back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Mẹ đảm chuẩn bị thực đơn cho bé bắt đầu ăn dặm bao gồm những gì?

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Mẹ đnag cảm thấy vô cùng bối rối trong giai đoạn bé bắt đầu chuyển đổi sang ăn dặm, tập làm quen với thực phẩm rắn hay chưa? Nếu đang rơi vào tình huống này và bạn cần một thực đơn cho bé bắt đầu ăn dặm, hãy tham khảo ngay bài viết này nhé. 

Trong phần nội dung bên dưới, Sức khỏe sẽ giúp mẹ nắm vững công thức để thiết kế thực đơn ăn dặm riêng biệt cho con, vừa đầy đủ dinh dưỡng, vừa ngon miệng, bé nào cũng mê. 

Dấu hiệu bé sẵn sàng để ăn dặm

Mỗi đứa trẻ đều có những cột mốc phát triển của riêng chúng nên thời gian bắt đầu ăn dặm sẽ không giống nhau. Điều mà mẹ có thể làm là quan sát và nắm bắt được những dấu hiệu mà bé đã sẵn sàng chuyển sang loại thức ăn khác ngoại trừ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Sau đây là các dấu hiệu giúp mẹ nhận diện điều đó: 

  • Bé có thể ngồi trên ghế cao, ghế tập ăn hoặc ghế dành cho trẻ nhỏ và có khả năng tự giữ đầu thẳng.
  • Bé nhìn thấy bạn ăn và với lấy thức ăn của bạn hoặc có vẻ hào hứng muốn được cho ăn.
  • Bé đã thực hiện được thao tác nuốt khi cho thức ăn lỏng vào miệng. Ở một số trường hợp, khi bạn đút sữa, thay vì nuốt vào, bé sẽ lừa ra khỏi miệng, đây là điều bình thường và cũng là dấu hiệu bé của bạn vẫn chưa sẵn sàng cho việc ăn dặm. 
  • Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi các bé có cân nặng tăng gấp đôi lúc vừa sinh và nặng khoảng 5kg trở lên, thì đó là lúc bé có thể sẵn sàng ăn thức ăn dạng đặc.

Bé sẽ thay đổi như thế nào khi bắt đầu ăn dặm

Khi bé bắt đầu ăn thức ăn đặc, điều thay đổi nhiều nhất trong cơ thể là phân và nước tiểu vì hệ tiêu hóa của bé vẫn còn non nớt và cần thời gian để thích nghi với những thực phẩm mới lạ này. Một số điểm mà mẹ có thể quan sát ở con bao gồm:

  • Phân sẽ trở nên rắn hơn và có nhiều màu sắc khác nhau. Ví dụ như việc mẹ cho bé ăn đậu Hà Lan hoặc các loại rau xanh khác có thể khiến phân có màu xanh đậm, còn củ cải đường có thể làm cho phân và nước tiểu có màu đỏ.
  • Nếu thức ăn có thêm đường và chất béo thì chúng cũng sẽ có mùi nặng hơn nhiều. 
  • Phân của bé có thể chứa những mảnh thức ăn không tiêu, đặc biệt là vỏ đậu Hà Lan, bắp, vỏ của cà chua hoặc các loại rau khác. 

Tuy nhiên, nếu phân cực kỳ lỏng, nhiều nước hoặc đầy chất nhầy, điều đó có nghĩa là đường tiêu hóa đang bị kích thích. Trong trường hợp này, mẹ nên giảm lượng thức ăn lại và cho bé ăn chậm hơn. Nếu tính trạng vẫn tiếp diễn, hãy đưa con đến gặp bác sĩ nhi khoa để được khám và chẩn đoán chính xác. 

Tìm hiểu thêm Top 7 các loại đậu tốt cho bé ăn dặm và những lợi ích bất ngờ

Thực đơn cho bé bắt đầu ăn dặm nên có nhóm thức ăn nào?

Mỗi loại thức ăn sẽ mang đến những hương vị khác nhau nên việc thiết kế thực đơn với nhiều nhóm thức ăn khác nhau sẽ giúp bé nếm được nhiều mùi vị hơn và hạn chế tình trạng kén ăn khi trưởng thành. Sau đây là một số lưu ý ở từng thức ăn mà mẹ cần ghi chú lại khi thiết kế thực đơn ăn dặm cho con: 

Các loại rau

Rau nên được nấu mềm, rồi sau đó mới nghiền hoặc trộn với thực phẩm khác. Mẹ nên cho bé ăn cả những loại rau có vị đắng để quen dần với mùi vị đó. Một số loại rau nên được bổ sung trong thực đơn gồm: 

  • Bông cải xanh
  • Đậu Hà Lan
  • Súp lơ trắng
  • Đậu xanh
  • Măng tây
  • Cà rốt
  • Bí ngô
  • Bắp cải
  • Nhóm rau lá xanh: cải xoăn, rau chân vịt, rau lang, rau dền, rau muống, rau mồng tơi… 

Trái cây

Với các loại trái chín mềm, mẹ có thể dùng muỗng nạo nhuyễn hay tán nhuyễn và cho bé ăn như một bữa tráng miệng. Ngược lại, với những trái cưng cứng, mẹ nên hấp hay nấu mềm hoặc cắt bỏ phần cứng trước khi tán chuyển và cho ăn. Một số loại trái cây giàu dưỡng chất mà mẹ có thể thay đổi mỗi ngày bao gồm: 

  • Chuối
  • Đu đủ
  • Dưa gang
  • Xoài
  • Táo
  • Dâu tây
  • Cam
  • Quả việt quất
  • Quả kiwi

Có thể bạn quan tâm Trẻ 7 tháng tuổi ăn được những hoa quả gì? Chế biến như thế nào?

Thực phẩm giàu tinh bột

Với nhóm thức ăn này, mẹ nên nấu chín và nghiền nhuyễn, mịn để bé có thể ăn dễ dàng hơn. Một số loại ngũ cốc thay vì ăn không, mẹ có thể trộn cùng với sữa mẹ, sữa công thức hoặc sữa bò nguyên chất đã được tiệt trùng để gia tăng hương vị và kích thích bé ăn nhiều hơn. Lưu ý, sữa bò hoặc sữa công thức chỉ nên cho bé sử dụng khi đã trên 6 tháng tuổi. 

Thực phẩm cung cấp chất đạm

Nhóm thực phẩm này bao gồm thịt, cá, trứng, đậu và chỉ thích hợp cho bé từ khoảng 6 tháng tuổi trở lên. Ngoài việc cung cấp chất đạm, những thực phẩm này còn chứa các khoáng chất dinh dưỡng hữu ích khác như sắt hay kẽm, đều rất quan trọng đối với trẻ nhỏ. Thực phẩm cung cấp protein phù hợp cho bé ở giai đoạn bắt đầu ăn dặm bao gồm:

  • Thịt gà
  • Thịt bò
  • Thịt heo
  • Cá (thịt trắng, không có xương)
  • Trứng
  • Đậu hũ

Sản phẩm bơ sữa

Các sản phẩm từ bơ sữa như sữa chua nguyên chất hay pho mát tiệt trùng đều là lựa chọn thích hợp cho bé từ khoảng 6 tháng tuổi vì không có đường. Tuy nhiên, mẹ cũng nên lưu ý là các sản phẩm sữa bò hoặc sữa dê, dù đã được tiệt trùng nhưng cũng không nên sử dụng làm thức uống cho bé dưới 12 tháng tuổi, mà chỉ nên dùng để nấu ăn hoặc trộn với thức ăn cho những bé mới bắt đầu ăn dặm mà thôi. 

Tìm hiểu thêm Khi nào mẹ nên cho con ăn sữa chua?

Gợi ý thực đơn mẫu một ngày cho bé 

Bữa sáng

  • 1/4 – 1/2 cốc ngũ cốc  trộn sữa hoặc trứng nghiền
  • 1/4 – 1/2 cốc trái cây (như chuối, đu đủ hoặc táo nấu chín đã nạo nhuyễn)
  • 150 – 200ml sữa công thức/sữa mẹ

Bữa xế

  • 150 – 200ml sữa công thức/sữa mẹ

Bữa trưa

  • 1/4 – 1/2 cốc sữa chua hoặc thực phẩm cung cấp chất đạm như thịt gà hoặc thịt heo xay
  • 1/4 – 1/2 cốc rau (như cà rốt hấp hoặc đậu Hà Lan)
  • 150 – 200ml sữa công thức/sữa mẹ

Bữa xế

  • 1/4 cốc trái cây nấu chín

Bữa chiều tối 

  • 1/4 cốc thịt
  • 1/4 – 1/2 cốc rau
  • 1/4 cốc ngũ cốc như mì ống hoặc cháo tán nhuyễn, rây mịn hoặc xay 
  • 1/4 cốc trái cây (như đào hoặc quả việt quất)
  • 150 – 200ml sữa công thức/sữa mẹ

Trước khi đi ngủ

150 – 200ml sữa công thức/sữa mẹ

Việc đồng hành cùng con trong từng chặng đường phát triển chắc hẳn là niềm vui và hạnh phúc của bất kỳ người mẹ nào. Mỗi giai đoạn đều mang đến những trải nghiệm khác nhau và đều là những kinh nghiệm quý giá khó quên. Hy vọng những thông tin hữu ích mà Sức khỏe đã gửi đến bạn trong bài viết trên sẽ giúp cho mẹ đảm chuẩn bị những thực đơn cho bé bắt đầu ăn dặm vừa ngon, vừa bổ dưỡng. 

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328