Sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể con người từ bào thai, lúc mới sinh ra và lớn lên chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố với những tương tác khác nhau: Di truyền, dinh dưỡng, môi trường, các yếu tố xã hội. Tăng trưởng tối ưu chỉ có thể đạt được khi tất cả những yếu tố này hoạt động trong sự hòa hợp.
- Các yếu tố di truyền
Chúng ta biết rõ rằng chiều cao của cha mẹ có ảnh hưởng tới tầm vóc của con cái họ. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa chiều cao của trẻ và của cha mẹ không rõ ràng lúc mới sinh nhưng trở nên rõ ràng hơn lúc 2 tuổi và sau đó mối tương quan trở nên lớn hơn khi tuổi tăng lên. Các nghiên cứu cho thấy yếu tố di truyền quyết định trên 90% chiều cao từ lúc sau 6 tuổi.
Các bệnh di truyền và nhiễm sắc thể có thể ảnh hưởng tới quá trình tăng trưởng, chủ yếu là ảnh hưởng ức chế. Chẳng hạn, hội chứng Turner (XO) và hội chứng Klifelter là những bệnh liên quan tới tầm vóc cao, thấp của trẻ. Mặc dù có nhiều tiến bộ trong y học về điều trị hoocmon tăng trưởng cho hội chứng Turner, nhưng rất khó để điều khiển những đặc điểm tăng trưởng do yếu tố di truyền.
- Các yếu tố môi trường
- Tăng trưởng trước khi sinh
Thai nhi không phát triển tối ưu trong những điều kiện môi trường kém. Những yếu tố môi trườngnhư tuổi của mẹ, thứ tự sinh, số lượng thai trong tử cung,…ảnh hưởng lớn tới tăng trưởng của trẻ. Người mẹ sinh đứa con đầu khi lớn hơn 38 tuổi hoặc ít hơn 20 tuổi có nguy đẻ con nhỏ hơn so với ngày sinh của những đứa trẻ thông thường. Những đứa trẻ đầu tiên có cân nặng ít hơn khoảng 100g so với trẻ thứ hai hoặc thứ3.
- Con của những bà mẹ mắc bệnh đái tháo đườngcó nguy cơ bị dị tật bẩm sinh cao hơnvà liên quan tới kém kiểm soát đường máu trong 3 tháng đầu thai kỳ.
- Dùng rượu, nghiện ma túy, hút thuốc có thể ảnh hưởng tới chiều cao và cân nặng của trẻ. Hút thuốc làm tăng nguy cơ sinh non. Nghiện rượu cũng dẫn đến sinh con bị dị tật bẩm sinh.
- Tăng trưởng thai nhi bị ức chế bởi suy dinh dưỡng của bà mẹ cho dù đó là thiếu protein, năng lượng, hoặc vi chất. Hơn nữa, suy dinh dưỡng có thể làm giảm sựphát triển não thai nhi.
- Các chất độc, áp lực và khối lượng công việc, có thể ảnh hưởng đến việc cung cấp một môi trường an toàn cho thai nhi phát triển.
- Tăng trưởng sau khi sinh
- Dinh dưỡng: Suy dinh dưỡng ảnh hưởng lớn đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng của cơ thể. Khi trẻ bị suy dinh dưỡng dẫn đến chậm tăng trưởng chiều cao và câng nặng. Tuy nhiên, khi được khắc phục thì trẻ sẽ đạt được chiều cao và câng nặng như những trẻ khác (trước dậy thì).
Mặt khác, suy dinh dưỡng là nguyên nhân gây ra những dị tật bẩm sinh và các bệnh khác như: tiêu chảy, viêm phổi, 1 số bệnh lây nhiễm, biến dạng xương…Đồng thời dễ có nguy cơ tử vong cho trẻ.
- Bệnh tật: Quá trình tăng trưởng bị ức chế bởi các bệnh mãn tính như bệnh đường tiêu hóa, tim mạch, thận, rối loạn chuyển hóa… Phục hồi hoàn toàn những bệnh này cho phép trẻ bắt kịp đà tăng trưởng.
- Tình trạng kinh tế xã hội: Tình trạng kinh tế xã hội bao gồm thu nhập cao, giáo dục tốt dẫn tới dinh dưỡng tốt, chăm sóc trẻ tốt, chăm sóc y tế và xã hội tốt hơn.
- Tâm lý xã hội: Môi trường gia đình và xã hội cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tăng trưởng và phát triển của trẻ em. Cách cư xử không phù hợp của cha mẹ với con cái, tình trạng stress do ức chế tâm lý xã hội… dẫn đến ức chế bài tiết hoocmon làm chậm quá trình tăng trưởng. Khi căng thẳng được loại bỏ, quá trình tiết hoocmon trở lại bình thường, giúp trẻ bắt kịp đà tăng trưởng.
- Hoạt động thể chất: Hoạt động thể chất tốt có liên quan tới việc tiết hoocmon tăng trưởng và như vậy có ảnh hưởng tác động lớn tới quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ.
Bs. Hoàng Ngọc Anh- Phòng khám dinh dưỡng – 70 Nguyễn Chí Thanh