back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Lỗ thông bầu dục (PFO) là bệnh gì? Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Lỗ thông bầu dục (PFO) là một lỗ nằm giữa tâm nhĩ trái và phải (buồng trên) của tim. Nếu lỗ này không đóng lại tự nhiên sau khi sinh sẽ gây ra nhiều vấn đề. Cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết này nhé!

Tìm hiểu chung

Lỗ thông bầu dục hay PFO là bệnh gì?

Lỗ thông bầu dục là một lỗ nằm trên vách liên nhĩ, giữa tâm nhĩ trái và phải (buồng trên) của tim. Khi một em bé lớn lên trong bụng mẹ, lỗ này sẽ hiện diện ở giữa lớp ngăn tâm nhĩ bên phải và bên trái của tim.

Lỗ thông này có ở tất cả mọi người trước khi sinh nhưng thường được đóng lại ngay sau khi chào đời. Lỗ PFO là thuật ngữ được sử dụng khi lỗ này không đóng lại một cách tự nhiên sau khi em bé được sinh ra. Tình trạng này xảy ra với khoảng 25% dân số bình thường.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của lỗ thông bầu dục là gì?

Hầu hết mọi người có lỗ thông bầu dục không biết họ mắc phải tình trạng này, bởi vì đây thường là một tình trạng tiềm ẩn và không gây ra các dấu hiệu hay triệu chứng gì rõ ràng nếu lỗ thông có kích thước nhỏ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng gì hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau; vì vậy, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra lỗ thông bầu dục?

Lỗ hình bầu dục trong giai đoạn bào thai cho phép máu đi lên tuần hoàn phổi. Phổi của em bé chưa được sử dụng khi thai nhi phát triển trong tử cung, do đó lỗ thông này không gây ra vấn đề đối với thai nhi.

Lỗ thông này thường đóng lại ngay sau khi trẻ được sinh ra nhưng một số trường hợp sẽ không đóng lại hoặc đóng không hoàn toàn. Cứ trong mỗi 4 người sẽ có 1 người mắc phải tình trạng này. Lỗ thông không đóng được sẽ gây ra tình trạng gọi là tồn tại lỗ thông bầu dục. Nguyên nhân gây ra tình trạng này chưa được xác định rõ.

Không có yếu tố nguy cơ nào được biết đến có thể làm tăng khả năng mắc bệnh. Tình trạng này có thể được tìm thấy cùng với các bất thường bẩm sinh về tim khác như chứng phình động mạch, thông liên nhĩ.

Biến chứng

Lỗ thông bầu dục có nguy hiểm không?

Nói chung, bệnh thường không gây ra biến chứng gì khi kích thước lỗ thông nhỏ. Một số người có lỗ PFO có thể bị dị tật tim khác kèm theo.

Các biến chứng có thể xảy ra khi còn lỗ bầu dục bao gồm:

  • Ôxy trong máu thấp. Lỗ thông bầu dục làm một lượng máu đáng kể không được đi vào tuần hoàn phổi để thực hiện trao đổi khí, gây ra nồng độ oxy trong máu thấp (giảm oxy máu).
  • Đột quỵ. Đôi khi, các cục máu đông nhỏ trong tĩnh mạch hệ thống, thường gặp nhất là từ hai chi dưới, có thể di chuyển đến tim, đi qua lỗ thông và đi vào hai buồng tim bên trái, sau đó có thể lên não và làm tắc nghẽn dòng máu, gây ra đột quỵ do thiếu máu cục bộ.

Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng lỗ PFO phổ biến hơn ở những người bị đột quỵ không rõ nguyên nhân và chứng đau nửa đầu. Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu thêm để chứng minh tính chính xác.

Chẩn đoán & điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán lỗ thông bầu dục?

Bác sĩ tim mạch có thể yêu cầu một hoặc nhiều xét nghiệm sau để chẩn đoán, bao gồm:

Siêu âm tim

Siêu âm tim cho thấy hình ảnh giải phẫu, cấu trúc và chức năng của tim.

Loại siêu âm tim phổ biến nhất là siêu âm tim qua thành ngực. Sóng âm thanh hướng vào tim từ đầu dò đặt trên ngực tạo ra hình ảnh động các chuyển động của tim. Bác sĩ có thể sử dụng siêu âm tim để phát hiện nhiều vấn đề về tim mạch khác.

Siêu âm tim qua thực quản

Bác sĩ có thể tiến hành một cách thức siêu âm tim khác được gọi là siêu âm tim qua thực quản để quan sát cận cảnh hơn về tim và dòng máu chảy qua tim. Đầu dò được gắn vào phần cuối của một ống được luồn xuống thực quản (ống dẫn từ miệng tới dạ dày) và tiếp cận tim ở khoảng cách gần hơn so với qua thành ngực.

Các xét nghiệm khác

Bác sĩ có thể khuyên bạn nên kiểm tra thêm nếu bạn được chẩn đoán có lỗ thông bầu dục và bạn đã bị đột quỵ. Bác sĩ đa khoa cũng có thể giới thiệu bạn đến một bác sĩ chuyên khoa về các tình trạng bệnh lý liên quan đến não và thần kinh (bác sĩ nội thần kinh).

Những phương pháp nào dùng để điều trị lỗ thông bầu dục?

Hầu hết mọi người có lỗ thông bầu dục không cần điều trị. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bác sĩ có thể khuyên bạn hoặc con bạn nên thực hiện thủ thuật đóng lỗ thông bầu dục.

Đóng lỗ thông bầu dục

Nếu lỗ thông bầu dục được phát hiện khi siêu âm tim tình cờ vì các lý do khác, chỉ định đóng lỗ thông thường không cần thiết. Chỉ định can thiệt thường được thực hiện trong những tình trạng nhất định như nồng độ oxy trong máu thấp liên quan đến lỗ thông bầu dục.

Đóng lỗ thông bầu dục để ngăn ngừa chứng đau nửa đầu hiện nay không được khuyến khích. Tương tự, đóng lỗ thông bầu dục để phòng ngừa đột quỵ có thể xảy ra vẫn còn gây nhiều tranh cãi.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị đóng lỗ thông bầu dục ở những người đã bị đột quỵ tái phát mặc dù đã điều trị nội khoa khi không có nguyên nhân nào khác.

Phẫu thuật và các thủ thuật khác

Những cách thức thực hiện để đóng một lỗ thông bầu dục bao gồm:

  • Dùng dụng cụ đóng lỗ thông. Thông qua cách thức thông tim, các bác sĩ có thể đưa một thiết bị để bịt lỗ thông. Trong thủ thuật này, thiết bị nằm ở cuối của một ống dài, mềm dẻo. Bác sĩ sẽ đưa ống thông có gắn thiết bị ở đầu vào tĩnh mạch đùi ở vùng bẹn và luồn thiết bị này lên đến vị trí của lỗ thông với sự hỗ trợ hình ảnh dưới siêu âm tim. Mặc dù hiếm gặp, các biến chứng có thể xảy ra là thủng tim hoặc các mạch máu, thiết bị bị di lệch khỏi vị trí hoặc kích thích rối loạn nhịp tim có thể xảy ra.
  • Sửa chữa bằng phẫu thuật. Bác sĩ phẫu thuật có thể đóng lỗ thông bầu dục bằng cách mở tim và khâu vá lỗ thông. Với những tiến bộ của kỹ thuật ngày nay, bác sĩ có thể đóng lỗ bầu dục một đường rạch rất nhỏ bằng cách thực hiện với kỹ thuật robot. Nếu bạn hoặc con bạn cần trải qua một phẫu thuật để sửa chữa các vấn đề về tim khác, bác sĩ có thể khuyên nên đóng lỗ thông bầu dục đồng thời.

Phòng ngừa đột quỵ

Một số loại thuốc có thể được sử dụng để giảm bớt nguy cơ bị cục máu đông gây đột quỵ qua lỗ thông bầu dục. Trị liệu kháng tiểu cầu như aspirin hay clopidogrel (Plavix) và thuốc làm loãng máu (thuốc chống đông) như warfarin (Coumadin, Jantoven), dabigatran (Pradaxa), apixaban (Eliquis) và rivaroxaban (Xarelto) – có thể hữu ích cho những người có lỗ thông bầu dục mà đã bị đột quỵ.

Tuy nhiên, các nhóm thuốc nêu trên và cả các thủ thuật đóng lỗ thông vẫn chưa rõ có thích hợp để phòng ngừa đột quỵ ở những người có lỗ thông bầu dục hay không. Các nghiên cứu vẫn đang được tiến hành để trả lời câu hỏi này.

Phòng ngừa

Những biện pháp nào giúp bạn ngăn ngừa lỗ thông bầu dục?

Nếu bạn biết mình có lỗ thông bầu dục nhưng không có triệu chứng, bạn có thể không phải gặp hạn chế gì đối với bất kỳ hoạt động nào.

Nếu bạn cần phải di chuyển trên một quãng đường dài, nên làm theo các chỉ dẫn để ngăn ngừa cục máu đông. Nếu bạn đang đi du lịch bằng xe hơi, dừng lại từng chặng và đi dạo ngắn. Trên máy bay, hãy chắc chắn uống đủ nước và đi bộ xung quanh chỗ ngồi bất cứ khi nào có thể.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

[embed-health-tool-heart-rate]

Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328