back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Làm sao để sống khỏe mạnh?

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Theo ước tính, có ít nhất 25% người cao tuổi phải đối mặt với các cơn đau nhức xương khớp dai dẳng và khó chịu. Chúng thường liên quan đến tình trạng thoái hóa do tuổi tác và gây nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh (1). Vì vậy, làm thế nào để sống vui, khỏe với bệnh đau nhức xương khớp ở người già là điều mà nhiều người cao tuổi quan tâm.

Khác với những phụ nữ cùng tuổi đã có các biểu hiện của tuổi già như còng lưng, đi đứng không vững, thường xuyên nhức mỏi thân mình, tinh thần không thoải mái vì mất ngủ… bà H. (65 tuổi, ngụ tại TP. HCM) khiến không ít bạn bè ghen tị vì vẫn trông trẻ khỏe dù đã bước vào độ tuổi lục tuần. Bà thường xuyên tham gia sinh hoạt trong câu lạc bộ khiêu vũ của địa phương như một cách rèn luyện thân thể, đồng thời mở rộng các mối quan hệ xã hội. Nhờ đó, không chỉ duy trì được sức khỏe thể chất mà bà H. cũng luôn giữ được tinh thần thoải mái, vui tươi. Điều này giúp bà trông trẻ hơn tuổi thật rất nhiều.

Khi được bạn bè hỏi về bí quyết để có một cuộc sống vui, khỏe như vậy, bà H. chia sẻ rằng vài năm trước, bà cũng từng phải đối mặt với các cơn đau nhức dai dẳng ở lưng và đầu gối. Thay vì cố gắng chịu đựng cơn đau như nhiều người, bà đã đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị. Đến bây giờ, bà H. luôn thấy mình đã có một quyết định rất đúng đắn. Vì nếu tiếp tục trì hoãn việc chữa trị, cuộc sống của bà có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các cơn đau dai dẳng này.

Đau nhức xương khớp ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống của người lớn tuổi?

Bệnh đau nhức xương khớp ở người già có thể gây tác động tiêu cực đến cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của người mắc, từ đó ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của họ (1).

Về mặt thể chất, bên cạnh các cơn đau, người bệnh còn có thể bị cứng khớp và hạn chế phạm vi di chuyển, từ đó dẫn dẫn đến suy giảm khả năng vận động hoặc nghiêm trọng hơn là tàn tật (1, 2). Đặc biệt, sự suy giảm khả năng vận động do đau sẽ làm tăng nguy cơ té ngã. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến nhập viện và tử vong ở người lớn tuổi (1).

Không những thế, người cao tuổi bị đau nhức xương khớp thường có xu hướng tự cô lập bản thân, bộc lộ nhiều biểu hiện trầm cảm hoặc nguy hiểm hơn là mong muốn tự tử. Những ảnh hưởng này có thể làm cản trở quá trình đánh giá tình trạng bệnh và khiến việc điều trị trở nên khó khăn, phức tạp hơn (1).

Làm sao để sống khỏe mạnh cùng bệnh đau nhức xương khớp ở người già?

Để chữa bệnh đau nhức xương khớp, bệnh nhân có thể cần phối hợp nhiều phương pháp điều trị với nhau, cả dùng thuốc và không dùng thuốc (2). Với hy vọng có thể giúp nhiều người cao tuổi bị đau cơ xương khớp tận hưởng cuộc sống khỏe đẹp hơn, bà H. đã chia sẻ một số bí quyết sống khỏe như sau:

Cố gắng tập thể dục

Hoạt động thể chất đóng một vai trò quan trọng giúp bạn kiểm soát tốt và sống khỏe mạnh cùng căn bệnh đau nhức xương khớp ở người già. Việc tập thể dục với cường độ phù hợp, đều đặn không chỉ giúp đẩy lùi các cơn đau khó chịu mà còn hỗ trợ cải thiện chức năng hoạt động của xương khớp, thông qua đó nâng cao sức khỏe tổng thể, đồng thời giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch cũng như tỷ lệ tử vong (2).

Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp

Mặc dù thoái hóa khớp không thể chữa khỏi bằng dinh dưỡng nhưng chế độ ăn uống có thể giúp bạn cải thiện các triệu chứng khó chịu, bao gồm cả đau nhức xương khớp. Một số thực phẩm giúp tăng cường sức khỏe cơ xương khớp, đồng thời hỗ trợ chống viêm có thể kể đến như (3):

  • Cá béo (cá thu, cá hồi…)
  • Dầu hạt lanh
  • Sữa và các sản phẩm làm từ sữa
  • Các loại rau lá xanh sẫm (cải bó xôi, cải xoăn…)
  • Súp lơ xanh
  • Tỏi

Dùng thuốc trị đau nhức xương khớp cho người già

Sử dụng thuốc để kiểm soát các cơn đau nhức xương khớp ở người già là lựa chọn điều trị chính của không ít người bệnh, đặc biệt là những người gặp khó khăn với việc tập luyện thể dục thể thao (1, 4). Các thuốc trị đau nhức xương khớp thường được chỉ định cho người cao tuổi có thể bao gồm (4, 5):

Thuốc giảm đau không opioid

Với các trường hợp đau nhức xương khớp nhẹ hoặc trung bình, paracetamol thường là thuốc đầu tiên được sử dụng. Thuốc được xem là lựa chọn an toàn cho người cao tuổi vì ít gây xuất huyết tiêu hóa, ít ảnh hưởng đến thận cũng như hệ tim mạch. Tuy nhiên, thuốc vẫn có khả năng gây độc gan trong một số trường hợp (5).

Mặt khác, paracetamol không có tính chất kháng viêm nên so với nhóm thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAIDs), hiệu quả chữa đau cơ xương khớp của thuốc NSAIDs vẫn được đánh giá cao hơn trong trường hợp này (4, 5). Từ lâu, nhóm thuốc NSAIDs đã được sử dụng rộng rãi để kiểm soát triệu chứng của các bệnh cơ xương khớp, bao gồm cả đau nhức. Bên cạnh paracetamol, NSAIDs được xem là lựa chọn điều trị đầu tay trong hầu hết trường hợp nhờ vào khả năng hoạt động nhanh, hiệu quả tức thì và tính dung nạp tốt (6).

Thuốc hỗ trợ giảm đau

Hiện nay, một số loại thuốc tuy không phải là thuốc giảm đau nhưng vẫn được dùng để trị đau nhức xương khớp cho người già. Chúng được gọi là thuốc hỗ trợ giảm đau và có khả năng kiểm soát tốt các cơn đau nhức, đặc biệt khi đặc tính của cơn đau là đau thần kinh. Mặc dù vậy, việc sử dụng các thuốc này cần thận trọng vì một số thuốc có thể khiến người cao tuổi bị (4):

  • Mất thăng bằng
  • Giảm huyết áp đột ngột
  • Rối loạn nhịp tim
  • Đối mặt với biến chứng tim mạch gây nguy hiểm đến tính mạng (xảy ra nếu dùng liều trên 100mg)

Thuốc giảm đau opioid

Nếu việc chữa bệnh đau nhức xương khớp ở người già bằng các loại thuốc trên không mang lại hiệu quả, bạn có thể cần đến nhóm opioid. Tuy nhiên, bác sĩ cần cân nhắc giữa lợi ích-rủi ro cũng như cách dùng thuốc trước khi chỉ định nhóm thuốc này cho người cao tuổi. Bởi vì opioid có tính gây nghiện nên cần được dùng dưới sự theo dõi của bác sĩ. Ngoài ra, nhóm thuốc giảm đau này có thể gây nhiều biến chứng trong quá trình điều trị, ví dụ như (4):

Người cao tuổi cần lưu ý gì khi dùng thuốc trị đau nhức xương khớp?

Tất cả các loại thuốc giảm đau điều có khả năng gây ra tác dụng phụ (7). Ở những người lớn tuổi, nguy cơ gặp phải các biến chứng trong quá trình sử dụng thuốc càng cao bởi vì (4):

  • Đặc điểm sinh lý tự nhiên của cơ thể có thể bị thay đổi theo tuổi tác, chẳng hạn như suy giảm chức năng hoạt động của các cơ quan.
  • Người cao tuổi thường mắc nhiều bệnh nền, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến tim mạch hoặc tiêu hoá.
  • Vì mắc nhiều bệnh đi kèm nên người cao tuổi có thể cần dùng nhiều loại thuốc, từ đó làm tăng nguy cơ tương tác thuốc cũng như gặp phải các biến cố phát sinh.

Vì những lý do trên, bác sĩ cần thận trọng khi lựa chọn thuốc điều trị bệnh đau nhức xương khớp cho người lớn tuổi để hạn chế nguy cơ xảy ra tác dụng phụ (4). Ví dụ như, dù là nhóm thuốc chữa bệnh đau nhức xương khớp phổ biến nhưng NSAIDs có thể gây ra nhiều biến chứng trên đường tiêu hóa, tim và thận (4, 8).

Do đó, nếu có bệnh nền liên quan đến những cơ quan này, người cao tuổi nên thông báo với bác sĩ để được chỉ định sử dụng các loại thuốc phù hợp hơn (7). Ví dụ như, thuốc NSAIDs chọn lọc COX-2 có thể được sử dụng thay cho thuốc NSAIDs truyền thống vì ít gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và thận hơn (6, 8). Nguyên nhân là do nhóm thuốc này chỉ ức chế men COX-2 (được sản sinh khi khớp bị viêm hoặc tổn thương) chứ không ảnh hưởng đến hoạt động của men COX-1 (đảm đương nhiệm vụ bảo vệ niêm mạc dạ dày và hỗ trợ thận hoạt động đúng chức năng) (8). Nhờ vậy, nhóm thuốc NSAIDs chọn lọc COX-2 được cho là ít gây ra các vấn đề về dạ dày (8).

Mặt khác, tuy bị nghi ngờ về nguy cơ gây ra các tác dụng phụ trên tim mạch nhưng thực tế, tác động của một số thuốc NSAIDs chọn lọc COX-2 trên tim mạch đã được chứng minh là tương đương với thuốc NSAIDs truyền thống (6, 9).

Nhìn chung, việc sử dụng thuốc chữa bệnh đau nhức xương khớp ở người già cần đặc biệt thận trọng và theo đúng chỉ định của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả điều trị cũng như an toàn cho người dùng (4, 6, 7). Bên cạnh đó, người cao tuổi có các bệnh nền liên quan đến tim mạch, tiêu hóa và thận sẽ cần thông báo với bác sĩ để được chỉ định dùng thuốc phù hợp (6, 7, 8).

PP-CEL-VNM-0478

VIATRIS đồng hành nâng cao kiến thức bệnh học cộng đồng.

HelloBacsi.com cung cấp đường dẫn trong mục các chủ đề liên quan, bài cùng chuyên mục và bài có nhiều người đọc vì mục đích thuận tiện tra cứu. VIATRIS không kiểm duyệt các đường dẫn trong trang này và cũng không chịu trách nhiệm về nội dung hay hoạt động của các trang liên kết này.

[embed-health-tool-bmi]

Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328