I. Tầm quan trọng của vi chất dinh dưỡng
1. Vi chất dinh dưỡng là những chất mà cơ thể cần một lượng rất nhỏ nhưng có vai trò rất quan trọng với sức khỏe và sự phát triển của cơ thể. Vi chất bao gồm vitamin, khoáng chất.
2. Thiếu vi chất dinh dưỡng ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể lực và trí lực, làm giảm khả năng lao động sau này. Ví dụ: thiếu vitamin A gây mù lòa, thiếu Iod gây bệnh bướu cổ, đần độn, thiếu sắt gây thiếu máu dinh dưỡng,…
3. Biện pháp phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng
– Đa dạng hóa bữa ăn, tăng cường sử dụng các loại thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng.
– Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 06 tháng đầu, ăn bổ sung hợp lý. Ưu tiên sử dụng các thực phẩm có sẵn ở địa phương.
– Không bắt trẻ ăn kiêng khem khi bị bệnh.
– Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình lựa chọn, chế biến, bảo quản thức ăn.
– Cho trẻ (trong độ tuổi) uống Vitamin A 2 lần/năm. Bà mẹ sau khi sinh con được uống 1 liều vitamin A trong vòng 1 tháng sau sinh.
– Tẩy giun 1 – 2 lần/năm cho trẻ em từ 24 – 60 tháng tuổi.
– Phụ nữ mới kết hôn, bà mẹ trước và trong khi mang thai cần ăn uống đầy đủ và uống thêm viên sắt/ axit folic hoặc viên đa vi chất theo hướng dẫn của bác sỹ.
– Sử dụng muối Iod, bột canh Iod trong chế biến thức ăn.
4. Phòng chống bệnh thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ
– Cho trẻ bú hoàn toàn trong 06 tháng đầu và tiếp tục cho bú đến 18 – 24 tháng.
– Cho trẻ ăn bổ sung khi tròn 6 tháng tuổi, ăn đủ 4 nhóm (bột đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất).
– Thực hiện đa dạng hoá bữa ăn, lựa chọn các loại thực phẩm giàu năng lượng cho trẻ, đặc biệt là thức ăn có nguồn gốc động vật giàu sắt, giàu vitamin C,…
* Thức ăn (có chứa sắt) gồm 2 loại:
– Nguồn gốc động vật: gan (lợn, gà), bầu dục (lợn, bò), tim lợn, mề gà, thịt, cá, lòng đỏ trứng, cua đồng, tôm khô…có nhiều sắt chất lượng cao, dễ hấp thu.
– Nguồn gốc thực vật như : Ngũ cốc (gạo, ngô), rau đay, rau ngót, rau muống, đậu đũa, cải xoong, súp lơ, cà chua, đu đủ chín… có nhiều sắt, cơ thể khó hấp thu.
Một số loại rau quả có nhiều vitamin C có tác dụng hỗ trợ hấp thu sắt như cam, chanh, bưởi, xoài, rau mầm, củ cải, hành tây,…
II. Lời khuyên về dinh dưỡng khi trẻ ốm
1. Cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu hóa và đảm bảo đủ năng lượng.
2. Chia nhiều bữa ăn trong ngày.
3. Chế độ ăn giàu đạm, vitamin, khoáng chất.
4. Ăn thức ăn lỏng.
5. Kiên trì, động viên trẻ ăn uống.
6. Cho trẻ ăn thức ăn trẻ thích
7. Trong giai đoạn hồi phục, nên:
– Tăng số bữa ăn.
– Tăng khối lượng các bữa.
– Tăng thức ăn giàu năng lượng.
III. Lời khuyên về dinh dưỡng với trẻ thừa cân, béo phì
1. Có chế độ ăn phù hợp, không đặt mục tiêu giảm cân lên hàng đầu.
2. Bữa ăn cân đối, hợp lý, đáp ứng đủ năng lượng, chất dinh dưỡng, các vi chất (canxi, sắt, kẽm), giảm năng lượng chút ít.
3. Duy trì cân nặng hiện tại hoặc tăng cân ít hơn so với mức tăng trung bình theo tuổi, tăng cường phát triển chiều cao.
4. Tăng cường vận động (thể thao, tập luyện,…) tiêu hao năng lượng.
BS. Hoàng Ngọc Anh
——-
Phòng khám dinh dưỡng chất lượng cao
Địa chỉ: Tầng 1, Tòa 5 tầng, Số 70 Nguyễn Chí Thanh – Đống Đa – Hà Nội
Hotline: 0969 59 59 38
Email: phongkhamdinhduonghanoi@gmail.com
Website: htkhám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao
Địa chỉ: http://phongkhamdinhduong.vn