Con anh Tần tròn 3 tháng tuổi. Vì sữa mẹ không đủ nên cả nhà quyết định cho bé dùng thêm sữa bột. Những ngày đầu, trẻ bú bình rất ngoan, một hơi cạn khiến cả nhà thở phào nhẹ nhõm. Sau 1 thời gian, bé bắt đầu để lại chút sữa trong bình, dù ép cỡ nào cũng nhất định không uống. Ảnh:163.comNhìn con như vậy, anh Tần bàn với vợ cho bé nghỉ bú bình vài hôm. Nhìn con khóc ngặt vì thiếu sữa, anh Tần hỏi chuyên gia dinh dưỡng thì được biết hóa ra trẻ không uống hết có nguyên nhân đằng sau. Ảnh:163.comSữa bị lạnh: Sữa mẹ tiết ra từ cơ thể sẽ có nhiệt độ ấm nóng ổn định. Sữa bột được pha với nhiệt độ khoảng 40 độ C, sau đó dần hạ nhiệt, trở nên lạnh hơn nên bé “phản ứng”. Ảnh:163.comĐể giữ nhiệt cho sữa, bố mẹ có thể dùng khăn sạch quấn quanh bình, giúp sữa không bị nguội quá nhanh. Sữa ấm nóng sẽ giúp bé quen miệng uống hết không gây lãng phí. Ảnh: 163.comNhầm tưởng đã uống xong: Hầu hết trẻ sơ sinh khi bú bình đều để lại chút sữa ở núm vú và điều này không phải là ngẫu nhiên. Bình thường, bình sữa sẽ được cầm theo góc nghiêng. Khi gần hết, góc trống sẽ để lọt khí vào núm vú khiến trẻ nhầm tưởng đã uống xong. Ảnh:163.comNếu chưa no, trẻ sẽ khóc để đòi uống tiếp. Ngược lại nếu no trẻ sẽ nhả núm vú, coi như hoàn thành bữa ăn của mình. Để khắc phục, cha mẹ nên chú ý điều chỉnh góc bình sữa phù hợp. Đặc biệt, dù bú trực tiếp hay ti bình cũng không để trẻ nằm ti. Đây là tư thế ti bình nguy hiểm, khiến trẻ dễ bị sặc sữa. Ảnh minh họaBố mẹ cũng không nên trêu đùa khi trẻ đang bú. Điều chỉnh góc bình phù hợp khi gần hết sữa bột, tránh để trẻ hút không khí, gây đầy bụng ảnh hưởng đến sức khỏe. Ảnh minh họaLỗ núm vú nhỏ, trẻ uống lâu mệt và buồn ngủ: Nhiều mẹ lo con uống nhanh bị sặc nên chủ ý mua loại núm nhỏ. Vậy nhưng, kiểu núm vú này khiến trẻ sẽ mất nhiều thời gian, lực để hút sữa. Kết quả là trẻ cảm thấy mệt và buồn ngủ trước khi uống cạn khẩu phần ăn. Ảnh:163.comSử dụng núm vú không phù hợp tháng tuổi còn khiến trẻ mất đi cảm giác yêu thích khi ăn uống. Do vậy, cha mẹ cần chú ý thay núm vú cho con kịp thời. Ảnh minh họaĐặc biệt không dùng núm vú lỗ quá lớn khiến trẻ uống nhanh bị sặc. Ngoài việc lựa chọn loại đúng tháng tuổi, bạn nên quan sát xem lỗ thông hơi của núm vú có bị tắc hay bị bé cắn rách không. Ảnh minh họa
Mời độc giả xem thêm video: Chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai trong dịch COVID-19 (Nguồn video: THĐT)
Con anh Tần tròn 3 tháng tuổi. Vì sữa mẹ không đủ nên cả nhà quyết định cho bé dùng thêm sữa bột. Những ngày đầu, trẻ bú bình rất ngoan, một hơi cạn khiến cả nhà thở phào nhẹ nhõm. Sau 1 thời gian, bé bắt đầu để lại chút sữa trong bình, dù ép cỡ nào cũng nhất định không uống. Ảnh:163.com
Nhìn con như vậy, anh Tần bàn với vợ cho bé nghỉ bú bình vài hôm. Nhìn con khóc ngặt vì thiếu sữa, anh Tần hỏi chuyên gia dinh dưỡng thì được biết hóa ra trẻ không uống hết có nguyên nhân đằng sau. Ảnh:163.com
Sữa bị lạnh: Sữa mẹ tiết ra từ cơ thể sẽ có nhiệt độ ấm nóng ổn định. Sữa bột được pha với nhiệt độ khoảng 40 độ C, sau đó dần hạ nhiệt, trở nên lạnh hơn nên bé “phản ứng”. Ảnh:163.com
Để giữ nhiệt cho sữa, bố mẹ có thể dùng khăn sạch quấn quanh bình, giúp sữa không bị nguội quá nhanh. Sữa ấm nóng sẽ giúp bé quen miệng uống hết không gây lãng phí. Ảnh: 163.com
Nhầm tưởng đã uống xong: Hầu hết trẻ sơ sinh khi bú bình đều để lại chút sữa ở núm vú và điều này không phải là ngẫu nhiên. Bình thường, bình sữa sẽ được cầm theo góc nghiêng. Khi gần hết, góc trống sẽ để lọt khí vào núm vú khiến trẻ nhầm tưởng đã uống xong. Ảnh:163.com
Nếu chưa no, trẻ sẽ khóc để đòi uống tiếp. Ngược lại nếu no trẻ sẽ nhả núm vú, coi như hoàn thành bữa ăn của mình. Để khắc phục, cha mẹ nên chú ý điều chỉnh góc bình sữa phù hợp. Đặc biệt, dù bú trực tiếp hay ti bình cũng không để trẻ nằm ti. Đây là tư thế ti bình nguy hiểm, khiến trẻ dễ bị sặc sữa. Ảnh minh họa
Bố mẹ cũng không nên trêu đùa khi trẻ đang bú. Điều chỉnh góc bình phù hợp khi gần hết sữa bột, tránh để trẻ hút không khí, gây đầy bụng ảnh hưởng đến sức khỏe. Ảnh minh họa
Lỗ núm vú nhỏ, trẻ uống lâu mệt và buồn ngủ: Nhiều mẹ lo con uống nhanh bị sặc nên chủ ý mua loại núm nhỏ. Vậy nhưng, kiểu núm vú này khiến trẻ sẽ mất nhiều thời gian, lực để hút sữa. Kết quả là trẻ cảm thấy mệt và buồn ngủ trước khi uống cạn khẩu phần ăn. Ảnh:163.com
Sử dụng núm vú không phù hợp tháng tuổi còn khiến trẻ mất đi cảm giác yêu thích khi ăn uống. Do vậy, cha mẹ cần chú ý thay núm vú cho con kịp thời. Ảnh minh họa
Đặc biệt không dùng núm vú lỗ quá lớn khiến trẻ uống nhanh bị sặc. Ngoài việc lựa chọn loại đúng tháng tuổi, bạn nên quan sát xem lỗ thông hơi của núm vú có bị tắc hay bị bé cắn rách không. Ảnh minh họa
Mời độc giả xem thêm video: Chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai trong dịch COVID-19 (Nguồn video: THĐT)