back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Nên hấp thu sắt từ thực phẩm hay thuốc bổ sung?

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Cơ thể cần hấp thu sắt từ gan, thịt, hải sản, các loại đậu, hạt trong bữa ăn hàng ngày, nên dùng sản phẩm bổ sung khi có chỉ định.

Cơ thể cần sắt để duy trì, phát triển nhiều hoạt động, chức năng. Ví dụ, sắt cần thiết cho sự phát triển của não bộ, quá trình sản xuất nhiều tế bào, có thể giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu, bảo vệ cơ thể tránh khỏi nhiễm trùng.

Thạc sĩ, bác sĩ Bùi Ngọc An Pha – Giám đốc Y khoa, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, cho biết sắt là một thành phần quan trọng của huyết sắc tố, giúp vận chuyển oxy đến tế bào của cơ thể, tạo ra năng lượng. Nếu không có đủ chất sắt, cơ thể sẽ không có đủ tế bào hồng cầu để vận chuyển oxy, dễ phát triển tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Đây là tình trạng thiếu dinh dưỡng phổ biến nhất trên toàn thế giới, liên quan đến các triệu chứng như mệt mỏi, suy nhược, khó duy trì nhiệt độ cơ thể, da nhợt nhạt, chóng mặt, nhức đầu và lưỡi bị viêm.

Về lượng sắt cần tiêu thụ mỗi ngày, bác sĩ An Pha cho biết, đối với trẻ em, lượng sắt được khuyến nghị có thể thay đổi tùy theo độ tuổi. Mỗi ngày, trẻ sơ sinh đến 6 tháng tuổi cần 0,27 mg; 7-12 tháng: 11 mg; 1-3 năm: 7 mg; 4-8 năm: 10 mg; 9-13 tuổi: 8 mg; 14-18 tuổi: 11 mg đối với nam và 15 mg đối với nữ mỗi ngày.

Cơ thể bổ sung sắt từ thực phẩm hàng ngày. Ảnh: Freepik

Lượng sắt được khuyến nghị cho người lớn tùy theo tình trạng sức khoẻ và độ tuổi, giới tính. Ví dụ, phụ nữ khi sinh cần 18 mg mỗi ngày, 27 mg mỗi ngày cho người mang thai và 9 mg cho người đang cho con bú.

Với câu hỏi hấp thu sắt từ thực phẩm hay từ thực phẩm bổ sung sẽ tốt hơn, theo bác sĩ An Pha, hầu hết mọi người có thể nhận đủ lượng sắt trong chế độ ăn uống hàng ngày, nhất là từ các sản phẩm động vật. Tùy theo tình trạng của cơ thể, một người có thể bổ sung sắt qua các sản phẩm bổ sung nhưng cần đúng chỉ định về liều lượng, thời gian sử dụng từ bác sĩ. Mỗi người không nên tự ý bổ sung sắt khi chưa có khuyến cáo của bác sĩ.

Bác sĩ An Pha cho biết thêm, có hai loại sắt chính: sắt heme và sắt không phải heme. Sắt heme được cơ thể hấp thụ tốt hơn và thường được tìm thấy trong gan, thịt, gia cầm và hải sản. Sắt không phải heme thường được tìm thấy trong các loại đậu, quả hạch, hạt và một số loại rau như rau bina và khoai tây. Khi hấp thu sắt nên hấp thu đồng thời vitamin C sẽ giúp cơ thể dung nạp sắt tốt hơn. Chuyên gia gợi ý một số thực phẩm giàu sắt bao gồm:

Các loại đậu: Đậu và đậu khô hoặc đóng hộp, đậu lăng, đậu Hà Lan, đậu hũ, đậu nành lên men.

Bánh mì và ngũ cốc: Bánh mì trắng, mì ống rất phong phú chất sắt; các sản phẩm liên quan đến lúa mì, cám ngũ cốc, bột ngô, ngũ cốc yến mạch, kem lúa mì, bánh mì lúa mạch đen, gạo làm giàu, bánh mì nguyên cám.

Các loại trái cây: Quả sung, nho khô, mận khô và nước ép mận khô.

Thịt: Thịt bò, thịt gà, sò, trứng, cừu non, dăm bông, thịt bê, thịt lợn, gan, con tôm, cá ngừ, cá mòi, cá tuyết chấm đen, cá thu, hàu, con sò.

Các loại rau: Bông cải xanh, đậu que, rau lá xanh đậm, bồ công anh, cải thìa, cải xoăn, rau bina, những củ khoai tây; bắp cải, cải bruxen, bột cà chua và các sản phẩm khác.

Các loại thực phẩm khác: Mật mía đen, hạt hồ trăn, hạt bí, hạt mè, hạt lanh, quả hạnh, hạt điều, hạt thông, hạt mắc ca, hạt giống cây gai dầu.

Bình An


Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328