back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Người bệnh alzheimer sống được bao lâu sau chẩn đoán lần đầu?

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Alzheimer là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Hoa Kỳ. Bệnh có xu hướng phát triển chậm và nặng dần trong một vài năm. Vậy người bệnh alzheimer sống được bao lâu kể từ khi chẩn đoán phát hiện bệnh?

Trả lời được câu hỏi này cũng sẽ giúp bạn lập kế hoạch chăm sóc người bệnh Alzheimer một cách tốt nhất.

1. Người bệnh alzheimer sống được bao lâu: phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Theo một số tài liệu, trung bình những người mắc bệnh Alzheimer sống được từ 3 – 11 năm sau khi chẩn đoán, nhưng vẫn có những người sống sót trên 20 năm. Nhìn chung, ở mọi độ tuổi, tuổi thọ trung bình sẽ giảm đi 9 năm nếu bạn mắc phải chứng sa sút trí tuệ.

Tuy nhiên, cụ thể người bệnh Alzheimer sống được bao lâu sau khi được chẩn đoán phụ thuộc vào nhiều yếu tố cá nhân, chẳng hạn như giới tính: phụ nữ có khả năng sống lâu hơn phái nam 1,5 năm sau khi xác định mắc phải Alzheimer.

Một số yếu tố khác ảnh hưởng đến tiên lượng sống của người bệnh Alzheimer phải kể đến là: 

Thời điểm phát hiện bệnh sớm hay muộn

Phát hiện bệnh sớm có thể giúp bệnh nhân kéo dài thời gian sống. Mức độ suy giảm trí nhớ và nhận thức khi xác định mắc bệnh sẽ ảnh hưởng đến tiên lượng sống của người bệnh. Ví dụ như khi sa sút trí tuệ bước vào giai đoạn cuối, biến chứng nhiễm trùng phổi (viêm phổi) là nguyên nhân tử vong phổ biến vì lúc này người bệnh bị khó nuốt và đồ ăn, thức uống có thể vào phổi gây nên nhiễm trùng. 

Ngoài ra, một số biến chứng nguy hiểm khác do Alzheimer tiến triển có thể gây tử vong: mất nước, suy dinh dưỡng, té ngã và các bệnh nhiễm trùng khác. 

Các triệu chứng ban đầu của alzheimer cũng giúp dự đoán tuổi thọ của người bệnh 

Một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí ACP – Hoa Kỳ cho thấy mối liên quan giữa việc người bệnh Alzheimer sống được bao lâu với triệu chứng ban đầu khi phát hiện được bệnh. Kết quả này chỉ ra rằng một số triệu chứng nhất định gồm đi đứng không vững, ngã, mất trí nhớ và tiểu không tự chủ có liên quan đến tuổi thọ ngắn hơn. Đồng thời, các bất thường ở não bộ và tủy sống cũng làm rút ngắn thời gian sống sau chẩn đoán của người bệnh. 

Tuổi khi được chẩn đoán xác định Alzheimer 

Có thể thể nói người bệnh Alzheimer sống được bao lâu phụ thuộc rất nhiều vào độ tuổi của người đó khi được chẩn đoán mắc bệnh. Một người cao tuổi sẽ yếu hơn, dễ bị tai nạn, mắc thêm bệnh mạn tính hay dễ bị nhiễm trùng hơn.

Một kết quả nghiên cứu tại trường Đại học Y tế Công Cộng Johns Hopkins cho thấy, tiên lượng sống trung bình của bệnh nhân mắc Alzheimer có thể dao động trong khoảng 7 năm đối với người được chẩn đoán xác định bệnh ở năm 70 – 79 tuổi và thời gian này chỉ là 2,8 năm nếu bạn phát hiện bệnh ở sau tuổi 90. 

Người bệnh Alzheimer sống được bao lâu còn phụ thuộc vào các tình trạng khác ngoài Alzheimer  

Nếu bệnh nhân mắc phải các bệnh lý hay vấn đề sức khỏe khác đi kèm sa sút trí tuệ, lão hóa sẽ diễn ra nhanh hơn và tuổi thọ sẽ bị rút ngắn lại. Điển hình như nếu bệnh nhân sa sút trí tuệ mắc các vấn đề về mạch máu như huyết áp cao không được điều trị tốt sẽ đẩy nhanh tiến triển của bệnh. 

Ngoài ra, chủng tộc, chế độ ăn uống và sinh hoạt, mức thu nhập,… cũng góp phần đẩy nhanh tiến triển của bệnh Alzheimer. 

2. Người bệnh Alzheimer sống được bao lâu? So sánh giữa các loại sa sút trí tuệ 

Mặc dù trọng tâm là giải quyết thắc mắc người mắc bệnh Alzheimer sống được bao lâu nhưng chúng ta cũng nên xem qua tiên lượng sống của một số bệnh sa sút trí tuệ khác. Chẳng hạn như:

  • Thời gian sống của bệnh nhân sau chẩn đoán xác định mất trí nhớ thể Lewy ngắn hơn đáng kể so với những người được chẩn đoán mắc Alzheimer.
  • Thời gian sống sau chẩn đoán của người bệnh sa sút trí tuệ não mạch máu hay sa sút trí tuệ trán-thái dương được ghi nhận nằm ở mức trung bình trong các dạng bệnh sa sút trí tuệ. 
  • So với bệnh Alzheimer, người được chẩn đoán suy giảm nhận thức nhẹ có tuổi thọ cao hơn và trong nhiều trường hợp chứng suy giảm nhận thức nhẹ này không phát triển thành Alzheimer hay sa sút trí tuệ. 
  • Hiện nay mặc dù không có cách điều trị đảo ngược diễn tiến của Alzheimer hay các bệnh sa sút trí tuệ khác. Nhưng nếu bạn lạc quan và có thói quen sống lành mạnh, chăm sóc sức khỏe não bộ và thần kinh tốt thì có thể đẩy lùi được bệnh, kéo dài tuổi thọ và chất lượng cuộc sống khi mắc phải Alzheimer. 

    Nguồn tham khảo

    Zalo 1: 0832 807 555

    Zalo 2: 098 361 3328