”. Thực sự áp lực nặng nề.

Vậy phải làm sao, phải làm gì để con không bị áp lực?

Đầu tiên, tôi mong bố mẹ quán triệt tư tưởng: Học hành là trách nhiệm của con- Bố mẹ chỉ hỗ trợ và đáp ứng yêu cầu, đề xuất của con thôi. Như vợ tôi lúc đi thi đại học vậy, nàng tự biết nàng kém môn nào để xin mẹ nàng cho nàng học thêm gia sư môn đó. Khi bạn giao quyền tự quyết chuyện học hành cho con, chúng sẽ có trách nhiệm với thứ chúng làm. Nếu chúng đã không có trách nhiệm với việc học hành của chúng, chỉ coi học hành là để cho bố mẹ vui lòng, học hành để đáp ứng yêu cầu của cha mẹ thì chúng ta có làm gì cũng vô nghĩa. Đòn roi trừng phạt hay nước mắt lã chã xét cho cùng chúng biết đấy rồi lại quên ngay thôi. Chạy theo chúng có mà cả đời.

Thế nên cần nhất vẫn phải là luyện cho thật vững quan điểm học hành là chuyện của con ngay từ khi chúng còn nhỏ. Cha mẹ vẫn có thể truy cứu trách nhiệm bằng việc tăng- giảm tài trợ hoặc cắt- thêm những hỗ trợ. Luyện cho con trách nhiệm và chịu trách nhiệm với việc học của chúng sẽ giúp cha mẹ toàn tâm toàn ý cho việc hỗ trợ con hơn chứ không phải vật vã chạy theo chúng.

Rồi! Giờ thì giải toả áp lực bằng việc tạo động lực cho con. Biến việc áp lực thi cử thành động lực chiến thắng. Để con thấy việc học là của con nhưng luôn có bố mẹ đồng hành- hỗ trợ và cùng chiến đấu. Cùng con tìm ra những giải pháp sau khi đã cùng con phân tích cuộc chiến. Cùng con xây dựng chiến lược, để con là người quyết định cuối cùng. Đừng kiểm soát- hãy truyền cảm hứng cho con. Biến việc phải thi thành được thi.

Cuối cùng, hãy cấp cho con quyền được thất bại. Có nghĩa là chúng ta sẵn sàng cho chiến thắng nhưng cũng không sợ và né tránh thất bại. Tôi vẫn hay kể cho con mình nhiều nhất có thể về những thất bại tôi đã từng trải qua. Bởi thành công của tôi thế nào các con sẽ biết sau cũng được. Nói với con về việc chúng ta có thể thất bại bất cứ lúc nào. Rằng càng nhiều thất bại càng chứng tỏ chúng ta đang làm việc. Chỉ có kẻ lười biếng không làm gì mới không bao giờ thất bại thôi. Đón nhận khả năng thất bại bằng những giải pháp tích cực để giảm thiểu đau đớn, lo lắng. Chúng ta vốn không có quan niệm thất bại rực rỡ nhưng giữa bố con bạn- mẹ con bạn thì ai cấm ta vẽ lên cùng nhau về những rực rỡ thu lượm được nếu ta thất bại?

Một lần nữa, thưa với các cha mẹ, xin hãy hạnh phúc để con thấy hạnh phúc. Muốn con không bị áp lực xin hãy tự cởi bỏ áp lực ngay chính trong bản thân bạn. Bên con không chỉ mùa thi, bên con là cả cuộc đời. Để cùng nhau làm, cùng nhau vui, cùng nhau buồn, cùng nhau hạnh phúc! Con không cô đơn vì luôn có bố mẹ ở bên con là thế!

Mời quý độc giả xem video Khi con nghiện game, cha mẹ cần làm gì:



Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328