back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

NGUY CƠ NGỘ ĐỘC VÀ TỬ VONG TỪ THỊT CÓC

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Theo quan niệm của đông y, Thịt cóc được dùng làm thực phẩm bổ dưỡng cho người già; hỗ trợ, tăng cường dinh dưỡng sau ốm dậy; hỗ trợ điều trị trẻ em suy dinh dưỡng, chán ăn, chậm lớn, còi xương, cam tích, lở ngứa… dưới dạng ruốc, bột hoặc thịt tươi dùng để nấu cháo, làm chả cóc… Hiện tại cũng có nhiều gia đình coi cóc như thần dược hỗ trợ trong điều trị còi xương, biếng ăn. Tuy nhiên thịt cóc có thật sự tốt như lời đồn không? Bác sỹ dinh dưỡng tại phòng khám dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh sẽ chia sẻ với các mẹ nhằm cung cấp thêm những kiến thức bổ ích về việc sử dụng thịt cóc cho trẻ trong hỗ trợ điều trị còi xương, biếng ăn.

1.  Giá trị dinh dưỡng trong thịt cóc

Theo các chuyên gia dinh dưỡng hiện đại, thịt cóc giàu đạm, kẽm (100gr bột cóc có 55,4g đạm và 65mg kẽm). Tuy nhiên, ngoài đạm và kẽm, thịt cóc không có thêm bất cứ thành phần dinh dưỡng nào khác. Trong khi đó, lượng đạm trong thịt cóc so với thịt lợn, gà, ếch thì không nhiều hơn. Ngoài ra, lượng kẽm có trong thịt cóc cũng ít hơn hải sản (sò, hến, hàu). Lượng canxi, vitamin D thì cũng rất nghèo nàn, trong khi nguyên nhân chủ yếu còi xương ở trẻ là do không hấp thu được canxi và vitamin D.

2.  Độc tố trong thịt cóc

Một số bộ phận của con cóc như gan, trứng, da, mủ, mắt, hạch thần kinh (dọc hai sống lưng) chứa rất nhiều độc tố bufotoxin, có thể gây tử vong rất cao trong thời gian rất ngắn. Ngoài ra, ở một số con cóc còn chứa độc tố tetrodotoxin tăng thêm nguy hiểm khi cho trẻ ăn. Chưa kể, độc tố của thịt cóc không hề bị phân hủy ở nhiệt độ cao như nấu sôi, chiên xào…

3.  Nguyên nhân dẫn đến ngộ độc cóc

–  Ăn cả gan và trứng cóc

–  Không biết cách chế biến để loại bỏ hết da, nội tạng cóc, khiến cho độc tốt lẫn vào cơ của cóc

4.  Triệu chứng ngộ độc

–  Chướng bụng, đau bụng trên rốn kèm theo nôn mửa dữ dội.

–  Có thể bị tiêu chảy, hồi hộp, đánh trống ngực, tim đập nhanh, sau đó loạn nhịp tim, rung thất, Block nhĩ – thất, truỵ tim mạch.

–  Huyết áp lúc đầu cao sau đó tụt

–  Rối loạn cảm giác (đau như kim chích ở đầu ngón tay, chân, tê môi), chóng mặt, ảo giác, vã mồ hôi lạnh, tăng tiết nước bọt, có thể khó thở, ngừng thở, ngừng tim; bí đái, thiểu niệu, vô niệu và nặng dẫn đến suy thận cấp.

–  Nếu nhựa cóc bắn dính vào trực tiếp niêm mạc mắt xuất hiện bỏng rát, phù nề niêm mạc…

5.  Xử trí khi ngộ độc thịt cóc

Chủ yếu là điều trị triệu chứng, phát hiện sớm thì gây nôn và chuyển ngay đến bệnh viện xử lý để tránh tử vong do ngộ độc thịt cóc gây ra.

6.  Phòng ngộ độc

Tốt nhất và an toàn nhất là không ăn cóc và sản phẩm tự chế biến từ cóc. Nhưng nếu vẫn muốn sử dụng cóc làm thực phẩm thì tuyệt đối không ăn trứng và gan cóc. Trong quá trình chế biến, tuyệt đối không để  da cóc, nội tạng cóc, nhựa cóc lẫn vào cơ cóc hay thịt cóc.

LỜI KẾT: Như vậy, trên thực tế thịt cóc không phải là thần dược hỗ trợ trẻ trong việc điều trị bệnh còi xương, biếng ăn như dân gian vẫn đồn thổi, vì vậy để an toàn cho bản thân thì không nên ăn thịt cóc và các chế phẩm từ cóc.

BS. Hoàng Ngọc Anh, Phòng khám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội – 70 Nguyễn Chí Thanh

Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328