Rằm tháng giêng là gì?
Rằm tháng giêng hay còn được gọi là Tết Nguyên Tiêu là một trong các ngày lễ lớn tại Việt Nam. Theo tiếng Hàn, “Nguyên” là thứ nhất, còn “tiêu” là đêm, “Nguyên tiếu” có nghĩa là đêm rằm tháng giêng đầu tiên của năm.
Nguồn gốc của ngày Tết Nguyên Tiêu
Ngày Tết Nguyên Tiêu tại Việt Nam được bắt nguồn từ Trung Quốc. Tương truyền rằng vào thời Hán, tại Trung Quốc, đúng ngày rằm tháng Giêng, một cung nữ có ý nguyện muốn thăm cha mẹ nhưng không được bề trên đồng ý. Vì quá đau buồn và nhớ thường nên cung nữ đã có ý định gieo mình xuống giếng để tự vẫn. Quá cảm dộng trước tình cảm mà cung nữ dành cho cha mẹ nên một vị quan đã nghĩ cách để giúp cô. Ông tâu lên vua rằng ngày 16-1, thiên binh sẽ sai hỏa thần xuống thiêu rụi kinh thành, vì vậy, để tránh hỏa hoạn xảy ra, tất cả mọi người đều phải treo đèn lồng trước cửa.
Theo lệnh vua, nhà nhà đều tuân theo. Lợi dụng trong lúc mọi người mải ngắm đèn, cô gái đã trở về thăm cha mẹ mà không bị ai phát hiện.
Ý nghĩa của ngày Tết Nguyên Tiêu?
Người dân Việt Nam thường có câu “Cúng cả năm không bằng Rằm Tháng Giêng” bởi đây là một ngày lễ vô cùng quan trọng. Vào ngày Rằm đầu tiên của năm mới, nhà nhà đều chuẩn bị những mâm cơm để dâng lên ông bà, tổ tiên, thể hiện lòng thành kính, tưởng nhớ đến những người đã mất và cầu mong cho năm mới mưa thuận, gió hòa, gia đình hạnh phúc, an khang, thịnh vượng.
Tết nguyên Tiêu năm nay vào ngày nào dương lịch
Tết Nguyên Tiêu năm Giáp Thìn rơi vào ngày 24 tháng 2 năm 2024.
Các hoạt động trong ngày Tết Nguyên Tiêu
Tùy vào phong tục tập quán của từng quốc gia mà vào ngày Tết Nguyên Tiêu, các hoạt động tại các nơi cũng khác nhau. Ở Trung Quốc, vào ngày Tết Nguyên Tiêu mọi người thường ăn bánh màn thầu, há cảo,…để cầu mong cho gia đình năm mới ấm no, hạnh phúc. Còn tại Việt Nam, mọi người lại chuẩn bị dân lên tổ tiên mâm cỗ, lau dọn ban thờ, nhưng lưu ý là tránh để đỗ vỡ.
Một vài lưu ý khi cúng Rằm Tháng Giêng
- Khi chuẩn bị mâm cỗ cúng Rằm Tháng Giêng, cần đặc biệt lưu ý mâm cỗ phải có đầy đủ hương, hoa, quả, trà, bánh. Hương phải thơm, hoa phải thật, không kiêng loại quả gì nhưng nên chuẩn bị theo số lượng 3, 5 hoặc 7, mâm cỗ nên chuẩn bị đồ chay, bánh có thể là bánh chưng, bánh giày, bánh bao, bánh cốm,…
- Trước khi thắp hương, việc quan trọng nhất là lau dọn sạch sẽ bàn thờ. Bụi bẩn có thể được lau sạch, nhưng đừng di chuyển những bát hương.
- Trang phục lịch sự và chỉnh tề là điều không thể thiếu khi thắp hương. Tránh mặc quần áo rách rưới, hở hang.
- Khi chọn loại nhang hương, cần phải cẩn thận. Ưu tiên những loại hương nhẹ nhàng và đảm bảo chất lượng, tránh những loại dễ bị ẩm và mất mùi khi đang thắp.
- Việc thắp hương thường đi kèm với việc cúng lễ. Không cần phải quá phô trương, tuỳ thuộc vào khả năng kinh tế mỗi gia đình.
- Trong quá trình thắp hương, tránh nói tục và chửi bậy để tránh những hậu quả không mong muốn.
- Người đứng cúng, tức là người trực tiếp thắp hương lên bàn thờ, cần tuân thủ nguyên tắc thanh tịnh từ đêm 14 âm lịch trước. Việc thắp hương một hoặc nhiều nén cũng cần được thực hiện đúng phong tục.
- Thường thì, mọi người sẽ sử dụng số lẻ như 3, 5, 9 tùy thuộc vào không gian và mục đích cúng.
- Một nến hương được gọi là “Bình An”, thường dùng để thờ cúng hàng ngày. Ba nến hương được gọi là “Tam Bảo Hương”, thường được sử dụng để bảo vệ gia đình và đánh đuổi tai ương.
- Số lượng nến hương cũng có ý nghĩa riêng biệt, ví dụ như thắp 5 nến khi cầu cúng tiền tài, 7 nến để mời gọi thiên thần, và 9 nến dành cho lễ cúng lớn.
- Tuy nhiên, không nên sử dụng quá nhiều nến hương, nhất là 9 nến, tại bàn thờ gia đình để tránh sự lãng phí không cần thiết.
Ý nghĩa của Bông hồng cài áo trong ngày lễ Vu Lan