Khi bắt đầu tìm hiểu về nghề PT, chắc hẳn bạn sẽ băn khoăn không biết tiềm năng và lộ trình phát triển trong nghề này như thế nào.
Bài viết có hơi dài và khô khan nhưng đều là những kiến thức hỗ trợ và bổ sung rất lớn trên con đường sự nghiệp PT của bạn sau này. Cho nên hãy cố gắng theo dõi tới cuối bài viết nhé, tin chắc sẽ không khiến bạn phải thất vọng đâu.
Hãy cùng nhìn lộ trình mà NuEdu định hướng giúp bạn trong 10 năm của một PT và nhìn lại xem:
- Bạn có thể trở thành ai với khởi đầu là một PT?
- Cơ hội và thách thức khi bạn lựa chọn vị trí đó là gì?
Sau đây là lộ trình trong nghề PT :
1-3 năm đầu của sự nghiệp: Đi lên từ Personal Trainer
Hiện nay, rất nhiều bạn trẻ bắt đầu với nghề PT từ sớm. Chính vì thế, trong khoảng thời gian 1-3 năm đầu tiên, các bạn có thể đi lên với các vị trí khác nhau thuộc với PT, đó là: Personal Trainer, Senior Personal Trainer và Fitness Supervisor. Những vị trí này đòi hỏi kinh nghiệm, trách nhiệm khác nhau và bạn cũng được hưởng những quyền lợi tương đương.
1. Personal Trainer
Khoảng thời gian khi bạn có kiến thức nền tảng để trở thành một PT. Khi có kiến thức về sức khỏe, bạn có thể làm việc tại các phòng tập, trung tâm Fitness.
Nếu có kĩ năng giao tiếp bạn có thể làm việc tự do hoặc làm việc online với khách hàng.
Tuy nhiên, tôi khuyên bạn nên lựa chọn làm việc tại phòng tập trong những năm đầu tiên.
Trong thời gian này, bạn có thể liên tục được trau dồi những kiến thức từ các buổi đào tạo nội bộ nơi bạn làm và liên tục được củng cố kiến thức.
Hơn nữa, khi bạn làm PT tại các phòng tập, trung tâm, bạn có thể làm quen dần với công việc và có những khách hàng thân thiết cho bản thân.
Điều này khá khó khi bạn làm việc online hay bạn làm việc tự do, bạn sẽ phải tự tìm cho mình những khách hàng trên mạng.
Thời gian để bạn có được khách hàng đầu tiên tại trung tâm sẽ tùy thuộc vào khả năng thích ứng của bạn, sớm nhất khoảng 3 ngày, chậm thì sau khoảng 2 tháng.
Nếu làm PT tại các phòng tập, trung tâm Fitness có tiếng, thu nhập của bạn có thể lên tới 22 triệu một tháng.
Tuy nhiên, nếu là PT các phòng tập nhỏ, thu nhập của bạn dao động từ 6-8 triệu đồng/tháng.
2. Senior Personal Trainer (Senior PT)
Khi bạn đạt đủ KPI trong 1-2 năm, bạn sẽ được đề xuất lên vị trí Senior Personal Trainer.
Thời gian để thăng chức sẽ phụ thuộc vào quy định của từng trung tâm, cũng như năng lực của bạn.
Những PT gắn bó với phòng tập với có thể phát triển thành Senior PT.
Trước khi ứng tuyển vào vị trí này, bạn cũng cần làm bài test đánh giá năng lực để đảm bảo bản thân có đủ kiến thức và kĩ năng.
Vậy Senior PT cần sở hữu kiến thức và kỹ năng nào?
Senior PT là những người đã có kinh nghiệm trong việc hướng dẫn học viên luyện tập.
Khi đã sở hữu kinh nghiệm, bạn cũng sẽ phải hướng dẫn các PT mới làm quen với công việc. Bạn giống như một người dẫn dắt các PT sau vậy.
Trách nhiệm càng cao, quyền lợi càng lớn. Khi ở vị trí này, chắc chắn lương của bạn sẽ cao hơn, dao động từ 1,5-2 triệu đồng, và hoa hồng theo giờ dạy cũng sẽ tăng cao.
Mức lương cố định có thể tăng chưa nhiều, tuy nhiên, việc tăng % hoa hồng từ 3-5% sẽ khiến tổng thu nhập của bạn tăng hơn rất nhiều.
Mức thu nhập của Senior PT dao động trong khoảng 8-25 triệu đồng/tháng. Với những người có năng lực, họ sẽ có những khách hàng thân thiết cho bản thân.
Chính vì thế, họ có thể đạt mức thu nhập cao hơn rất nhiều so với trung bình những người khác.
3. Fitness Supervisor
Ở một số trung tâm, Fitness Supervisor (giám sát viên) còn được gọi là Leader.
Sau khi làm Senior PT, bạn cần liên tục hoàn thành xuất sắc công việc trong vòng 6 tháng – 2 năm trước khi trở thành Supervisor.
Tuy nhiên trong một vài trường hợp nếu bạn là nhân viên bán hàng tốt nhất và có khả năng lãnh đạo nhóm, bạn có thể đề xuất thăng cấp từ PT lên Supervisor chỉ trong vòng 1 năm.
Fitness Supervisor, hay còn gọi là giám sát viên, ở một số trung tâm còn là Leader.
Khi hoàn thành công việc ở vị trí Senior PT, bạn sẽ trở thành Supervisor trong khoảng 1-2 năm.
Trong một vài trường hợp xuất sắc với khả năng sales cũng như lãnh đạo đội nhóm, có người nhảy hẳn từ vị trí PT lên Supervisor chỉ trong vòng 1 năm.
Supervisor về cơ bản cũng cần phải hoàn thành công việc cơ bản của một PT.
Tuy nhiên, trách nhiệm và chất lượng công việc mà họ phải hoàn thành cao hơn rất nhiều.
Chỉ tiêu về doanh số của Supervisor là nặng nhất, nhưng nếu hoàn thành được chỉ tiêu thì thu nhập của họ cũng sẽ cao nhất, có thể lên tới hàng chục, hàng trăm triệu mỗi tháng.
Nếu Senior PT như một người dẫn dắt các PT dưới về kinh nghiệm thì Supervisor còn phải hướng dẫn đội nhóm hoàn thành công việc, từ đó đem lại doanh số cho bản thân cũng như toàn đội nhóm.
Ở vị trí công việc này, mức lương của bạn có thể cao hơn cả quản lý, vì bạn có hoa hồng từ giờ dạy và hợp đồng cao nhất và lương cứng tăng hơn so với PT từ 3-4 triệu đồng.
Thu nhập dao động từ 15 – 100 triệu đồng.
Từ 3-5 năm: Bứt tốc đạt đỉnh cao trong nghề PT
Với số năm kinh nghiệm kể trên, bạn đã nắm toàn bộ các kỹ năng của một PT và nếu bạn muốn trở thành người lãnh đạo bạn có thể phát triển thành Fitness manager, Club manager hoặc nếu bạn đam mê kiến thức và muốn tạo ra những PT giỏi bạn có thể trở thành Master Trainer.
4. Fitness Manager (FM)
Tiếng Việt goi FM là “quản lý bộ phận Fitness” vì trực tiếp giao việc và quản lý hoạt động toàn đội từ PT đến Supervisor.
Bạn có thể được thăng chức lên quản lý sau 2 năm làm tốt ở vị trí Fitness Supervisor.
Một lần nữa, thời gian này có thể ngắn hơn nhiều nếu bạn là người xuất sắc và có tài lãnh đạo.
Fitness Manager (Quản lý bộ phận Fitness) là những người trực tiếp giao việc và quản lý hoạt động từ PT đến Supervisor.
Vị trí này không tham gia vào các công việc liên quan đến định giá, bán thẻ hội viên hay quản lý cơ sở vật chất.
Nhiệm vụ của quản lý bộ phận Fitness là bạn điều hành tất cả các công việc của PT, từ sinh hoạt đội nhóm đến đảm bảo doanh số.
Ở các trung tâm lớn như Nutrition Fitness, NuEdu,… vị trí này được chia rất rõ ràng so với các bộ phận trưởng kinh doanh, hay quản lý cơ sở vật chất để thực hiện các công việc khác nhau.
Vì quản lý cả đội nhóm, mức lương cứng của FM rất cao, đạt trên 15 triệu đồng/tháng và thu nhập còn dựa trên tổng doanh số của toàn đội.
Vì thế, nếu không dẫn dắt được đội nhóm có kết quả tốt, thu nhập của vị trí này cũng giảm đi rất nhiều.
Mức thu nhập thưởng thấy dành cho vị trí này rơi vào khoảng 30-40 triệu đồng/tháng.
5. Club Manager (CM)
Ở những phòng tập nhỏ hơn. thay vì có FM, họ sẽ thường có vị trí CM – Quản lý câu lạc bộ, lo hết tất cả mọi việc từ doanh số PT cho đến thẻ hội viên và điều hành phòng tập.
Về cơ bản, CM và FM có sự tương đồng.
Tuy nhiên CM phải đảm nhận bao quát chung cả phòng tập, vì thế mức thu nhập của họ sẽ nhiều hơn cả vị trí FM.
CM vẫn có thời gian để tư vấn bán hàng và nhận học viên để tăng thu nhập. Dựa trên quan sát của chúng tôi, mức thu nhập của CM có phần nhỉnh hơn so với các FM.
Tuy nhiên sự chênh lệch này không quá lớn chỉ từ 3-5 triệu đồng.
6. Master Trainer (MT)
So với FM hay CM, Master Trainer không đảm nhận công việc quản lý PT và doanh số mà họ sẽ làm mảng đào tạo.
MT là những người đào tạo ra các PT, giúp PT có kiến thức, kỹ năng để mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng.
Bạn không cần phải là một Fitness Supervisor trước khi trở thành một Master Trainer, chỉ cần bạn là PT hoặc Senior PT sở hữu kiến thức sâu rộng cùng kinh nghiệm làm PT khoảng 1-3 năm.
Sau đó bạn chỉ cần vượt qua bài kiểm tra là có thể trở thành một Master Trainer.
MT được coi là những cuốn bách khoa toàn thư tại các trung tâm Fitness.
Các hệ thống phòng tập lớn thường có đội ngũ Master Trainer do 3-5 người đảm nhiệm. Mỗi người trong số họ có thể sẽ có những chuyên môn sâu khác nhau.
Nếu Fitness Supervisor, Fitness Manager, Club Manager thiên về quản lý đội nhóm và lãnh đạo thì Fitness Master Trainer sẽ là người tập trung cho việc đào tạo chuyên môn.
Mức thu nhập dành cho vị trí này vào khoảng 25 – 30 triệu đồng/tháng.
5 – 7 năm: Phá kén trở thành doanh nhân ngành Fitness
Khi đã làm việc 5-7 năm trong ngành Fitness, bạn sẽ có một số vốn nhất định tích lũy cho bản thân. Và nếu bạn có niềm đam mê với kinh doanh, bạn có thể trở thành một doanh nhân của ngành Fitness.
Cùng tìm hiểu 3 nhánh phát triển trong khoảng thời gian này
1. Kinh doanh phòng tập
Đây chắc chắn là hình thức kinh doanh dễ nhất đối với những người theo đuổi nghề PT.
Trải qua các vị trí như CM, FM hay Supervisor, bạn đã có đủ kinh nghiệm dẫn dắt tổ chức và lãnh đạo đội nhóm.
Ở vị trí này, bạn có thể tự mình làm chủ, tự quyết định công ty sẽ đi theo hướng nào.
Tuy nhiên, để có thể phát triển theo hướng kinh doanh, bạn sẽ cẩn rất nỗ lực học tập, cập nhật xu hướng, kiến thức marketing, kinh doanh, quản trị,… để có một chiến lược bài bản.
Việc kinh doanh phòng tập sẽ đem lại cho bạn thu nhập không giới hạn, tuy nhiên đó là trong trường hợp bạn có đầy đủ kinh nghiệm và kỹ năng. Còn không thì bạn có thể mất trắng nếu như không có tư duy kinh doanh.
2. Kinh doanh các mặt hàng hỗ trợ tập luyện
Khi làm PT lâu năm, chắc chắn bạn cũng đã đúc rút ra một số kinh nghiệm về thị hiếu của người tiêu dùng đối với dụng cụ luyện tập, thực phẩm bổ sung hay quần áo luyện tập.
Đây là một lĩnh vực tiềm năng vì các khách hàng tập lâu sẽ có xu hướng mua các mặt hàng này để hỗ trợ việc luyện tập của mình được cải thiện hơn.
Nếu bạn có khả năng quan sát tốt, đây sẽ là một hướng phát triển tiềm năng.
Các loại thực phẩm bổ sung có thời gian tái mua ngắn sẽ mang về lợi nhuận vô cùng tốt.
Doanh thu, lợi nhuận sẽ phụ thuộc phân khúc bạn chọn, mức vốn đầu tư và chiến lược kinh doanh,…
Cổ đông đầu tư kinh doanh phòng tập
Khi bạn đã có một số vốn nhất định, cùng các mối quan hệ với giám đốc, chủ phòng tập, bạn cũng có thể trở thành cổ đông của một số công ty Fitness.
Trường hợp những người có sự nhạy bén với ngành, bạn dự đoán có được xu hướng luyện tập của khách trong 5-10 năm tới, bạn sẽ có thể đầu tư sớm để dẫn đầu thị trường.
Với kinh nghiệm và kỹ năng tốt của mình, nếu bạn chọn hướng phát triển trở thành cổ đông thì bạn vẫn có thể tiếp tục làm công việc của mình nếu muốn.
Bên cạnh đó bạn vẫn từng bước phát triển về tài sản nhờ đà phát triển của phòng tập mình đã đầu tư.
Tuy nhiên, việc đầu tư không đơn giản chỉ đến từ sự quen biết, niềm đam mê với ngành Fitness.
Bạn cần phải có kiến thức về thị trường tài chính, phân tích được xu hướng cũng như tình trạng của công ty trước khi quyết định đầu tư. Bạn sẽ cần đủ kiến thức để có thể tạo ra nguồn thu nhập thụ động cho bản thân.
Khi chọn một trong những hướng kể trên, bạn có thể phát triển liên tục trong vòng 10-20 năm tiếp theo.
Thu nhập trong giai đoạn này là không thể giới hạn thay đổi phụ thuộc vào tài năng kinh doanh của chính bạn.
TỔNG KẾT
Personal Trainer chỉ là chương mở đầu trong hành trình sự nghiệp lâu dài của bạn.
Trên đây là lộ trình mà NuEdu hướng cho bạn đi theo nếu bạn quyết định theo đuổi nghề PT.
Có thể thấy nghề nào khi đi sâu cũng đều phát triển, chứ không chỉ là ngắn ngủi như lo lắng của một số người về nghề PT.
Chỉ cần bạn có nỗ lực, cố gắng nâng cấp bản thân từng ngày, bạn vẫn có thể phát triển theo hướng chuyên môn hoặc kinh doanh.
Mong là bài viết này sẽ giúp bạn tự tin hơn khi bắt đầu vào nghề và luôn nhớ rằng với xuất phát điểm là một PT bạn có rất nhiều tiềm năng phát triển.
Chỉ cần bạn dũng cảm bước đi, bạn sẽ có đích đến của riêng mình.