Hiện tượng ngực xệ tuổi dậy thì có thể gây ra cảm giác thiếu tự tin về hình thể hoặc các trở ngại tâm lý cho không ít bé gái mới lớn.
Bầu ngực có nhiều hình dáng và kích cỡ khác nhau cũng như có thể thay đổi dựa trên yếu tố thời gian, sức khỏe. Tuy nhiên, tình trạng ngực xệ tuổi dậy thì lại khiến không ít bạn nữ cảm thấy bối rối, kém tự tin do đang trong giai đoạn “tuổi ăn tuổi lớn”. Vậy cụ thể nguyên nhân và cách cải thiện tình trạng ngực bị chảy xệ ở tuổi dậy thì này ra sao? Mời bạn cùng Sức khỏe tìm hiểu qua bài viết sau!
Điểm mặt 4 nguyên nhân gây ra ngực xệ tuổi dậy thì
Nguyên nhân ngực bị chảy xệ ở tuổi dậy thì, ngực bị nhão ở tuổi dậy thì là do đâu hoặc vòng 1 chảy xệ tuổi dậy thì có phải là dấu hiệu nguy hiểm? Theo các chuyên gia sức khỏe, có một số nguyên nhân chính có thể gây ra chứng ngực chảy xệ ở tuổi dậy thì, chẳng hạn như:
1. Thay đổi cân nặng đột ngột
Việc tăng/giảm cân nặng đột ngột cũng là một trong những nguyên nhân gây ra chứng ngực xệ tuổi dậy thì. Theo các chuyên gia, mô mỡ trong vú và kích cỡ của ngực cũng sẽ dần thay đổi nếu trọng lượng cơ thể đột ngột giảm nhanh trong giai đoạn dậy thì. Từ đó gây ra tình trạng da thừa chảy xệ và bầu ngực cũng mất đi vẻ săn chắc ban đầu. Trong khi đó, tăng cân đột ngột có thể khiến ngực bị căng ra không cần thiết. Do đó, việc duy trì cân nặng hợp lý sẽ giúp các bạn gái tránh được tình trạng rạn da không đáng có, gây ảnh hưởng đến vẻ đẹp của bầu ngực.
2. Di truyền
Lý do tiếp theo khiến cho các bé gái có bầu ngực bị chảy xệ ở tuổi dậy thì sẽ bao gồm yếu tố di truyền. Bạn sẽ ngạc nhiên khi gene đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định độ bền của dây chằng Cooper. Dây chằng Cooper là những dải mô liên kết dẻo dai, dạng sợi với cấu trúc linh hoạt, từ đó giúp duy trì hình dạng và tính toàn vẹn cấu trúc của bộ ngực.
Vì vậy, nếu cơ địa cha mẹ hoặc ông bà của bạn có độ bền dây chằng Cooper thấp, thì điều này cũng là một trong những nguy cơ khiến bạn bị chảy xệ bầu ngực dù cho đang ở độ tuổi dậy thì.
3. Tư thế chưa đúng
Ngoài 2 nguyên nhân kể trên thì ngực bị chảy xệ ở tuổi dậy thì còn do yếu tố nào gây ra? Câu trả lời là thói quen đứng/ngồi gù lưng hoặc vận động thể thao nhưng không mặc áo ngực phù hợp đều tác động đến bầu ngực và làm cho bộ phận này bị chảy xệ. Tuy chưa thể cảm nhận điều này ngay lập tức nhưng lâu dần, bạn sẽ cảm nhận được “núi đôi” của mình thiếu săn chắc cũng như có hình dáng lạ hơn so với bạn cùng trang lứa.
4. Kích cỡ ngực
Kích thước ngực thường góp phần làm cho ngực chảy xệ ở tuổi dậy thì và phụ nữ ở độ tuổi 20. Ngực có kích thước lớn sẽ dễ bị chảy xệ hơn so với ngực nhỏ do trọng lượng lớn hơn.
Nếu sở hữu bộ ngực tương đối lớn, bạn có thể nhận thấy rằng phần bên dưới núm vú dường như nằm xuôi theo thành ngực khi không sử dụng áo ngực. Ngoài ra, tình trạng ngực phát triển nhanh và liên tục dẫn đến đau cổ, vai hoặc vùng lưng trên kèm theo tình trạng chảy xệ ngực còn được gọi là phì đại tuyến vú ở tuổi vị thành niên (tuy nhiên tình trạng này thường xảy ra ở nam giới).
Có thể bạn quan tâm
Mách bạn 3 bước cải thiện và ngăn ngừa ngực xệ tuổi dậy thì
Chắc hẳn đọc đến đây bạn sẽ thắc mắc cách làm ngực hết chảy xệ ở tuổi dậy thì hay cách khắc phục ngực xệ ở tuổi dậy thì là gì, ngực nhão tuổi dậy thì phải làm sao? Câu trả lời là để ngăn ngừa hoặc cải thiện tình trạng ngực xệ tuổi dậy thì, bạn có thể làm theo các gợi ý dưới đây:
Bước 1: Chọn áo ngực vừa vặn và phù hợp với hoạt động thể chất
Cách khắc phục ngực xệ ở tuổi dậy thì đầu tiên là bạn hãy tạo ra sự nâng đỡ ngực bằng cách mặc áo lót vừa vặn. Ngoài ra, luôn mặc áo ngực chuyên dụng (áo ngực thể thao) trong lúc hoạt động thể chất bởi các chuyển động ở cường độ cao có thể kéo căng dây chằng định hình bầu ngực của bạn. Bạn nên tìm đến cửa hàng nhằm chọn lựa được loại áo phù hợp nhất với dáng ngực cũng như chất liệu vải dựa trên sở thích (có gọng, mút, vải cotton, vải sợi tổng hợp…).
Có thể bạn quan tâm
Bước 2: Tập các bài tập nâng đỡ cơ ngực
Bước tiếp theo nhằm ngăn ngừa ngực xệ tuổi dậy thì chính là xây dựng cơ ngực bằng cách thực hiện bài tập chống đẩy và các bài tập ngực khác. Mô vú của bạn chủ yếu là mô mỡ và hệ thống các ống tuyến vú. Tập thể dục sẽ không làm tăng hoặc giảm số lượng mô vú mà bạn có. Ngược lại, khi tập luyện, các cơ bên dưới vú của bạn (cơ ngực) cùng với cơ vai và cánh tay cũng sẽ đẩy mô ngực về phía trước, điều này có thể làm cho núi đôi trông đầy đặn và nâng cao hơn. Ngoài ra, nên tập luyện ít nhất từ 15-45 phút mỗi ngày nhằm đem đến hiệu quả tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm
Bước 3: Chú ý đến chế độ ăn
Nhiều bạn gái thường thắc mắc có cách làm ngực hết chảy xệ ở tuổi dậy thì không? Câu trả lời là có. Ngoài 2 gợi ý ở trên, để có bộ ngực săn chắc, bạn cũng nên chú ý đến chế độ ăn.
Hãy ưu tiên ăn thực phẩm lành mạnh như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc. Những thực phẩm này cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển bình thường cũng như khuyến khích làn da và cơ bắp khỏe mạnh, săn chắc. Đối với thức ăn nhanh, bạn có thể ăn từ 1-2 lần mỗi tháng cũng như không cần kiêng khem quá mức. Ngoài ra, nên chú ý uống đủ nước và duy trì cân nặng phù hợp.
Mong rằng những thông tin vừa rồi đã giúp bạn biết được nguyên nhân cũng như cách ngăn ngừa chứng ngực xệ tuổi dậy thì. Đừng quên truy cập Hello Baci thường xuyên để tìm hiểu thêm nhiều bài viết thú vị về chủ đề chăm sóc sức khỏe nhé.
[embed-health-tool-bmi]