back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Người bị tiểu đường ăn bí đỏ được không? • Bệnh lý

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Vì vị ngọt tự nhiên của bí đỏ mà nhiều người thắc mắc rằng bị tiểu đường ăn bí đỏ được không. Trong bài viết này, hãy cùng Bệnh lý tìm hiểu nhé! 

Giải đáp người bệnh tiểu đường ăn bí đỏ được không?

GI (Glycemic Index) và GL (Glycemic Load) là hai chỉ số quan trọng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của một thực phẩm đến đường huyết của bạn khi ăn. Theo đó, bí đỏ (hay bí ngô) có chỉ số GI cao ở mức 75 trong khi GL ở mức 3. Điều này có nghĩa là nếu ăn một khẩu phần bí đỏ nhất định sẽ không ảnh hưởng quá lớn đến đường huyết, nhưng nếu ăn quá nhiều bí đỏ một lúc có thể làm đường huyết tăng vọt.

Một chén bí đỏ được nấu chín khoảng 240 gam, chứa khoảng 22 gam chất bột đường. Lượng đường này tương đương với ½ chén cơm, gấp 1.5 lần lượng đường trong bữa phụ được khuyến cáo của người tiểu đường.

Sau khi biết được những thông tin này, người bệnh có thể tính toán khẩu phần bí đỏ ăn vào để tránh ăn một lượng quá nhiều làm chỉ số đường huyết tăng cao.

Tóm lại, với câu hỏi người bệnh tiểu đường ăn bí đỏ được không thì đáp án là có thể. Tuy nhiên cũng như bất kỳ loại thực phẩm giàu tinh bột nào khác, bệnh nhân tiểu đường cần kiểm soát lượng bí ngô mà mình ăn vào.  

Tác động của bí đỏ đối với sức khỏe người bệnh tiểu đường 

Sau khi có được lời giải đáp cho câu hỏi người bệnh tiểu đường ăn bí đỏ được không, bạn cũng cần hiểu rõ hơn về tác động của bí đỏ đến sức khoẻ người tiểu đường. Từ đây, bạn sẽ tự tin hơn để thêm loại thực phẩm này vào chế độ ăn hằng ngày. 

Tốt cho đôi mắt của bạn 

Bí đỏ là một loại thực phẩm giàu vitamin A rất tốt cho thị lực và giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Bên cạnh đó, bí đỏ cũng chứa nhiều lutein và zeaxanthin, thành phần chống oxy hóa, giúp bảo vệ đôi mắt khỏi thoái hoá điểm vàng và đục thuỷ tinh thể do lão hoá. 

Khỏe mạnh cho trái tim 

Bí đỏ hay bí ngô có chứa thành phần kali dồi dào – một loại dưỡng chất cần thiết để duy trì sức khỏe hệ tim mạch. Không những thế, bí đỏ còn chứa nhiều chất xơ, vitamin C và chất chống oxy hoá có lợi cho tim, giúp ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch. 

Nhờ vào tác động tích cực này trên hệ tim mạch mà bạn không cần băn khoăn người bệnh tiểu đường ăn bí đỏ được không. Việc thêm bí đỏ ở một lượng vừa phải vào chế độ ăn uống sẽ giúp bảo vệ bạn trước các biến chứng trên tim mạch của bệnh tiểu đường

Tăng cường hệ miễn dịch 

Bí đỏ rất giàu vitamin C, giúp hệ miễn dịch của cơ thể chống lại sự tấn công của các gốc tự do. Đồng thời, bí đỏ cũng cung cấp một lượng các chất chống oxy hoá khác như vitamin E, vitamin A và sắt. 

Chứa carotenoid chống lại ung thư 

Carotenoid là loại sắc tố thực vật tạo nên màu vàng cam cho đến đỏ của các loại rau củ quả như bí đỏ, cà rốt hay cà chua. Sắc tố này còn được biết đến là một chất giúp cơ thể chống lại sự phát triển của các tế bào ung thư. 

Giúp bạn no lâu hơn 

Bí đỏ không chỉ giàu dinh dưỡng, nhiều chất xơ mà còn chứa rất ít calo. Nhờ đó, nó làm chậm tiêu hoá, giúp bạn no lâu hơn và giảm cảm giác thèm ăn. Điều này rất quan trọng trong việc kiểm soát cân nặng và hạn chế các biến chứng khác của bệnh tiểu đường. Đây cũng là một phần yếu tố giúp quyết định việc người tiểu đường ăn bí đỏ được không. 

Hạt bí cũng rất tốt cho sức khỏe

Hạt bí không phải là thứ bỏ đi mà có thể làm sạch và rang lên ăn như một món ăn vặt cho người tiểu đường và gia đình. 

Hạt bí ngô cải thiện sức khỏe đường ruột, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, bệnh tim mạch và thậm chí còn hứa hẹn là một trong những nguyên liệu thiên nhiên để quản lý bệnh tiểu đường type 1

Người tiểu đường nên lưu ý những gì khi ăn bí đỏ? 

Như đã nói, người bệnh tiểu đường có thể ăn bí đỏ nhưng một chén bí đỏ nghiền nhuyễn trong mỗi bữa ăn sẽ khiến bạn phát ngán. Dưới đây là một số mẹo nhỏ có thể giúp bạn có những bữa ăn từ bí đỏ ngon miệng hơn mà vẫn tốt cho sức khỏe: 

  • Dùng bí đỏ để thay thế cho chất béo, dầu trong các món bánh mì, bánh nướng và bánh crep. 
  • Có thể cho thêm bí đỏ vào sữa chua không đường để làm thành bữa ăn sáng tiện lợi. 
  • Dùng bí đỏ trong những công thức sinh tố để tạo vị ngọt hoặc thử làm pudding bí đỏ tốt cho sức khỏe. 
  • Bí đỏ nướng cùng với một ít dầu ô liu và chút muối là một bữa ăn phụ lý tưởng cho người tiểu đường. 
  • Dùng bí đỏ nghiền nhuyễn hoặc bí đỏ đóng hộp để tạo độ sệt cho món súp. 

Hi vọng những thông tin trên đây của Bệnh lý đã giúp bạn trả lời cho câu hỏi tiểu đường ăn bí đỏ được không và “bỏ túi” cho mình những mẹo hữu ích để chế biến những món ăn ngon miệng từ bí đỏ. 

[embed-health-tool-bmr]

Tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328