Thuật ngữ “Mã nguồn mở” hẳn đã khá quen thuộc với các bạn, từ phần mềm mã nguồn mở, website mã nguồn mở.. vậy có bao giờ bạn thắc mắc rằng mã nguồn mở là gì? nó được ứng dụng ở đâu? và mã nguồn mở có ưu nhược điểm gì? hay cùng tìm hiểu nhé!
Mã nguồn mở là gì?
Mã nguồn mở được gọi theo tên tiếng anh là “Open Source”. Đây là những phần mềm được cung cấp dưới dạng mã và nguồn, không chỉ được chia sẻ miễn phí mà trên phương diện bản quyền, người dùng còn được phép chỉnh sửa, nâng cấp và phát triển (trong phạm vi được quy định) mà không cần phải xin phép với bất cứ ai trong khi điều này là bị cấm đối với những phần mềm thương mại tức là phần mềm mã nguồn đóng. Trong đó, sức hấp dẫn của phần mềm mã nguồn mở nói chung và website mã nguồn mở nói riêng chính là sự miễn phí và cho phép người dùng có thể thay đổi chúng.
Thường thì những phần mềm mã nguồn mở đã được kiểm duyệt bởi những tổ chức uy tín nên những phần mềm này cũng sẽ có chất lượng ở mức độ tương đối như tính bảo mật, sự tối ưu cũng như một số tiêu chuẩn khác.
Nhà cung cấp mã nguồn mở có quyền yêu cầu người dùng trả một số chi phí về các dịch vụ bảo hành, huấn luyện, nâng cấp, tư vấn, vv… tức là những dịch vụ thực sự đã thực hiện để phục vụ người dùng, nhưng không được bán các sản phẩm nguồn mở vì nó là tài sản của trí tuệ chung, không phải là tài sản riêng của một nhà cung cấp nào.
Tiện ích mà Open Source mang lại chính là quyền tự do sử dụng chương trình cho mọi mục đích, quyền tự do để nghiên cứu cấu trúc của chương trình, chỉnh sữa phù hợp với nhu cầu, truy cập vào mã nguồn, quyền tự do phân phối lại các phiên bản cho nhiều người, quyền tự do cải tiến chương trình và phát hành những bản cải tiến vì mục đích công cộng.
Mã nguồn mở có ưu nhược điểm gì?
Ưu điểm của Mã nguồn mở
- 1. Khả năng quản trị và điều khiển cao
Mã nguồn mở được giới chuyên môn ưa chuộng nhiều do họ có khả năng quản lí và kiểm soát sản phẩm của mình nhiều hơn. Họ có thể cho phép phần nào hoạt động, phần nào không. Còn trên phương diện người sử dụng sản phẩm, mặc dù không biết nhiều về khái niệm này nhưng họ lại được hưởng khá nhiều lợi ích từ loại mã nguồn này. - 2. Tăng khả năng sáng tạo
Vì được thiết kế dưới dạng “mở”, nên nhiều người có thể nghiên cứu để tạo ra các phần mềm tốt hơn. Đây có thể xem là một sản phẩm thách thức nhiều lập trình viên trong quá trình sáng tạo của mình. - 3. Độ an ninh cao
Một điều khá nghịch lý ở phần mềm mã nguồn mở là nó lại được bảo mật và an ninh cao hơn các phần mềm độc quyền khác. Lý do lý giải cho điều này là vì nhiều người lập trình có thể cùng làm việc trên một phần mềm nguồn mở mà không cần xin phép từ các tác giả gốc, nên họ có thể sửa chữa, cập nhật và nâng cấp phần mềm mã nguồn mở nhanh hơn các phần mềm có bản quyền. Nói cách khác, khi có cả một cộng đồng cùng tập trung “chăm sóc” một sản phẩm thì chắc chắn nó sẽ cải tiến và sở hữu nhiều chức năng tốt hơn.
Ổn định: Nhiều người đánh giá cao mã nguồn mở vì cho rằng nó có thể hỗ trợ cho nhiều công ty, doanh nghiệp trong các dự án quan trọng, có tính chất dài hạn. Ví dụ khi muốn mở rộng hay cải thiện các chức năng cho website công ty sau nhiều năm hoạt động, đội ngũ lập trình viên trong công ty của họ có thể điều chỉnh mã nguồn mở để đáp ứng các yêu cầu này. Đối với các mã nguồn có bản quyền thì quá trình này lại gần như phức tạp hơn.
- 4. Bất cứ ai cũng có thể tự làm được
Làm Web bằng mã nguồn mở được gọi là “cài đặt web” chứ không phải là “lập trình web” hay “thiết kế web”, vì người làm web này không cần kiến thức lập trình và thiết kế cũng có thể làm được. Nếu bạn có thể sử dụng mạng Internet, bạn có thể bỏ ra 3 đến 5 ngày là bạn có thể vừa tìm hiểu vừa hoàn thành một website mã nguồn mở. Hiện trên mạng có rất nhiều hướng dẫn để bạn có thể dễ dàng làm được một website với mã nguồn mở.
Nhược điểm của mã nguồn mở
- 1. Tốc độ website
Việc thiết kế web bằng mã nguồn mở tương tự như việc bạn đang sử dụng 1 phần chức năng nhưng lại phải đưa lên 3 đến 4 phần mã nguồn, vì lý do một mã nguồn mở chung chung có thể “chế” ra nhiều loại website khác nhau.
Trong khi đó website được viết bằng tay được lập trình viên hướng đến một mục đích cụ thể nên không dư thừa code như website mã nguồn mở, nên sẽ không gây nặng nề cho website của bạn. - 2. Tính bảo mật
Khả năng bảo mật kém.
Các mã nguồn mở được chia sẻ trên mạng, nên bất cứ ai sử dụng internet đều có thể nhanh chóng download về và xem bên trong chúng có gì. Điều này đồng nghĩa với các hacker cũng làm được và dễ dàng xem trong website của bạn có gì, do đó việc lấy cắp dữ liệu hay cho website của bạn ngừng hoạt động gây tổn thất trong kinh doanh là điều không tránh khỏi. - 3. Khó khăn sửa chữa khi gặp lỗi
Do website mã nguồn mở được viết sẵn bởi những lập trình viên tình nguyện ở nước ngoài nên công ty cung cấp website cho bạn không phải là người nắm rõ “từng đường tơ kẽ tóc” website của bạn, nên khi website gặp lỗi hoặc bạn muốn nâng cấp thêm chức năng … thì nhà cung cấp web đó sẽ không tránh khỏi lúng túng và thậm chí phải chịu bó tay. - 4. Không thể nâng cấp
Web mã nguồn mở được viết các chức năng và giao diện với ý tưởng của những lập trình viên nước ngoài, nên khi bạn có ý tưởng hay cần viết thêm chức năng theo đặc thù của công ty mình thì đối tác làm web của bạn sẽ không thể thực hiện được và bạn phải chấp nhận theo khuôn khổ của mã nguồn đó.
Những hiểu lầm tai hại về mã nguồn mở
Những kiến thức, thông tin liên quan tới mã nguồn mở là vô cùng đa dạng. Việc mà chúng ta cần làm là tìm hiểu chi tiết mới giúp bản thân có được những hiểu biết đúng đắn, tránh những lầm tưởng, những hiểu lầm không mong muốn có thể xuất hiện. Từ việc hiểu về Open Source, xác định được những hiểu lầm kinh điển mới giúp việc có được cái nhìn tổng quan, chi tiết được chuẩn xác, đúng đắn hơn.
Mã nguồn mở là không an toàn?
Một rào cản, ảnh hưởng trực tiếp tới việc sử dụng Open Source của nhiều công ty chính là việc lầm tưởng nó không hề an toàn, mang nhiều rủi ro nên có khả năng dẫn tới những tác động tiêu cực. Khi mã nguồn mở sẵn sàng công khai, được ứng dụng bởi bất kỳ người dùng nào thì nó cũng tiềm ẩn nguy cơ xuất hiện những mối đe dọa nhất định từ những hacker. Bởi thế, việc tin tưởng sử dụng mã nguồn mở không đem lại mức độ an toàn cần thiết, khả năng bảo vệ cho người dùng một cách hiệu quả nhất.
Tuy nhiên, điều này chưa hẳn đã đúng nếu chúng ta có thể phân tích, xem xét nó một cách chi tiết và toàn diện nhất. Thực tế thì khả năng tiếp cận rộng rãi của các Open Source là điều hiển nhiên. Đồng thời, nó cũng có thể tạo được điều kiện giúp cho các developer thực hiện việc phát hiện các lỗ hổng bug hiệu quả. Thế nhưng, thông qua việc phát hiện đó thì cải thiện, nâng cấp để tạo ra sản phẩm tốt hơn, khả năng bảo mật cao hơn là điều mà chúng ta có thể thực hiện được.
Nếu như các phần mềm độc quyền việc tìm kiếm lỗ hổng, xử lý là khá khó khăn. Trong khi đó, với mã nguồn mở việc cùng làm việc trên cùng một mã, với hàng trăm, thậm chí hàng nghìn những lập trình viên khác nhau thì việc tìm ra vấn đề, giải quyết vấn đề, tạo nên sản phẩm chất lượng là việc dễ dàng thực hiện được. Bởi vậy, quan điểm cho rằng Open Source không mang độ an toàn cao là sai lầm, một lầm tưởng lớn.
Mã nguồn mở hoàn toàn miễn phí có đúng không?
Với Open Source tức là chúng ta có thể chia sẻ và sử dụng một cách tự do. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc chúng ta có thể sử dụng chúng hoàn toàn miễn phí. Vì vậy, quan điểm cho rằng mã nguồn mở là miễn phí không hề đúng đắn và chuẩn xác. Bằng chứng là đã có rất nhiều những công ty, những đơn vị có khả năng kiếm tiền, thông qua chính những dự án phần mềm tự do mà mình tạo ra, cung cấp ra thị trường.
Thông thường, đối với mã nguồn mở khi được tung ra thị trường đều được các đơn vị cung cấp kèm theo những bổ sung tính năng, những hỗ trợ hữu ích, hay tạo ra một phiên bản cộng đồng hỗ trợ,… Hiển nhiên, muốn được sử dụng thì người dùng buộc phải chi trả khoản chi phí nhất định.
Những chi phí cho việc phát triển các tính năng hỗ trợ nâng cao, hay bảo trì, hoặc hỗ trợ,… sẽ khiến người dùng phải hao tốn khoản phí nhất định. Vì thế, việc sử dụng phần mềm Open Source dù được coi là tự do song vẫn khiến chúng ta hao tốn khoản chi phí nhất định, không hoàn toàn miễn phí 100% trong nhiều hoàn cảnh.
Công ty phần mềm thường không sử dụng mã nguồn mở?
Xuất hiện từ những năm 1990 và sử dụng rộng rãi cho tới ngay nay là những gì mà Mã nguồn mở đang làm được. Mã nguồn mở trở nên thông dụng, phổ biến ở các tổ chức lớn nhỏ, tại nhiều lĩnh vực, nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Ngay cả những công ty hoạt động với tôn chỉ coi trọng bảo mật thì dùng mã nguồn mở cũng được cân nhắc như Facebook, Google, Amazon, hay Microsoft,…
Có quá nhiều những công ty phần mềm lớn sử dụng Open Source để hỗ trợ cho công việc của mình. Bên cạnh những công ty phần mềm danh tiếng thì một vài đơn vị nổi tiếng như Sở giao dịch chứng khoán New York, hay Dreamworks, những ngân hàng lớn tại Phố Wall,… đều sử dụng mã nguồn mở một cách phù hợp, hợp lý cho yêu cầu thực tế trong công việc của chính mình. Từ đó có thể thấy được sự cần thiết, cũng như ứng dụng rộng rãi của Open Source.
Mã nguồn mở không được cấp phép hoạt động
Nếu như bạn cho rằng mã nguồn mở khi được cung cấp ra thị trường, đáp ứng nhu cầu của người dùng là không được cấp phép thì đó thực sự là một lầm tưởng, một sai lầm lớn. Khác biệt so với phần mềm độc quyền là phần mềm mã nguồn mở có giấy phép với các điều khoản sử dụng được quy định đầy đủ và rõ ràng, không phải được cung cấp và mua như một mặt hàng. Giấy phép dành cho mã nguồn mở đều đảm bảo có điều khoản, đồng thời quy định chi tiết về cách sử dụng, hay sửa đổi mã code buộc người dùng phải tuân thủ đầy đủ.
Đơn vị cung cấp Open Source có thể vẫn thực hiện việc tính phí cho giấy phép phần mềm, song vẫn đảm bảo đó là nguồn mở. Miễn phí được áp dụng đảm bảo việc người dùng có thể truy cập tự do, tự thay đổi khi có nhu cầu. Tuy nhiên, bạn buộc phải trả phí nếu muốn có giấy phép mới giúp quá trình sử dụng được hiệu quả và chủ động hơn.
Mã nguồn mở Không được hỗ trợ?
Trong số nhiều lầm tưởng thì đây là một sai lầm khá phổ biến, nhiều người có thể mắc phải. Trong khi vấn đề hỗ trợ đối với những công ty lớn là vô cùng cần thiết, quan trọng. Chính vì thế, khi hiểu rằng mã nguồn mở nếu sử dụng không được hỗ trợ vô tình cản trở người dùng ứng dụng Open Source theo nhu cầu, đòi hỏi thực tế.
Trong khi đó, một thực tế là đối với phần mềm hoàn toàn tự do có khả năng cung cấp hỗ trợ, bên cạnh đó có kèm theo những phụ phí nhất định, hoặc cũng có thể là miễn phí tùy thuộc từng hỗ trợ cụ thể. Ngoài ra, chúng ta còn nhận được hỗ trợ trong danh sách thư, hoặc diễn đàn,…
Ngoài ra, khi sử dụng Open Source việc liên lạc với chính nhà phát triển, hoặc người đang làm việc trong dự án để được hỗ trợ khi cần thiết. Một vài mã nguồn mở còn có công ty hỗ trợ riêng, có đường dây nóng làm việc 24/7 để đáp ứng nhu cầu, thắc mắc của người dùng hiệu quả. Sử dụng phần mềm độc quyền hay nguồn mở thì đều có những phương án hỗ trợ riêng, tùy thuộc vào cách thức, giải pháp mà từng công ty đưa ra để có được lợi ích lớn nhất.
Chất lượng Open Source không đảm bảo
Một nhầm lẫn khác nữa mà người dùng hoàn toàn có khả năng mắc phải là việc coi mã nguồn mở có chất lượng kém, không thực sự được đảm bảo. Nếu cho rằng những mã nguồn mở có thể sử dụng tự do, cho mọi đối tượng người dùng mà không có sự đảm bảo ở an toàn thông tin là hoàn toàn sai lầm. Bảo mật và an toàn thông tin là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Bảo mật mã nguồn không có nghĩa là đảm bảo được vấn đề an toàn, an ninh của thông tin và ngược lại.
Thực tế là khi có nhiều nước hiện nay chứng nhận Open Source an toàn hơn so với những phần mềm độc quyền. Việc có thể giảm được sự phụ thuộc vào tình trạng độc quyền, giúp nhu cầu của người dùng được đáp ứng tốt, với độ an toàn cao là những gì mà mã nguồn mở mang lại. Chính điều đó càng giúp cho phần mềm được đánh giá cao hơn, tin tưởng ứng dụng nhiều hơn và độ tin cậy cao hơn.
Công ty mã nguồn mở không sở hữu tài sản trí tuệ
Đối với mã nguồn mở luôn luôn tuân thủ theo đúng luật về bản quyền không có gì khác biệt so với phần mềm nguồn đóng. Tuy nhiên, điểm khác lớn nhất chính là việc phần mềm nguồn mở sẽ chọn chia sẻ IP của mình với những người khác, thay vì sử dụng độc quyền, phải bỏ tiền mua mới được sử dụng.
Từ đặc trưng đó, chúng luôn được cung cấp nhanh chóng, ứng dụng rộng rãi và trở nên phổ biến hơn. Sẽ chẳng có tổ chức, công ty nào có khả năng kiểm soát được giá, dịch vụ cho những mã nguồn mở. Sự xuất hiện của Open Source đảm bảo cho các doanh nghiệp, cho các cá nhân khi có nhu cầu sử dụng được hỗ trợ hiệu quả, với mức chi phí tốt nhất. Song hiển nhiên, những công ty mã nguồn mở sở hữu tài sản trí tuệ, theo đúng luật bản quyền mà không có bất kỳ những ảnh hưởng, sai sót nào có khả năng xuất hiện.
Thường phức tạp và kỹ thuật quá mức?
Khi mã nguồn mở mới được cung cấp, mới chính thức xuất hiện trên thị trường thì nó bị đánh giá quá kỹ thuật, quá phức tạp. Chính vì thế, họ luôn coi Open Source chỉ phù hợp với những lập trình viên chuyên nghiệp mới có khả năng sử dụng. Tuy nhiên, quan điểm này thực sự là một lầm tưởng, là hoàn toàn sai lầm.
Mỗi người dùng có thể đang sử dụng rất nhiều những phần mềm được ứng dụng mã nguồn website mở. Đó có thể là trình duyệt web trên Google Chrome, hay Firefox,… hay tới những phần mềm chụp ảnh kỹ thuật số, tạo video, trò chơi,… Sự xuất hiện của các phần mềm sử dụng mã nguồn mở hiện nay vô cùng phong phú. Bởi thế, nó trở nên phổ biến, có thể phù hợp với nhu cầu, đòi hỏi thực tế của nhiều người dùng mà không chỉ những lập trình viên.
Phần mềm mã nguồn mỡ hiện hữu phổ biến, một cách thông dụng hàng ngày. Và hiển nhiên, việc sử dụng có thể phù hợp với mọi người dùng, ngay cả đối với những người không thực sự chuyên nghiệp, không hoạt động trong lĩnh vực lập trình. Điều đó có thể cho thấy được sự quan trọng, cần thiết và phổ biến của mã nguồn mở trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay.
Mã nguồn mở là xu hướng nhất thời
Open Source Xuất hiện chính thức từ những năm 1990 trở lại đây. Điều đó chứng tỏ mã nguồn mở đã hình thành, phát triển được gần 30 năm. Nó cho thấy được sức sống bền bỉ, dài lâu của Open Source. Việc Open Source được thương mại hóa ngày càng nhiều, đồng thời có sự tăng trưởng, phát triển qua các năm. Điều đó cho thấy được sức ảnh hưởng, tầm quan trọng của Open Source.
Bởi thế, đối với những tư tưởng, quan điểm cho rằng Open Source chỉ là một xu hướng, một mốt nhất thời là hoàn toàn sai lầm. Với sức sống bền bỉ, ngày càng phát triển đa dạng, và được ứng dụng nhiều hơn chúng ta có thể thấy được ý nghĩa của phần mềm mã nguồn mở trong thời đại công nghệ thông tin. Nó xuất hiện ở khắp mọi nơi, chúng ta cần sử dụng mỗi ngày và đôi khi cũng không thể nhận biết được. Chắc chắn, trong tương lai thì Open Source còn được ứng dụng nhiều hơn, với sự phát triển mạnh mẽ, lớn mạnh hơn.
Khó khăn trong việc chọn mã nguồn mở phù hợp
Hiện nay, phần mềm mã nguồn mở xuất hiện ở khắp mọi nơi, trong nhiều lĩnh vực cho nhiều nhu cầu khác nhau. Chúng ta có thể tìm kiếm trên nhiều website cung cấp, kho phần mềm của hệ điều hành Android, hay trong tiện ích của các bản phân phối Linux,… Thực hiện thao tác tìm kiếm trên công cụ Google theo nhu cầu chúng ta có thể có được Open Source thích hợp theo nhu cầu, đòi hỏi thực tế của chính mình.
Với sự phát triển của các website dành riêng cho Open Source, trên một nền tảng cụ thể, hay trên cả Microsoft thì việc tìm kiếm, lựa chọn được mã nguồn phù hợp không khó, không quá phức tạp. Xác định nhu cầu thực tế, tiến hành tìm kiếm chuẩn xác sẽ giúp chúng ta nhận về những kết quả thích hợp. Với phần mềm mã nguồn mở lý tưởng được lựa chọn và đưa vào sử dụng thì việc ứng dụng có khả năng đem lại lợi ích lớn nhất, thiết thực nhất.
Khi phần mềm mã nguồn mở – Open Source được sử dụng ngày càng nhiều, sức ảnh hưởng càng lớn thì mối quan tâm tới nó càng gia tăng. Trong thực tế, có khá nhiều những lầm tưởng, những quan điểm sai lầm liên quan tới mã nguồn mở mà mỗi người có thể đối mặt. Bởi vậy, tìm hiểu để có những thông tin hữu ích, thấy được những sai sót trong quan điểm của bản thân. Hiểu chính xác về mã nguồn mở mới giúp việc đưa ra đánh giá, hay ứng dụng theo nhu cầu được chính xác và hợp lý hơn.
Qua bài viết này các bạn có thế có cái nhìn toàn cảnh về Mã nguồn mở, nếu thấy hay đừng quên đánh giá 5 sao cho bài viết nhé!
Nguồn: Tổng hợp
Cách vào các trang web bị chặn đơn giản nhất
Phân biệt thuật ngữ web: Trang web, website, web server, công cụ tìm kiếm
23 Website tra cứu trực tuyến mà doanh nghiệp cần biết
Darkweb là gì? Hiểu đúng về Darkweb để tránh nguy hiểm