Quả mắc kham là tên gọi bằng tiếng của các dân tộc Nùng và Tày, tên phổ biến hơn là me rừng. Thường mọc tự nhiên ở các đồi núi của các tỉnh miền núi Bắc như Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, mắc kham bắt đầu chín vào mùa từ tháng 9 đến tháng 10 hàng năm. Hình dáng của loại quả này tròn, màu xanh nhạt, vỏ cứng, bên trong có 6 múi và khía mờ, tổng thể giống trái mận cơm hoặc chùm ruột nhưng lại mang lại hương vị độc đáo và bất ngờ.
Khi ăn, mắc kham tạo cảm giác của nhiều tầng hương vị, từ chua chát, đôi khi hơi đắng và có thêm một chút ngọt. Điều đặc biệt là sau khi nuốt, vị ngọt thanh thanh vẫn lưu lại ở đầu lưỡi và khoang họng, hoặc sau khi ăn xong và uống nước, nước lọc cũng mang hương vị ngọt lạ lùng. Chính vì sự độc đáo này, mắc kham thường được gọi với cái tên độc lạ là quả “khổ trước sướng sau”.
Loại quả “khổ trước sướng sau” mọc hoang ở rừng cực giàu vitamin C. Ảnh minh họa
Dưới đây là một số công dụng tuyệt vời của quả mắc kham đối với sức khỏe:
Hỗ trợ tiêu hóa
Nước ép mắc kham còn được biết đến với công dụng hỗ trợ tiêu hóa bằng cách kích thích tiết dịch dạ dày, cải thiện sự hấp thụ chất dinh dưỡng. Điều này có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, trào ngược axit dạ dày và táo bón.
Hỗ trợ giảm cân
Mắc kham rất giàu vitamin và khoáng chất thiết yếu, ăn hoặc uống nước ép khi bụng đói có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Điều này có lợi cho việc giảm cân, quản lý cân nặng.
Chăm sóc tóc
Các chị em phụ nữ có thể bóp nát quả mắc kham rồi massage lên da đầu. Điều này giúp thúc đẩy việc mọc tóc nhanh, tăng cường tốc độ chắc chắn của chân tóc, duy trì màu tóc và tăng độ bóng cho tóc.
Bên cạnh đó, việc sử dụng thường xuyên quả mắc kham còn giúp giảm rụng tóc. Bởi nó có thể ngăn ngừa các gốc tự do gây tổn hại tới nang tóc, ảnh hưởng tới nội tiết tố có thể gây ra tình trạng rụng tóc sớm.
Chống lão hóa
Do hàm lượng vitamin C cao lý tưởng nên quả mắc kham có nhiều lợi ích chống lão hóa đầy hứa hẹn. Vitamin C là một chất chống oxy hóa có thể giúp ngăn ngừa các tổn thương tế bào và giúp làm chậm quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể.
Hạ sốt và giảm đau
Hàm lượng polyphenolic (carbohydrate, axit amin, alkaloid và tannin) có trong chiết xuất quả mắc kham có tác dụng giảm đau và hạ sốt đáng kể trong thử nghiệm trên chuột. Điều này mở ra lợi ích tiềm năng của chiết xuất quả mắc kham trong ứng dụng thần kinh và sau phẫu thuật.
Tăng cường sức khỏe miễn dịch
Quả mắc kham giàu vitamin C chiếm 600 – 800% giá trị vitamin C cần hàng ngày đem đến nhiều tác dụng đối với hệ miễn dịch như giảm tổn thương tế bào và viêm nhiễm, đặc biệt tình trạng viêm mãn tính có liên quan tới việc tăng nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường type 2, bệnh tim hay các rối loạn tự miễn dịch.
Ngoài ra, vitamin C cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch bằng cách thúc đẩy tăng sinh thực bào – là những tế bào miễn dịch chuyên biệt giúp “nuốt chửng” những tác nhân xâm nhập gây hại cho cơ thể.
Tốt cho mắt
Hàm lượng vitamin A và caroten trong mắc kham rất cao. Đây đều là những chất có tác dụng giảm thoái hóa điểm vàng, bệnh quáng gà, tăng cường tầm nhìn ở những người cao tuổi.
Lưu ý khi sử dụng quả mắc kham
Mắc kham là một loại quả có vị chua chát, nhưng lại có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi sử dụng mắc kham, bạn cần lưu ý một số điều sau:
Không ăn quá nhiều mắc kham, vì có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa.
Phụ nữ mang thai và đang cho con bú nên hạn chế ăn mắc kham, vì chưa có nghiên cứu về tác dụng của mắc kham đối với phụ nữ trong giai đoạn này.
Mắc kham có thể gây dị ứng cho một số người, vì vậy nếu bạn có bất kỳ triệu chứng dị ứng nào sau khi ăn mắc kham, hãy ngừng ăn ngay và đến gặp bác sĩ.
Nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn mắc kham, vì mắc kham có thể tương tác với một số loại thuốc.