back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Người phụ nữ 35 tuổi sốc khi biết mình mắc căn bệnh “càng thả càng hết trứng”

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Người phụ nữ 35 tuổi sốc khi phát hiện căn bệnh “càng thả càng hết trứng”

Sau kết hôn, cặp vợ chồng nào cũng mong muốn sớm chào đón thiên thần nhỏ chào đời, để cùng nhau yêu thương và chăm bẵm. Thế nhưng dù kết hôn 5 năm, vợ chồng chị Thúy (35 tuổi) chờ mãi vẫn chưa thấy “tin vui”.

Suốt 5 năm đó, chỉ cần nghe ở đâu có “thuốc đông, thuốc tây” tốt, vợ chồng chị đều bỏ công việc và thời gian để tìm đến. Thế nhưng, mất bao nhiêu tiền bạc và cả những sự hi vọng, con yêu vẫn chưa đến với ngôi nhà nhỏ của chị Thúy.

Chờ mãi chưa có kết quả, chị quyết định xuống Hà Nội thăm khám sức khỏe sinh sản. Bác sĩ đã phát hiện ra nguyên nhân chính gây hiếm muộn của chị Thúy đó là hội chứng suy giảm buồng trứng sớm, kết hợp hai vòi trứng thông hạn chế.

chua-co-ban-trai-da-bi-suy-giam-buong-trung-nhan-ket-qua-co-gai-om-mat-khoc-nghen-di-lam-3-nam-moi-ve-toi-sung-nguoi-nghe-con-gai-ke-1688811716-263-width660height413.jpg

Hình minh họa.

Còn bất ngờ hơn khi bác sĩ nói: “Nếu vẫn tiếp tục để thả tự nhiên, theo thời gian buồng trứng của chị Thúy sẽ suy giảm, dần hết trứng để thụ thai. Trường hợp của Thúy còn có vòi trứng thông hạn chế nên việc can thiệp sớm bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản là cần thiết”.

Thạc sĩ – Bác sĩ Hồng Hạnh (IVF Hồng Ngọc) là người tiếp nhận trường hợp của chị Thúy. Sau khi cho chị thăm khám sức khỏe cẩn thận, bác sĩ đã tư vấn cho chị về phác đồ kích thích buồng trứng nhẹ. Sau đó, chị Thúy đã quyết định thực hiện một chu trình thụ tinh ống nghiệm (IVF) với quyết tâm đón con yêu về nhà.

Quá trình kích trứng, chị Thúy thu được 5 trứng, tạo được 3 phôi ngày 5. Bác sĩ Hạnh đã động viên chị chuyển 2 phôi ngay lần đầu để tăng khả năng đậu thai. May mắn đã mỉm cười với người mẹ mong con nhiều năm: Cả 2 phôi thai đã phát triển khỏe mạnh trong tử cung, vợ chồng chị hạnh phúc vô bờ khi nhận tin thử thai báo 2 vạch.

Trong quá trình mang thai, dù bị tiểu đường thai kỳ nhưng nhờ có sự hỗ trợ của bác sĩ, chị cán đích thành công ở tuần thai thứ 38. May mắn đón cặp sinh đôi 1 trai, 1 gái.

Lấy chồng 5 năm chưa thấy mang bầu, người phụ nữ 35 tuổi sốc khi biết mình mắc căn bệnh "càng thả càng hết trứng" - Ảnh 2.

Chị Thúy hạnh phúc bên cặp song sinh mới chào đời.

Bây giờ, được ôm con trong tay. Chị vẫn chưa thể nào quên từng khoảnh khắc của những lần thất vọng rồi lại hi vọng. 5 năm hiếm muộn tạo nên cho vợ chồng chị Thúy quá nhiều cảm xúc và khát khao, may mắn nhờ vào sự phát triển của y học, họ đã đón được con yêu về nhà – niềm vui mà họ tưởng chừng sẽ không bao giờ đạt đến.

Suy giảm buồng trứng – căn bệnh của chị Thúy là gì?

Suy giảm buồng trứng sớm là hiện tượng buồng trứng giảm chức năng ở những phụ nữ sau tuổi dậy thì và trước tuổi 40, biểu hiện thường thấy là bất thường về chu kỳ kinh như thiểu kinh hoặc không có kinh, kéo theo giảm khả năng sinh sản.

Các dấu hiệu của việc giảm chức năng buồng trứng có thể bao gồm: rối loạn kinh nguyệt kéo dài, thay đổi về màu sắc và lượng kinh nguyệt, mất ngủ, chóng mặt, buồn nôn, giảm ham muốn tình dục, da nhăn nheo, ngực xệ, tóc mỏng và gãy rụng, giảm trí nhớ, khô âm đạo, đau rát khi quan hệ tình dục…

Phụ nữ khi phát hiện mình có bất cứ dấu hiệu bất thường nào phía trên nên đi khám càng sớm càng tốt để được kịp thời điều trị.

Lấy chồng 5 năm chưa thấy mang bầu, người phụ nữ 35 tuổi sốc khi biết mình mắc căn bệnh "càng thả càng hết trứng" - Ảnh 3.

Suy giảm buồng trứng sớm là hiện tượng buồng trứng giảm chức năng.

Tình trạng suy giảm buồng trứng này cũng có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như lo âu, khô mắt, bệnh tuyến giáp, loãng xương và bệnh tim mạch do sự thiếu hụt hormone sinh dục, đặc biệt là estrogen.

Nguyên nhân gây suy giảm chức năng buồng trứng:

– Do các vấn đề về thay đổi nhiễm sắc thể.

– Hóa trị và xạ trị cũng là những nguyên nhân gây hại cho vật liệu di truyền trong tế bào và có thể gây suy buồng trứng.

– Bệnh tự miễn: Khiến hệ thống miễn dịch tạo ra kháng thể chống lại mô buồng trứng của chính mình.

– Các độc tố từ khói thuốc, hóa chất, thuốc trừ sâu cũng có thể đẩy nhanh quá trình này.

– Giảm cân quá mức và tình trạng căng thẳng kéo dài cũng có thể gây rối loạn chức năng thần kinh thực vật và làm giảm chức năng buồng trứng.

– Sức khỏe tinh thần và áp lực công việc cũng có thể gây ra suy giảm chức năng buồng trứng.

– Cuối cùng, phẫu thuật có thể tác động đến buồng trứng hoặc vòi trứng và làm thay đổi số lượng trứng.

Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328