Mì ăn liền ( mì tôm) tiện dụng, hương vị hấp dẫn nên được nhiều người lựa chọn. Thời gian gần đây, một số người truyền tai không nên ăn nhiều mì ăn liền bởi đây là món “ăn 3 phút, thải độc 32 ngày”. (Ảnh: Manshuo Health, minh họa)Theo Manshuo Health (Trung Quốc), mì ăn liền không “thân thiện” với sức khỏe. Vậy nhưng, nói mì ăn liền là món “ăn 3 phút, thải độc 32 ngày” là có phần thái quá.Mì ăn liền được khuyên không nên là món ăn chủ đạo bởi lượng dinh dưỡng không phong phú, không phải do chúng chứa hương liệu hay chất bảo quản.Thực vậy, phụ gia thực phẩm không xấu, sử dụng đúng cách và liều lượng sẽ mang lại hương vị cho món ăn vừa kéo dài thời gian sử dụng của thực phẩm. Lựa chọn sản phẩm từ những cơ sở sản xuất uy tín, đảm bảo liều lượng an toàn thì sẽ không gây hại.Lý do khác không nên ăn nhiều mì ăn liền là lượng muối trong chúng khá cao. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, một người trưởng thành nên tiêu thụ dưới 2000mg natri (tương đương với dưới 5g muối) mỗi ngày.Khẩu phần ăn quá nhiều muối là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nguy cơ mắc huyết áp cao, bệnh tim mạch.Theo hàm lượng natri niêm yết trên bao bì, một gói mì ăn liền có thể chứa 2000-3000mg. Trong đó, vắt mì chứa 30% natri và gói gia vị, nước sốt chứa 70%. Chỉ cần ăn 1 gói mì ăn liền là đủ hoặc thừa lượng muối cần thiết trong một ngày.Từ phân tích ở trên, mì ăn liền không nên là món ăn chính mỗi ngày song không tới mức độ “ăn 3 phút, thải độc 32 ngày” như đồn thổi. Biết ăn mì đúng cách, bạn sẽ tránh được những rủi ro sức khỏe không mong muốn.Thay vì úp mì rồi ăn trực tiếp, bạn nên trần mì với nước sôi rồi vớt ra, nấu chín. Việc trần giúp loại bỏ một phần chất béo và lượng muối trong vắt mì. Ngoài ra, bạn nên chọn các loại mì không chiên, như vậy, lượng chất béo sẽ giảm đi một nửa.Để ăn mì an toàn, bạn nên dùng ít gia vị khi nấu mì. Hoặc bạn có thể dùng toàn bộ túi nước sốt nhưng không nên uống quá nhiều canh. Nguyên nhân là bởi hàm lượng natri, chất phụ gia chủ yếu tập trung ở phần nước này.Khi nấu mì, bạn nên thêm các loại rau xanh, cà rốt, bông cải xanh,… Những thực phẩm này cung cấp chất xơ, vitamin dồi dào, giúp dinh dưỡng bữa ăn toàn diện hơn. Mời độc giả xem thêm video: Mì ăn liền có phải kẻ thù của hệ tiêu hóa? (Nguồn video: Zingnews)
Mì ăn liền ( mì tôm) tiện dụng, hương vị hấp dẫn nên được nhiều người lựa chọn. Thời gian gần đây, một số người truyền tai không nên ăn nhiều mì ăn liền bởi đây là món “ăn 3 phút, thải độc 32 ngày”. (Ảnh: Manshuo Health, minh họa)
Theo Manshuo Health (Trung Quốc), mì ăn liền không “thân thiện” với sức khỏe. Vậy nhưng, nói mì ăn liền là món “ăn 3 phút, thải độc 32 ngày” là có phần thái quá.
Mì ăn liền được khuyên không nên là món ăn chủ đạo bởi lượng dinh dưỡng không phong phú, không phải do chúng chứa hương liệu hay chất bảo quản.
Thực vậy, phụ gia thực phẩm không xấu, sử dụng đúng cách và liều lượng sẽ mang lại hương vị cho món ăn vừa kéo dài thời gian sử dụng của thực phẩm. Lựa chọn sản phẩm từ những cơ sở sản xuất uy tín, đảm bảo liều lượng an toàn thì sẽ không gây hại.
Lý do khác không nên ăn nhiều mì ăn liền là lượng muối trong chúng khá cao. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, một người trưởng thành nên tiêu thụ dưới 2000mg natri (tương đương với dưới 5g muối) mỗi ngày.
Khẩu phần ăn quá nhiều muối là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nguy cơ mắc huyết áp cao, bệnh tim mạch.
Theo hàm lượng natri niêm yết trên bao bì, một gói mì ăn liền có thể chứa 2000-3000mg. Trong đó, vắt mì chứa 30% natri và gói gia vị, nước sốt chứa 70%. Chỉ cần ăn 1 gói mì ăn liền là đủ hoặc thừa lượng muối cần thiết trong một ngày.
Từ phân tích ở trên, mì ăn liền không nên là món ăn chính mỗi ngày song không tới mức độ “ăn 3 phút, thải độc 32 ngày” như đồn thổi. Biết ăn mì đúng cách, bạn sẽ tránh được những rủi ro sức khỏe không mong muốn.
Thay vì úp mì rồi ăn trực tiếp, bạn nên trần mì với nước sôi rồi vớt ra, nấu chín. Việc trần giúp loại bỏ một phần chất béo và lượng muối trong vắt mì. Ngoài ra, bạn nên chọn các loại mì không chiên, như vậy, lượng chất béo sẽ giảm đi một nửa.
Để ăn mì an toàn, bạn nên dùng ít gia vị khi nấu mì. Hoặc bạn có thể dùng toàn bộ túi nước sốt nhưng không nên uống quá nhiều canh. Nguyên nhân là bởi hàm lượng natri, chất phụ gia chủ yếu tập trung ở phần nước này.
Khi nấu mì, bạn nên thêm các loại rau xanh, cà rốt, bông cải xanh,… Những thực phẩm này cung cấp chất xơ, vitamin dồi dào, giúp dinh dưỡng bữa ăn toàn diện hơn.
Mời độc giả xem thêm video: Mì ăn liền có phải kẻ thù của hệ tiêu hóa? (Nguồn video: Zingnews)