back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Người hay mệt mỏi buồn ngủ: Dấu hiệu cảnh báo các bệnh nguy hiểm!

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Có những khoảng thời gian, cơ thể bạn luôn mệt mỏi, buồn ngủ, uể oải nguyên nhân là do đâu? Nếu bạn luôn gặp tình trạng người hay mệt mỏi buồn ngủ thì đừng chủ quan, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những vấn đề liên quan tới sức khoẻ và giải pháp khắc phục hiệu quả nhất qua bài viết ngay sau đây nhé!

Người hay mệt mỏi buồn ngủ là dấu hiệu của các vấn đề sức khoẻ

1. Nghỉ ngơi không đủ

Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến người hay mệt mỏi buồn ngủ dù là vào ban ngày. Lịch trình làm việc dày đặc, thói quen thức khuya,.. đều là những nguyên nhân gây nên sự mệt mỏi của cơ thể vào ban ngày.

Giải pháp khắc phục:

Để khắc phục tình trạng lúc nào cũng buồn ngủ và mệt mỏi, bạn cần nghỉ ngơi ít nhất 7 – 8 tiếng mỗi ngày và đặc biệt tránh xa các loại đồ uống có caffein để không bị mất ngủ vào ban đêm. Nếu bạn vẫn còn cảm thấy buồn ngủ, mệt mỏi vào ban ngày thì hãy chợp mắt từ 15 – 30 phút để giảm bớt cơn buồn ngủ và đảm bảo được sức khỏe để có thể tiếp tục hoạt động.

2. Do thiếu máu

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc thiếu máu ở cơ thể người như đến kỳ kinh nguyệt, mất máu do chấn thương, tất cả những nguyên nhân này đều gây ra tình trạng người hay mệt mỏi buồn ngủ do thiếu oxy lên não trong quá trình tuần hoàn máu và thiếu sắt. Sau đó là hiện tượng ngủ nhiều vẫn buồn ngủ, ngủ đủ giấc mà vẫn buồn ngủ, đây được coi là biểu hiện đầu tiên của hiện tượng thiếu máu não.

Giải pháp khắc phục:

Để khắc phục tình trạng người mệt mỏi uể oải, buồn ngủ, bạn cần bổ sung thêm các loại thực phẩm thúc đẩy sự sản sinh máu của cơ thể như thịt đỏ, cá hồi, hải sản, trứng gà, ngũ cốc…. hoặc trực tiếp sử dụng các loại viên uống có bổ sung sắt để giảm bớt các triệu chứng thiếu máu của cơ thể.

3. Bị ngưng thở khi ngủ

Thiếu oxy lên não, tim đập nhanh khi đang ngủ cũng là hiện tượng nhiều người mắc phải. Nó nguy hiểm là ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Đối với những người này sẽ bị ngưng thở đường hô hấp. Khi ngủ, bạn sẽ ngừng thở khoảng 8 – 10 giây, sau đó não sẽ bị đánh thức bất chợt.  Nên ở những trường hợp này, bạn ngủ hơn 8 tiếng vẫn sẽ rơi vào trạng thái ngủ say bạn vẫn sẽ cảm thấy buồn ngủ.

Giải pháp khắc phục:

Thực hiện các vài động tác thể dục hoặc các động tác Yoga kèm theo sự hít thở nhịp nhàng trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn dễ dàng chìm vào giấc ngủ ngon hơn và giảm thiểu các triệu chứng ngưng thở khi ngủ do não được cung cấp đầy đủ lượng oxy cần thiết.

4. Bị stress, căng thẳng

Tâm lý không ổn định, gặp những áp lực trong cuộc sống khiến bạn suy nghĩ, lười vận động, mất ngủ cả ngày, ngủ liên tục nhưng không sâu, ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ. Đây có thể nói là một trong những biểu hiện tâm lý ảnh hưởng nghiêm trọng đến thần kinh của bạn, về lâu dài nó còn có thể gây ra bệnh trầm cảm, tình trạng uể oải kéo dài.

Bệnh trầm cảm có những biểu hiện như người hay mệt mỏi buồn ngủ với cuộc sống, đầu óc căng thẳng, mất tập trung, buồn ngủ, ngủ ngáp nhiều. Bạn thường ngủ cả ngày nhưng vẫn buồn ngủ, có suy nghĩ tiêu cực, sụt cân, thay đổi thói quen ăn uống… Đây là căn bệnh ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý, ảnh hưởng đến cuộc sống, khi gặp các triệu chứng trên bạn nên đến bệnh viện thăm khám và điều trị ngay. 

Giải pháp khắc phục:

Đối với những người gặp phải tình trạng ảnh hưởng tâm lý ở mức độ nhẹ thì để có giấc ngủ sâu, các bạn nên để tâm lý thật thoải mái, để đầu óc được nghỉ ngơi, thư giãn, luôn nghĩ đến những điều tích cực, tốt đẹp trong cuộc sống. Từ đó mang lại cảm giác thoải mái, khắc phục được tâm lý những ảnh hưởng và khó khăn trong cuộc sống và có 1 sức khỏe tốt.

Nếu mắc bệnh trầm cảm thì bạn cần tích cực tham gia các hoạt động tập thể, luôn phải suy nghĩ tích cực, lạc quan để có hướng giải quyết tốt nhất trong mọi vấn đề. nếu bị trầm cảm ở mức độ nặng hơn thì bạn nên đến gặp bác sĩ để có phác đồ điều trị cụ thể trước khi quá muộn

5. Ăn uống kém

Người kén ăn, ăn không đúng bữa, ăn không đủ chất,… làm cho năng lượng cung cấp cho cơ thể con người bị thiếu hụt dẫn đến thiếu năng lượng. Tình trạng cơ thể suy nhược, ngủ nhiều nhưng lúc nào cũng trằn trọc cũng là một trong những biểu hiện của việc thiếu chất mà bạn cần quan tâm.

Giải pháp khắc phục:

Để có một sức khỏe thật tốt, giấc ngủ sâu thì dinh dưỡng cho cơ thể là không thể thiếu. Hãy ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn đúng giờ. Bạn không nên ăn xong đi ngủ sẽ gây khó khăn cho tiêu hóa, giấc ngủ bị ảnh hưởng và đặc biệt là ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy hãy ăn uống ngủ nghỉ khoa học để có một sức khỏe tốt, phục vụ tốt cho công việc và cuộc sống.

6. Ăn quá no

Ngược lại với nguyên nhân trên, việc ăn quá no cũng dễ dẫn đến cơ thể luôn trong trạng thái buồn ngủ, mệt mỏi do cơ thể phải tập trung toàn bộ năng lượng vào quá trình tiêu hóa thức ăn. Như vậy, dù bạn có ngủ đủ giấc nhưng vẫn buồn ngủ sau khi ăn no là điều hoàn toàn bình thường.

Giải pháp khắc phục:

Để khắc phục tình trạng uể oải, mệt mỏi và buồn ngủ, bạn không nên ăn quá no vào mỗi bữa ăn và nên đi bộ nhẹ nhàng sau khi ăn để dễ dàng tiêu hóa thức ăn nhanh chóng và giảm bớt cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ. Thêm vào đó, bạn có thể sử dụng các loại thực phẩm giúp đẩy nhanh quá trình tiêu hóa như gừng, chanh, và các loại hạt để là giảm bớt sự khó chịu của cơ thể do chứng khó tiêu mang lại.

7. Bị suy tuyến giáp

Tuyến giáp là tuyến nhỏ nằm ngay cổ có chức năng rất quan trọng trong việc trao đổi chất, chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Người mắc bệnh tuyến giáp, tuyến giáp bị suy yếu sẽ ảnh hưởng đến quá trình dẫn truyền. Không chỉ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bạn, nó sẽ gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, đau cơ, uể oải, mất tập trung, nó cũng là một trong những căn bệnh khiến người bệnh ngủ nhiều mà vẫn buồn ngủ, trằn trọc. Nếu bạn ngủ nhiều mà vẫn trằn trọc thì đừng bỏ qua căn bệnh này, hãy đi kiểm tra để đảm bảo sức khỏe của bạn vẫn ổn.

Giải pháp khắc phục:

Nếu bạn ngủ nhiều mà vẫn buồn ngủ, phát hiện ra mình bị suy giáp thì nên có chế độ ăn uống hợp lý, ăn những chất có lợi cho quá trình điều trị tuyến giáp và hạn chế những chất ảnh hưởng đến suy giáp. Với 1 tuyến giáp khỏe mạnh, giấc ngủ của bạn sẽ ngon hơn.

8. Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là do người bệnh sử dụng và ăn uống không hợp lý, không cân đối. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn một cách đáng lo ngại. Bạn sẽ sống chung với các triệu chứng như mệt mỏi, uể oải, ngủ nhiều… Đây cũng là một trong những triệu chứng của người bệnh tiểu đường, vì vậy bạn nên quan tâm đến sức khỏe của mình, nên thăm khám thường xuyên để bệnh không nặng thêm.

Giải pháp khắc phục:

Sau khi kiểm tra sức khỏe, nếu đúng như vậy, bạn hãy lên danh sách hạn chế ăn những thực phẩm có nhiều đường không nên ăn để tiêu hao cân bằng lượng đường trong máu. Khi lượng đường của bạn giảm xuống mức trung bình, giấc ngủ của bạn sẽ sâu hơn và ngon hơn.

9. Béo phì

Hầu hết những người béo phì thường ngủ trên 8 tiếng mỗi ngày. Thế nhưng họ vẫn thường cảm thấy người hay mệt mỏi buồn ngủ. Các tế bào mỡ, đặc biệt là từ vùng bụng sản sinh ra các hợp chất miễn dịch gọi là cytokine. Chúng thúc đẩy cảm giác buồn ngủ liên tục, khiến người béo phì ngủ nhiều mà vẫn buồn ngủ.

Giải pháp khắc phục:

Người béo phì nên thường xuyên luyện tập thể dục thể thao như chạy bộ, bơi lội, chơi các môn thể thao vận động để giảm lượng mỡ và giảm tình trạng mệt mỏi, uể oải. Cùng với đó là chế độ ăn uống hợp lý, chỉ ăn những thức ăn ít dầu mỡ, thức ăn có hàm lượng chất béo thấp và ăn theo chế độ giảm cân nghiêm ngặt để bạn có được số cân nặng hợp lý sẽ giúp bạn bớt buồn ngủ và mệt mỏi hơn.

10. Do mang thai

Trong thời gian đầu của thai kỳ, rất nhiều mẹ bầu cảm thấy người hay mệt mỏi buồn ngủ do mẹ bị mất một phần năng lượng để cung cấp cho quá trình phát triển của thai nhi. Thông thường, nó sẽ kéo dài trong 2 – 3 tháng đầu, từ tuần 12 trở đi thì mẹ bầu sẽ bớt mệt hơn, lúc này nhau thai đã hình thành đầy đủ và bắt đầu phát triển ổn định. 

Phụ nữ mang thai cần được nghỉ ngơi nhiều, đặc biệt đảm bảo thời gian và chất lượng giấc ngủ tốt. Vì thế nếu có thói quen ngủ muộn, ngủ ít thì ngay khi mang thai, mẹ cần thực hiện chế độ nghỉ ngơi lành mạnh. Thời gian ngủ lý tưởng cho mẹ là giấc ngủ đêm kéo dài 8 tiếng mỗi ngày, có thể thêm 30 phút nghỉ trưa. Kết hợp với chế độ dinh dưỡng đầy đủ, phù hợp sẽ giúp thai nhi hấp thụ và phát triển tốt hơn, cũng hạn chế tình trạng mệt mỏi, lờ đờ buồn ngủ do ngủ quá nhiều gây ra ở các mẹ. Ngoài ra, các thức ăn vặt như trà gừng, nước chanh, hoa quả,… cũng giúp cải thiện tình trạng nghén ngủ hiệu quả.

Bài viết trên đây đưa ra cho bạn 10 lý do cơ bản giải thích nguyên nhân tại sao người hay mệt mỏi buồn ngủ và những cách khắc phục đối với từng triệu chứng. Tuy nhiên, nếu như đã áp dụng những giải pháp thông thường mà vẫn không cảm thấy đỡ thì bạn nên đến tìm bác sĩ để sớm tìm ra nguyên nhân và giải pháp giúp cho cơ thể trở về trạng thái ban đầu. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!



Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328